Kinh nguyệt không điều hoà
Bất cứ cải biến nào của một trong bốn phương diện gồm: Kỳ, lượng, sắc, chất của kinh nguyệt, thì đều được gọi là kinh nguyệt không điều hoà “月经不调”. Thường gặp trên lâm sàng có: Kinh nguyệt trước kỳ, kinh nguyệt sau kỳ, kinh nguyệt trước sau vô định kỳ và kinh nguyệt quá nhiều và kinh nguyệt quá ít.
Những cải biến của khí hậu, địa lý, hoàn cảnh bên ngoài, biến hoá của sinh hoạt tập quán, tinh thần, tình cảm không ổn định đều có thể ảnh hưởng đến quy luật bình thường của kinh nguyệt. Nhưng nếu ngẫu nhiên kinh nguyệt thất thường 1~2 lần rồi lại trở lại bình thường thì chưa luận là bệnh.
Bệnh này chủ yếu do các nhân tố bên trong và bên ngoài như ưu uất, giận dữ, ưu tư; Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, lạnh, trong thời gian hành kinh cảm thụ hàn thấp, không giữ vệ sinh, hoặc do nhiều bệnh hoặc bệnh đã lâu, dẫn đến khí huyết không điều hoà, công năng tạng phủ rối loạn, hai mạch xung và nhâm bị tổn thương mà thành bệnh.
Chẩn tra các điểm chính
1/ Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường vào khoảng trên dưới 28 ngày. Nếu sớm hoặc trễ hơn 7 ngày trở lên thì thuộc kinh nguyệt trước kỳ hoặc trễ kỳ; Khi trước kỳ, khi sau kỳ thì thuộc kinh nguyệt vô định kỳ; Như kinh lượng rất nhiều, thời gian hành kinh vượt quá 7 ngày thì thuộc kinh nguyệt quá nhiều; Nếu lượng kinh nguyệt quá ít, một đến 2 ngày là hết thì thuộc kinh nguyệt quá ít.
2/ Nếu kinh nguyệt quá nhiều thì nên kiểm tra phụ khoa để loại trừ có hay không bệnh biến có tính khí chất như u xơ cơ tử cung; Kiểm tra số tiểu cầu trong máu, và thời gian đông máu, để quan sát tình huống đông máu có bình thường hay không?
3/ Với lượng kinh quá ít, cần tìm hiểu xem có bị lao nội mạc tử cung hay không, bần huyết hoặc các bệnh có tính tiêu háo mạn tính.
Phương pháp điều trị
1/ Biện chứng luận trị
Thường dựa theo đặc điểm của kinh nguyệt để tiến hành biện chứng. Căn cứ kỳ, lượng để phân biệt hàn nhiệt, căn cứ sắc, chất để phân biệt hư thực. Đồng thời còn cần phải kết hợp chứng trạng toàn thân để tiến hành phân tích.
Kinh nguyệt trước kỳ lượng nhiều, sắc hồng hoặc đỏ tía, chất dính thuộc huyết nhiệt (máu nóng), sắc nhạt, chất loãng thuộc khí hư. Kinh nguyệt trước kỳ lượng ít, sắc hồng chất lỏng thì thuộc hư nhiệt. Kinh nguyệt trễ kỳ lượng ít, sắc nhạt chất loãng thuộc khí huyết hư; Sắc tím chất loãng thuộc hư hàn; Sắc nhạt chất dính thuộc đàm thấp; Sắc đen có lẫn hòn khối, chất dính, thuộc khí trệ huyết ứ. Kinh nguyệt sớm trễ vô định (tiên hậu vô định kỳ) hay còn gọi là khi sớm khi trễ, lượng kinh hoặc nhiều hoặc ít, chất loãng, hoặc màu hồng sẫm, chất dính thuộc can uất.
Nguyên tắc điều trị: Chủ yếu là điều chỉnh khí huyết để điều hoà kinh nguyệt, đồng thời nên chú ý điều trị trong giai đoạn kinh kỳ, như do bệnh mà kinh nguyệt không điều hoà thì trước tiên phải điều trị bệnh, nếu vì kinh nguyệt không điều hoà mà phát bệnh thì phài điều hoà kinh nguyệt trước.
I/ Kinh nguyệt trước kỳ (sớm)
1/ Hội chứng huyết nhiệt Kinh nguyệt đến sớm, lượng kinh nhiều, sắc hồng sẫm, chất dính, có hòn cục, bực bội khát nước, rêu lưỡi vàng, mạch sác có lực.
Trị pháp: Thanh nhiệt lương huyết (trừ nhiệt mát máu)
Xử phương : Thang Kinh cầm tứ vật gia giảm. Đương quy 12g, Xích thược 12g, Sinh địa 15g, Hoàng cầm 6g, Kinh giới 6g, Đan bì 8g.
Gia giảm:
Nếu kinh nguyệt chất lỏng, lưng đau ê ẩm, có triều nhiệt (sốt nhẹ vào giờ thân (15h~17h), chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác (biểu hiện của hư nhiệt), có thể khứ Kinh giới, Hoàng cầm; Châm chước gia Địa cốt bì 8g, Thanh hao 12g, Huyền sâm 12g, Mạch đông 12g.
