Chứng viêm khớp thoái hoá
Chứng viêm khớp tăng sinh cũng gọi là chứng viêm khớp cốt tính, phì đại tính hoặc viêm khớp thoái hoá, chứng trạng chủ yếu trong lâm sàng là hưu tức thống* , sưng khớp, hoạt động của khớp bị hạn chế và khớp bị biến dạng, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người lao động nặng. Đặc trưng của bệnh là khớp xương mềm phát sinh thoái hoá nguyên phát hoặc kế phát, đồng thời hình thành môi ở rìa xương. Bệnh lý biến hoá chủ yếu là nhuyễn cốt biến tính và bệnh biến của xương mềm dưới xương. Viêm khớp tăng sinh có thể chia thành hai loại: Nguyên phát và kế phát. Ở đây chúng ta giới thiệu trọng điểm nguyên phát tính. Chứng viêm khớp tăng sinh thường phát ở những khớp chịu sức nặng lớn và hoạt động nhiều như xương sống cổ, xương sống lưng, khớp gối và khớp hông. Viêm khớp tăng sinh có các đặc điểm lâm sàng tương tự như chứng tý của đông y, trên lâm sàng trị liệu đông y thường điều trị theo chứng tý.
Tư liệu tham khảo:
Nhận thức của đông y đối với chứng viêm khớp tăng sinh như thế nào?
Đông y cho rằng bệnh này thường do chính khí của cơ thể hư yếu, phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, gây trở ngại khí huyết, lưu trệ trong kinh lạc, xương khớp, hoặc do tuổi cao thân thể hư nhược, gan thận suy yếu, lao tổn mạn tính, gân mạch xương khớp không được nuôi dưỡng, hoặc bệnh tà đình trệ trong kinh lạc, lâu ngày ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, khí trệ huyết ứ, lưu lại trong xương khớp mà gây bệnh.
I/ Phong hàn thấp xâm phạm: Tố chất cơ thể hư nhược, da thịt không vững vàng kín đáo, ngoại tà dễ xâm nhập, hoặc thể chất tốt nhưng ở nơi lạnh lẽo ẩm ướt lâu ngày, cảm thụ phong hàn thấp, gây bế tắc, trở ngại khí huyết, lưu lại trong kinh lạc, xương khớp, ảnh hưởng công năng sinh lý bình thường mà phát bệnh.
II/ Ứ huyết nghẽn tắc kinh lạc: Bị chứng tý lâu ngày, khí huyết vận hành kém, khí huyết đình trệ tạo thành ứ, hoặc bệnh kéo dài, ngoại tà ủng trệ trong kinh lạc khí huyết lâu ngày nên phát sinh huyết ứ, huyết ứ đình lưu trong khớp, trong xương, làm cho gân xương và khớp không được nuôi dưỡng nên thành bệnh.
III/ Gan thận suy yếu: Bệnh lâu ngày thân thể hao tổn, hoặc người tuổi cao thân thể hư nhược, hoặc bệnh mạn tính làm cho gan thận suy yếu, hoặc sử dụng vật phẩm ôn táo (nóng khô) kéo dài, làm tổn thương âm của gan thận. Can chủ gân, thận chủ xương, can thận đầy đủ thì gân xương mạnh mẽ, khớp xương trơn chu và vận động linh hoạt. Nếu gan thận kém, gân xương không được nuôi dưỡng, hình thể suy yếu mà phát sinh bệnh. Lại do nguyên nhân lao tổn mạn tính lâu ngày, làm cho khí huyết không điều hoà, kinh mạch bị trở ngại làm cho gân xương càng kém, tổn thương gân xương lại có thể ảnh hưởng gan thận mà phát sinh bệnh. Trong bệnh này, tình trạng can thận âm hư kéo dài. Âm hư tổn ảnh hưởng đến dương, dẫn đến dương hư, âm dương cùng hư nên dương không thể hoá sinh, càng làm cho ngoại tà dễ xâm nhập cơ thể và làm cho bệnh tăng nặng.
Nhận thức của y học hiện đại đối với bệnh viêm khớp thoái hoá như thế nào?
