Đau đầu do mạch máu
Đau đầu do mạch máu đề cập đến những cơn đau đầu liên quan đến rối loạn mạch máu.
Bao gồm:
① Bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ cấp tính: Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; Bệnh mạch máu não do huyết khối.
② Máu tụ nội sọ: Máu tụ dưới màng cứng; Máu tụ ngoài màng cứng.
③ Xuất huyết dưới thù võng mạc.
④ Mạch máu dị dạng chưa vỡ: Dị dạng động tĩnh mạch; chứng phình động mạch trong nang.
⑤ Viêm động mạch: Viêm động mạch tế bào khổng lồ; Viêm mạch máu hệ thống khác;Vviêm động mạch nội sọ nguyên phát.
⑥ Đau động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống: Tắc nghẽn động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống; Đau động mạch cảnh (nguyên phát); đau đầu sau khi cắt bỏ nội mạc động mạch.
⑦ Hình thành huyết khối tĩnh mạch.
⑧ Tăng huyết áp động mạch: Phản ứng cấp tính với các chất ngoại sinh; U tế bào ưa crôm; Tăng huyết áp ác tính; tiền sản giật và sản giật.
⑨Đau đầu liên quan đến các bệnh lý mạch máu khác.
Tham khảo tư liệu:
Đau đầu do bệnh mạch máu não được chia thành mấy loại, đặc điểm của đau đầu do xuất huyết não là gì, cơ sở chẩn đoán là gì?
Nhức đầu do bệnh mạch máu não được chia thành hai loại.
(1) Bệnh mạch máu não xuất huyết (xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện). (2) Bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, nhồi máu não).
Đặc điểm của nhức đầu do xuất huyết não là có thể gây đau đầu dữ dội ở giai đoạn đầu chảy máu, lúc này vị trí và tính chất của cơn đau đôi khi có thể tùy thuộc vào vị trí và lượng máu chảy ra, có cảm giác đau trướng theo nhịp đập ở phần chẩm và thái dương cùng bên kèm theo lợm giọng, ẩu thổ. Nếu máu đi vào khoang dưới nhện hoặc não thất, cơn đau đầu sẽ trầm trọng hơn, biểu hiện là đau dữ dội lan tỏa khắp đầu, thường kèm theo sốt và co giật. Đau đầu thường gặp nhất ở bệnh nhân xuất huyết tiểu não. Xuất huyết bao trong và xuất huyết cầu não xảy ra nhanh chóng nên đau đầu hiếm khi là triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
Cơ sở chẩn đoán chính là: ① Người trên 50 tuổi bị tăng huyết áp và xơ cứng động mạch. ②Bệnh khởi phát đột ngột khi hoạt động thể chất hoặc khi hưng phấn. ③ Bệnh tiến triển nhanh chóng, ở giai đoạn đầu xuất hiện các triệu chứng tăng áp lực nội sọ như nhức đầu, nôn mửa, rối loạn ý thức xảy ra rất nhanh. ④Có dấu hiệu khu trú của hệ thần kinh. ⑤ Dịch não tủy có máu và áp lực nội sọ tăng cao. ⑥ Được xác nhận bằng chụp CT và MRI.
Đông y chữa đau đầu do cao huyết áp và xơ cứng động mạch não như thế nào?
Những cơn đau đầu do cao huyết áp và xơ cứng động mạch não thường nằm ở phía sau đầu hoặc huyệt thái dương hai bên, chứng đau đầu này thường nặng, âm ỉ hoặc đau trướng, đau theo mạch đập, đặc biệt là vùng sau gáy có cảm giác mạch đập rất rõ rệt. Nhiều bệnh nhân thường bị đau đầu rõ nhất vào buổi sáng thức dậy, đỡ hơn sau khi rửa mặt hoặc ăn sáng và nặng hơn sau khi hoạt động gắng sức hoặc khi tinh thần mệt mỏi, thường kèm theo các chứng trạng như chóng mặt, nặng đầu, có tiếng ông ổng trong não, ù tai, mất ngủ, vội vã, không tập trung, dễ mệt mỏi và giảm trí nhớ.
Loại hình can dương thượng kháng (hưng phấn) : Có biểu hiện như nhức đầu, trướng đầu, mặt hồng mắt đỏ, nóng nảy bực bội, miệng khô muốn uống, đại tiện khô, nước tiểu ngắn màu vàng, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi vàng nhờn, Chất lưỡi đỏ sậm.
Trị pháp: Thanh nhiệt tả hỏa giảm đau
Xử phương: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm. Thiên ma, Câu đằng, Đạm tử cầm, Cúc hoa mỗi vị 10g, Thạch quyết minh 15g, Cương tàm 12g, Đỗ trọng 12g, Tang ký sinh 15g, Long đảm thảo 6g, Cam thảo 6g;
Loại hình âm hư hỏa vượng: Ngoài chứng trạng đau đầu, còn có các chứng trạng như chóng mặt, trống ngực, mất ngủ, hay quên; Rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi thiên về màu hồng, mạch huyền tế.
Trị pháp: Tư âm giáng hỏa thanh khiếu.
Xử phương: Sinh địa, Thạch hộc, Sa sâm mỗi vị 15g, Nữ trinh, Đan bì, Trạch tả, Huyền sâm mỗi vị 12g, Mẫu lệ 30g, Bá tử nhân 10g, Xuyên khung 10g, Cát căn 24g.
Loại hình âm dương lưỡng hư: Có các biểu hiện gồm đau đầu chóng mặt, mặt hồng trống ngực, mất ngủ hay mơ, tiểu đêm nhiều lần, khi hoạt động thở gấp, tứ chi lạnh và yếu, mạch huyền tế, rêu lưỡi trắng nhờn, chất lưỡi nhạt.