2/ Hội chứng khí hư Kinh hành trước kỳ, lượng kinh nhiều, màu nhạt chất lỏng, tinh thần mỏi mệt, yếu sức, hơi thở ngắn, ngại nói, chất lưỡi nhạt, mạch hoãn.
Trị pháp: Bổ khí nhiếp huyết
Xử phương: Cử nguyên tiễn gia giảm. Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Bạch thược mỗi vị 12g, Thăng ma 6g, chích Cam thảo 4g, Kinh giới sao đen 12g, Mẫu lệ nướng 20~40g.
II/ Kinh nguyệt trễ kỳ
1/ Hội chứng huyết hàn
Kinh hành trễ kỳ, lượng kinh ít, sắc hồng tối, có huyết khối, bụng dưới đau lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
Trị pháp: Ôn kinh tán hàn.
Xử phương: Ôn kinh thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Huyền hồ, Nga truật, Ngưu tất mỗi vị 12g, Xuyên khung 6g, Nhục quế 4g, Ngô thù 4g.
Gia giảm:
Thiên về hư hàn, kèm theo các chứng trạng như đầu vựng, eo lưng đau ê ẩm, sợ lạnh, tay chân không ấm áp, lưỡi nhạt, mạch tế, khứ (bỏ) Xích thược, Nga truật, châm chước gia Thục địa 12g, Trần ngải diệp 6g, Tiên mao12g, Tiên linh tỳ 12g (cũng là vị Dâm dương hoắc).
2/ Hội chứng huyết hư Kinh hành trễ kỳ, lượng kinh ít màu kinh nhạt, chất lỏng, không có huyết khối, sắc mặt bn vàng héo, đầu óc tối tăm, hoa mắt, hồi hộp, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng. mạch tế nhược.
Trị pháp: Ích khí dưỡng huyết điều kinh.
Xử phương: Thang Nhân sâm dưỡng vinh gia giảm. Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Bạch truật, Phục linh, Viễn chí mỗi vị 12g, Nhục quế 6g, chích Cam thảo 4g.
3/ Hội chứng khí trệ huyết ứ Kinh hành trễ kỳ, lượng kinh ít, màu kinh ảm đạm, có hòn khối nhỏ, bụng dưới đau trướng, tinh thần uất ức, lồng ngực phiền muộn không thoải mái, chất lưỡi tím ảm đạm, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.
Trị pháp: Hành khí hoạt huyết.
Xử phương: Thang Huyết phủ trục ứ gia giảm. Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Ngưu tất, Hương phụ, Huyền hồ mỗi vị 12g, Xuyên khung 6g, Chỉ xác 8g, Mộc hương 4g
III/ Kinh nguyệt tiên hậu vô định kỳ (kinh hành sớm trễ bất định) Chứng can uất có kinh nguyệt hoặc sớm hoặc trễ, lượng kinh hoặc nhiều hoặc ít, sắc kinh ảm đạm có huyết khối, ngực căng trướng, lồng ngực phiền muộn, đau cạnh sườn, đau trướng ở bụng dưới, rêu lưỡi bình thường, mạch tế huyền.
Trị pháp: Sơ (tiết) can giải uất, hoà huyết điều kinh.
Xử phương: Tiêu dao tán gia giảm. Đương quy, Xích thược, Uất kim, Huyền hồ mỗi vị 12g, Sài hồ 4~6g, Thanh bì 6~12g, Trần bì 6~12g.
Gia giảm:
Nếu màu kinh nhạt, bn mỏi mệt, ít nói, phân lỏng nát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch hoãn vô lực, châm chước gia Bạch truật 12g, Phục linh 15g, Biển đậu 12g
2/ Sử dụng thành dược
Loại hình khí huyết lưỡng hư có thể sử dụng các thành dược sau:
Ích mẫu bát trân hoàn uống theo toa hướng dẫn.
Nhân sân dưỡng vinh hoàn theo toa
Quy tỳ hoàn
Phụ khoa thập vị phiến
Trong đó Quy tỳ hoàn thích hợp với trường hợp khí hư nhiều.
Tứ chế hương phụ hoàn thích hợp với loại hình khí trệ
Tiêu dao hoàn phù hợp với hội chứng can uất.
Gia vị tiêu dao thích hợp với hội chứng uất nhiệt.
Ngải phụ ái cung hoàn thích hợp với hội chứng hư hàn.
IV/ Liệu pháp lý tuyến (cấy chỉ)
Huyệt vị cấy chỉ: Trung cực thấu Quan nguyên Thận du Tam âm giao Tỳ du
V/ Liệu pháp châm cứu
Thể châm: Khí hải Quy lai Tam âm giao
Kinh trễ, gia cứu Mệnh môn, Thần khuyết; Kinh sớm, gia Huyết hải, Thái xung; Kinh nguyệt tiên hậu bất định, Túc tam lý.
Nhĩ châm: Tử cung Nội phân bí Noãn sào Thận.