I/ Nguyên nhân bệnh
Viêm khớp tăng sinh chỉ lão hoá theo tuổi tác mà không tương quan đến các bệnh khác, nguyên nhân bệnh đến nay vẫn chưa hoàn toàn minh xác, đại khái gồm các loại nhân tố sau: a/Lão hoá theo tuổi. b/ Rối loạn nội tiết. c/ Trở ngại thần kinh dinh dưỡng. d/ Cục bộ khớp bị mòn. e/Bệnh xương khớp do bẩm sinh hoặc phát dục. f/ Cơ bắp chung quanh khớp bị co cứng và cải biến huyết dịch động lực học cục bộ khớp xương. Các nhân tố nêu trên đều có liên quan đến hình thành bệnh này.
a/ Biến tính và tổn hại của xương mềm: Phần lớn đều cho rằng biến hóa bệnh lý sơ khởi của chứng viêm khớp là xương mềm thiếu đản bạch đường nguyên và giao nguyên, dựa theo lượng tế bào giảm ở bề mặt xương mềm, làm cho khớp xương mềm lỏng lẻo trong xoang khớp, vì thế nên chịu lực không tốt và dễ phát sinh tổn hại. Trên phương diện sinh hóa, xương mềm ở người cao tuổi lượng thủy phân giảm xuống, tỉ lệ lưu toan nhuyễn cốt tố 6 và 4 tăng cao, các lọai men thúc đẩy quá trình liệt giải xương mềm cũng xuất hiện tương ứng, những loại men này đến từ bản thân xương mềm, hoặc trong thành phần tế bào của hoạt mạc dịch (dịch màng trơn), hiện nay vẫn chưa biết rõ.
b/ Cao áp trong xương: Harrison đầu tiên nghiên cứu biến hóa động lực học trong máu, phát hiện khi khớp xương hông viêm thì trong đầu xương đùi thông lộ của động mạch và tĩnh mạch bị trở ngại. Phillips thông qua tĩnh mạch tạo ảnh phát hiện tĩnh mạch hồi lưu không đủ, khe xoang xương bị nở lớn, đồng thời động mạch xung huyết, loại cao áp trong xương này là nguyên nhân gây ra đau đớn; Trên một phương diện khác, Trueea cho rằng áp lực trong xương không phân bố đều, làm cho một khu vực nào đó chịu quá nhiều ứng lực, mà một số khu vực khác lại không đủ ứng lực, nên dễ dàng phát sinh xương mềm biến tính.
d Biến hóa lực học: Để duy trì lực thăng bằng, khớp hông phải chịu một lực gấp từ 3~4 lần trọng lượng cơ thể. Bất cứ nhân tố nào làm cho diện tích biểu diện của khớp giảm thì đều có kết quả là tăng trọng lực phải chịu trên mỗi đơn vị diện tích.
c/ Phần xương cứng dưới xương mềm làm cho khớp xương mềm mất năng lực ứng biến đối với ứng lực, nhất là không có khả năng chịu được ứng lực hướng ngang, dễ sản sinh lực cắt làm cho xương mềm bị tổn hại. Đến nay người ta cũng chưa tìm được nguyên nhân tại sao phần dưới xương mềm bị cứng, có khả năng thiếu sự mềm mại của hệ thống của cơ bắp và xương cốt, làm cho xương và xương mềm mất xung thức lực lượng kích thích.
Những nhân tố bệnh lý nêu trên có thể dẫn đến thoái hóa khớp xương mềm, thời kỳ đầu khớp biến thành màu vàng, thô tháo, mất sắc bóng, kế tiếp là hóa mềm, mỏng dần, hình thành vết nứt, phần xương mềm rời ra có thể hình thành du li thể trong khớp. Chất xương dưới xương mềm lộ ra, biến cứng, xương mềm của phần rìa xương tăng sinh, đồng thời có thể thoát vị đĩa đệm, cũng có thể dẫn đến ẩn khòa (chỗ lõm kín) và ống xương sống hẹp lại, chèn ép, kích thích thần kinh căn hoặc thần kinh đuôi ngựa.
Đặc điểm lâm sàng của chứng viêm khớp thoái hóa là gì
Bệnh này thường gặp sau tuổi trung niên, nữ nhiều hơn nam. Có các đặc điểm sau:
I/ Tần suất phát bệnh tăng theo tuổi: Theo GS Trần Thuận Nhạc sau khi điều tra 13451 công nhân có kết quả như sau: Có chứng trạng viêm khớp thoái hóa là 2.2%, không có chứng trạng chiếm 53%. Cho thấy kết quả của X quang và chứng trạng không hoàn toàn giống nhau. Trong đó ở tuổi 30~~39 tuổi (tần suất phát bệnh chiếm 11%), 40~~49tuổi (17.4%), 50~~59tuổi (62%). GS Tăng Khánh Dư phân tích 551 trường hợp viêm khớp thoái hóa cho tỉ lệ Nam Nữ 1:1.6.
II/ Các khớp bị viêm nhiều nhất gồm : Khớp gối, khớp hông và xương sống. Kế đến là xương sống cổ, chân, tay, người nam thường viêm khớp trục gữa, nữ thường gặp ở khớp gối.