Trị pháp: Dưỡng âm bổ thận lợi não.
Xử phương: Thang Nhị tiên gia giảm, Tiên linh tỳ, Ba kích thiên, Sinh địa, sinh Bạch thược mỗi vị 15g, Hoàng bá, Tri mẫu, Đương quy, Xuyên khung, Diên hồ sách mỗi vị 10g, sinh Cam thảo 6g.
Châm cứu: Bách hội, Phong trì, Túc tam lý, Thái xung, Khúc trì, Tam âm giao, Nội quan, Nhân nghênh, Hà gian, Dương lăng tuyền, cân nhắc chọn từ 3~5 huyệt, kích thích mạnh, lưu kim 20 phút, mỗi ngày châm 1 lần. Nếu thuộc âm hư dương kháng, có thể dùng Tâm du,. Cách du, Dũng tuyền, Thái khê, Trung phong, bình bổ bình tả, cách ngày 1 lần.
Chữa đau đầu do tai biến mạch máu não bằng y học cổ truyền như thế nào?
Tai biến mạch máu não, như chúng thường được gọi, bao gồm xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện (thù võng mạc hạ xoang), huyết khối não, tắc mạch não, v.v. Những bệnh này đều gây đau đầu ở các mức độ khác nhau khi bệnh khởi phát.
Trị pháp: Ninh huyết giảm đau, tiềm dương ích thận
Xử phương: Tiên hạc thảo 30g, Câu đằng 30g, Thạch quyết minh, Diên hồ sách, sinh Bạch thược, Sinh địa, Kỷ tử mỗi vị 15g, Cam thảo, Phòng phong, Xuyên khung mỗi vị 10g, Bạch chỉ 9g, Tam thất 3g.
Đau đầu do thiếu máu cục bộ là chứng đau đầu do huyết khối não và tắc mạch não.
Trị pháp: Hoạt huyết hóa đàm, thanh khiếu thông lạc là chính , phụ là bổ thận.
Xử phương: Xuyên khung 12g, Đan sâm 30g, Cát căn 30g, Hồng hoa 10g, Quế chi 6g, Đương quy 10g, Hoàng kỳ sống 15g, Thục địa 15g, Uất kim 10g, Thạch xương bồ 6g, Ngô công 1 con, Hồng táo 15g.
Đối với những người bị đau đầu kèm theo di chứng như liệt nửa người, thông thường có thể dùng Thang Bổ dương hoàn ngũ gia giảm: Hoàng kỳ sống 30g, Xích thược 15g, Đương quy 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g, Địa long 10g, Xuyên khung 6g, Tam thất 3g, Tây thảo 10g, Vương bất lưu hành 10g, Cam thảo 10g. Nói năng khó khăn gia Thạch xương bồ 6g, Viễn chí 10g để trừ đàm lợi khiếu.
Châm cứu: Cần phối hợp với tây dược, trong trường hợp cấp cứu, nếu cơn đau đầu tăng dần, sau đó đột ngột ngất xỉu, lú lẫn, bất tỉnh, ngáy, nghiến răng, nắm chặt tay, đỏ mặt, đại tiện phân cục, cổ họng có đờm, rêu lưỡi dày và nhờn, mạch huyền, chẩn đoán hội chứng YHCT là hội chứng bế (đóng), có thể sử dụng phương pháp kích thích mạnh, châm ra máu tại các tỉnh huyệt, chọn huyệt Nhân trung và Nội quan, vê kim liên tục, sau đó lấy Mười hai huyệt tỉnh , Phong phủ,Khúc trì, Bách hội, Thái xung , Phong long, Dũng tuyền, Lao cung, Đại lăng; Nếu bệnh nhân nhắm mắt, há miệng, ngáy, dang rộng hai tay, sắc mặt tái nhợt, đổ mồ hôi và có đờm, chân tay lạnh, mạch tế dục tuyệt, hội chứng YHCT được xếp vào loại thoát chứng, có thể châm huyệt Nhân trung, Bách hội, Dũng tuyền, Thừa tướng, kích thích mức độ vừa, không lưu kim, tiếp tục cứu huyệt Quan nguyên, Túc tam lý, Khí hải, Thần khuyết, dùng phép cứu cách diêm, không hạn đị, các huyệt khác dùng phép kích thích nhẹ và lưu kim.
Sau khi cấp cứu bệnh nhân tỉnh lại, nếu cơn đau đầu vẫn tiếp tục, có thể châm lại vào các huyệt Thái Dương, Phong Trì, Đầu duy, Hợp cốc, Liệt khuyết, lưu kim từ 20~30 phút.
Các phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc cho chứng đau đầu do huyết khối xoang nội sọ là gì?
Huyết khối xoang nội sọ thường đi kèm với đau đầu dữ dội và sự xuất hiện của nó thường liên quan đến nhiễm trùng. Nó có thể được chia thành đau đầu do huyết khối xoang sigmoid, huyết khối xoang hang và huyết khối xoang dọc trên.
Y học cổ truyền biện chứng trị liệu, dùng phương pháp thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu huyết khối, bài thuốc cơ bản là: Kim ngân hoa 30 gam, Liên kiều 20 gam, Huyền sâm 30 gam, Tử hoa địa đinh 30 gam, Đan sâm 20 gam, Bồ công anh 15g, Thất diệp nhất chi hoa 10g, Tử bối thiên quý 10 gam, Cam thảo sống 10g, Xuyên khung 10g, Cát căn 20g.
Châm cứu: Chọn các huyệt Thái Dương, Phong Trì, Ế Phong, Đầu duy, Hợp cốc, Tam âm giao, dùng thủ pháp kích thích vừa phải, lưu kim 20 phút.
Ly Trường Xuân
10/3/2023