Kim quỹ yếu lược phương luận
Phần mở đầu
Trương Trọng Cảnh đã viết “Thương Hản Tạp Bệnh Luận” gồm mười sáu tập. Nhưng hiện tại, chỉ có mười tập “Thương Hàn Luận” được truyền lại, cuốn sách về tạp bệnh của ông vẫn chưa được tìm thấy, một hoặc hai trong số đó đã được đề cập đến trong nhiều đơn thuốc khác nhau. Vào một ngày, Vương Chu, một học giả hàn lâm, ở trong gian hàng, ông tìm thấy ba tập {Kim Quỹ Ngọc Hàm Yếu Lược Phương} của Trọng Cảnh đã bị mối mọt: Phần thượng thảo luận về chẩn đoán bệnh thương hàn, phần trung thảo luận tạp bệnh, phần dưới ghi những bài thuốc và cách chữa bệnh cho phụ nữ, sách chỉ được lưu truyền trong phạm vi hạn hẹp của một số gia tộc. Với những cặp đôi phương chứng phù hợp, khi thực hành với bệnh nhân thì thu được hiệu quả như thần. Tuy nhiên hoặc có chứng mà không có phương, hoặc có phương mà không có chứng, thì việc cứu tật trị bệnh vẫn chưa được hoàn bị.
Triều đình ra lệnh cho các quan lại sửa chữa sách y, quần thần trước tiên chỉnh sửa {Thương Hàn Luận}, sau đó sửa lại {Kim quỹ ngọc hàm kinh}, và bây giờ lại sửa thành cuốn sách này, vẫn dùng phương pháp tìm kiếm phương dược theo sau hội chứng, để khi cần có thể dễ dàng kiểm tra và sử dụng. Lại cũng tiến hành thu thập các phương dược rải rác ở nhiều trường phái khác nhau và gắn chúng vào cuối mỗi chương để mở rộng phương pháp điều trị bệnh. Bởi vì các chuyên luận về bệnh thương hàn có nhiều chữ viết tắt, nên đã được cắt bỏ từ phần tạp bệnh đến những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống. Tất cả 25 bài viết được kết hợp với 262 bài thuốc ngoại trừ các bài trùng lặp, và được biên soạn thành ba tập: Thượng, trung và hạ. vẫn được gọi là {Kim Quỹ Phương Luận} Nhiều người thường đọc {Nguỵ Chí Hoa Đà truyện} và cho rằng cuốn sách có thể cứu sống người bệnh, nhưng cũng nhiều người cho rằng phương pháp điều trị bệnh của Hoa Đà thường rất kỳ quái, không hợp với kinh thư của thánh nhân. Quần thần cho rằng nói đến tác dụng cứu người tất phải nói đến y thư của Trọng Cảnh. Thật tuyệt vời ! Thánh luật Thần Nông trong ngày tốt lành. Hoàng đế tôn kính đã kế thừa uy quyền to lớn , nuôi dưỡng trăm họ , ban hành phương thư, cứu trợ tật khổ , khiến hoà khí tràn đầy, vạn vật sẽ mãi mãi hòa hợp.
Lời nói đầu
Cuốn sách 《Kim Quỹ Yếu Lược Phương Luận》được viết bởi Trương Trọng Cảnh, một nhà y học nổi tiếng thời Đông Hán, đây là cuốn sách biện chứng luận trị tạp bệnh sớm nhất của nước ta, nhưng y thư là văn bản cổ xưa nên không dễ giảng giải, khó để có thể nắm bắt được toàn cảnh và lĩnh hội được tinh tuý của y thư nếu không kèm theo lời giải thích. Vì mục đích này, khi biên soạn 《Kim Quỹ Yếu Lược Tường Giải》chúng tôi đã tham khảo chú thích của các nhà bình luận có liên quan, đồng thời kết hợp kinh nghiệm giảng dạy và lâm sàng của chính mình để đưa ra phân tích và mô tả sâu hơn về bản gốc. Khi giải nghĩa văn bản gốc, chúng tôi cố gắng giải thích nguyên nhân, cơ chế và đặc điểm hội chứng của bệnh dựa theo quy luật khách quan và cùng với quy luật truyền biến của bệnh. Tuân theo phương pháp tư duy của Trương Trọng Cảnh về biện chứng luận trị, để giải thích về quy luật biện chứng, lập trị pháp và xử phương dụng dược của《Kim Quỹ Yếu Lược Phương Luận》. Để khám phá sâu hơn tư tưởng học thuật của Trương sư, những tư tưởng chiến lược và ý nghĩa của cuốn sách được chỉ ra khi diễn giải văn bản gốc. Về một số điều văn, phụ phương là nghi vấn của người xưa, qua tìm hiểu và nghiên cứu văn bản, chúng tôi đã đưa ra một số giải thích và chỉnh sửa cần thiết để cùng độc giả tham khảo.
Cuốn sách gốc 《Kim Quỹ Yếu Lược Phương Luận》có tổng cộng 25 chương, chương đầu tiên là 《Tạng phủ kinh lạc tiên hậu bệnh mạch chứng》Trình tự bệnh mạch chứng của các cơ quan nội tạng và kinh mạch, tương đương với phần giới thiệu chung của toàn bộ cuốn sách; Chương thứ hai
《Kính Thấp Yết bệnh mạch chứng》đến chương thứ mười bảy 《Ẩu thổ Uế Hạ Lợi Bệnh Mạch Chứng Trị》thảo luận rộng rãi về các khía cạnh khác nhau của nội khoa.
Chương 18 《Sang Ung Tràng Ung Tẩm Dâm Bệnh Mạch Chứng Tính Trị》thảo luận về các bệnh ngoại khoa; Chương 19 《Phu Quyết Thủ Chỉ Tý thũng chuyển cân Âm cô sán Vưu Trùng Bệnh Mạch Chứng Trị》thảo luận về một số bệnh và hội chứng rất khó để tóm tắt. Chương 20 đến 22 thảo luận về bệnh phụ khoa, có tổng cộng 396 điều văn trong 22 bài trên liên quan đến bệnh tật ở khoa này. Ngoài phần giải thích còn kèm theo chú thích và hồ sơ bệnh án tương ứng. Ba bài viết cuối cùng được thảo luận là《Tạp Bệnh Phương》 và 《Cầm Thú Ngư Trùng Cấm Kỵ Tính Trị》, 《Quả Thực Thái Cốc Cấm Kỵ Tính Trị》
Tuy nhiên, do hạn chế của điều kiện lịch sử, nguyên tác của Trọng Cảnh không tránh khỏi pha trộn một số mê tín phong kiến nhất định, đặc biệt là ở ba chương cuối, nhiều chương vẫn cần phải bàn luận. Xét thấy nó vẫn có giá trị tham khảo nhất định cho việc nghiên cứu vệ sinh thực phẩm cũng như công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm ở nước ta xưa nên chưa hề rút gọn, mong rằng độc giả sẽ tuân theo những nguyên tắc “Cổ vi kim dụng” (古为今用) quá khứ phục vụ hiện tại và “Thôi trần xuất tân” (推陈出新) Bỏ cặn bã, giữ tinh hoa phát triển theo hướng mới.
Chính sách là loại bỏ những điều thô sơ và chọn lọc những điều thiết yếu, đồng thời đọc một cách phân tích và phê phán.
Do trình độ còn hạn chế nên cuốn sách này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của độc giả.
Biên tập viên
1983 tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh
Trường Xuân Nguyễn Nghị dịch