III/ Đặc điểm đau: Cảm giác đau có liên quan với hoạt động, thường đau ở mức độ nhẹ và vừa, khi nghỉ ngơi thì đau nhẹ hoặc không đau; Khi hoạt động đau kịch liệt; Sau khi hoạt động một lát thì cơn đau ở khớp giảm rõ rệt, nhưng tồn tại kéo dài; Khi hoạt động với cường độ cao, cơn đau tăng lên rõ rệt. Nói một cách đơn giản, đặc điểm đau của viêm khớp thoái hóa là đau nhẹ, đau nặng, đau nhẹ, đau nặng
IV/Thường xuất hiện âm thanh trong khớp (Tức là khi hoạt động, khớp có âm thanh phát ra), khớp bị khóa (Khi khớp hoạt động đột nhiên bị chặn lại, không thể tiếp tục hoạt động), khớp bị sưng trướng. Khớp bị cứng cục bộ vào buổi sáng, giảm xuống sau khi hoạt động, nhưng thời gian chỉ một ít phút, rất ít khi vượt quá 30 phút. Trường hợp nghiêm trọng có thể có các hiện tượng như : Khớp bị tích dịch. Cơ bắp bị teo nhỏ.
V/ Qua X quang có thể thấy thành phần xương khớp có hiện tượng loãng xương và tăng sinh rõ rệt, bề mặt của khớp không mịn màng, khoảng cách trong khớp bị hẹp lại, dây chằng bị vôi hoá, đôi khi có thể thấy thể du ly trong khớp.
Kiểm tra kết quả viêm khớp tăng sinh như thế nào?
Ở những bệnh nhân thoái hoá khớp kết quả kiểm tra của độ lắng máu, yếu tố (nhân tử) khớp dạng thấp, niêm đản bạch (mucin), huyết niệu đều trong phạm vi bình thường, kết quả kiểm tra màu sắc và độ trong của hoạt dịch và thí nghiệm đông cục của niêm đản bạch đều bình thường, số bạch tế bào trong khoảng 200~2000 mm3, không phát hiện hoặc kết tinh, nhưng có thể thấy mảnh xương mềm và sợi, dựa theo số mảnh có thể ước lượng mức độ thoái hoá.
X quang kiểm tra những cải biến như bề mặt không đều của khớp, khe trong khớp bị hẹp, xương mềm hoá cứng, hình thành xương thừa, biến hoá của bao khớp. Ở cột sống, ngoài những thay đổi trên.
Đông y biện chứng luận trị như thế nào đối với chứng viêm khớp thoái hoá?
Đông y phân chứng viêm khớp thoái hoá thành 3 loại hình sau:
1/ Phong thấp hàn tí
Chủ chứng: Khớp xương của cơ thể đau ê ẩm, điểm đau cố định và đau như dao cắt, hoặc có cảm giác nặng nề rõ rệt, hoặc vùng đau có cảm giác sưng trướng, khớp xương hoạt động không linh hoạt, sợ lạnh, chườm nóng có cảm giác thư thái dễ chịu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhầy, mạch huyền khẩn hoặc nhu sác.
Phân tích chủ chứng: Phong thấp hàn (lạnh) thường hợp lại gây bệnh, chứng trạng lâm sàng thường kiêm đủ các đặc tính, như đau ê ẩm, đau như dao cắt, khớp xương nặng nề, sưng trướng v.v…Hàn là âm tà, tính thu dẫn (co kéo) thấp là âm tà, tính niêm nị (dính nhầy), hàn thấp gây bệnh, dễ lấn át dương khí, khí huyết vận hành không thông suốt, kinh mạch không thuận lợi, nên xuất hiện đau nhức, đau ê ẩm và nặng nề; Hàn thấp lưu lại trong khớp, tụ lại thành đàm thấp, vì thế khớp sưng trướng. Sau khi gặp ấm nóng thì hàn thấp tản ra, khí huyết lưu thông nên cảm giác đau có thể giảm, bệnh tà hàn thấp thường xâm phạm eo lưng và chi dưới, nên thường đau ở các vị trí như eo lưng, hai gối và khớp hông.
Trị pháp: Tán hàn trục thấp, ôn kinh thông mạch.
Phương dược: Quyên tí thang gia giảm.
Khương hoạt 12g, Độc hoạt 12g, Quế chi 9g, Tần giao 9g, Đương quy 9g, Xuyên khung 9g, Mộc hương 9g, Nhũ hương 9g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao khứ phong tà nhi tán hàn thấp, Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương lý khí dưỡng huyết hoạt huyết và giảm đau; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Toàn phương có tác dụng tán hàn trừ thấp, làm ấm và thông kinh mạch, làm ấm nhưng không táo (khô), thông nhưng không gây tổn hại. Bệnh nghiêng nhiều về hàn, gia Ma hoàng 9g, Xuyên ô 6g, Thảo ô 6g, Tế tân 3g; Bệnh thiên về thấp gia Phòng kỷ 12g, Tỳ giải 9g, Thương truật 12g, Ý rĩ 30g, Trạch tả 12g, Tàm sa 6g; Đau ở hạ chi gia Ngưu tất 15g, Mộc qua 12g, Tục đoạn 18g.
*Chú ý: Hai vị Xuyên ô và Thảo ô khi sử dụng phải thật thận trọng, ngoài việc biện chứng chính xác nên nấu trước hai vị này trong nước sôi với thời gian từ 2~3 giờ, để tránh cho bệnh nhân bị sốc choáng nếu thời gian nấu quá ngắn bệnh nhân dễ bị trúng độc xuyên thảo ô gây tác dụng phụ rất nguy hiểm.
2/ Loại hình ứ huyết
Chủ chứng: Chi thể khớp xương đau nhói, điểm đau cố định, cục bộ có cảm giác cứng, cũng có thể xuất hiện điểm đau cố định ở vùng lưng, eo, hoặc ở hai gối, đi lại khó khăn, hai chi dưới hoặc có cảm giác tê bì, khi gặp lạnh thì các chứng trạng vừa nêu tăng nặng, chất lưỡi bệnh nhân có màu tím tối, rêu lưỡi trắng hoặc khô, mạch tế sáp.
Phân tích; Bệnh lâu ngày thân thể hư nhược, cảm thụ ngoại tà lâu ngày, kinh mạch khí huyết trường kỳ không được thông suốt, sản sinh ứ trệ, gây trở ngại trong khớp, ảnh hưởng cân mạch, nên khớp đau nhói, điểm đau cố định; Ứ huyết là bệnh tà hữu hình, nên có thể cảm thấy cứng ở cục bộ; Khi gặp lạnh huyết ứ càng ngưng tụ hơn nên đau kịch liệt hơn; Huyết ứ trong kinh mạch nên huyết mới không sinh, kinh mạch không được nuôi dưỡng nên chi dưới tê dại; Chất lưỡi tím tối, mạch sáp đều là biểu hiện của ứ huyết.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc chỉ thống.
Phương dược: Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Đương quy 12g, Ngũ linh chi 9g, Địa long 15g, Xuyên khung 9g, Một dược 9g, Hương phụ 9g, Khương hoạt 9g, Tần giao 12g, Ngưu tất 18g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết hoá ứ, Ngũ linh chi, Địa long khứ ứ thông lạc; Xuyên khung, Một dược, Hương phụ lý khí hoạt huyết giảm đau, Khương hoạt, Tần giao khứ phong trừ thấp, Ngưu tất mạnh gân xương, hoạt huyết thông lạc, Cam thảo điều hoà các vị thuốc, toàn phương có công dụng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau. Nếu thấy bệnh nhân đau khá kịch liệt, thời gian đau khá dài có thể gia Toàn yết 5g, Ngô công 3 con, Phong phòng 6g, Cương tàm 9g để tăng cường tác dụng hoạt huyết hoá ứ, sưu phong thông lạc; Kèm theo eo gối đau và mềm yếu không có lực, có thể gia Đỗ trọng 18g, Tục đoạn 18g để bổ thận mạnh eo lưng.
3/ Loại hình can thận hư yếu Chủ chứng: Eo gối mềm yếu và đau ê ẩm, khớp xương bị đau, thân thể hoạt động không thuận lợi, gân cơ teo nhỏ, chi thể tê dại, khi mỏi mệt chứng trạng tăng nặng, tái phát nhiều lần, có thể kèm theo sắc mặt không tươi, thân thể lạnh, chân tay lạnh, hoặc váng đầu ù tai, gân mạch co quắp, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm nhược hoặc trầm sác.
Phân tích chủ chứng: Eo là nơi chứa tạng thận, gối là nơi ở của gân, tạng Can chủ gân. Bệnh trong thời gian dài, khí huyết suy, Can và Thận suy yếu , khớp xương gân mạch không được nuôi dưỡng sẽ xuất hiện eo gối mềm yếu và đau ê ẩm; Tạng thận chủ về xương sinh ra tuỷ, thận âm không đầy đủ sẽ không thể nuôi dưỡng xương khớp, vì thế có thể xuất hiện đau khớp; Gân mạch không được nuôi dưỡng thì gân mạch có thể bị mềm yếu, chi thể tê dại; Tà khí lưu lại lâu ngày, gây trở ngại cho hoạt động của xương khớp nên thân thể co duỗi không thuận lợi; Thận âm không đủ, nơi chứa tuỷ (tuỷ hải) trống rỗng, nên váng đầu ù tai; Thận âm không đầy đủ lâu ngày, nên dương không thể hoá sinh, xuất hiện chứng trạng thận dương hư, có thể thấy bệnh nhân mặt trắng bệch không tươi, thân thể chân tay lạnh, mệt mỏi thì háo khí tổn thương chân âm, nên khi mỏi mệt thì chứng trạng tăng nặng, tái phát nhiều lần. Thiên về can thận bất túc có thể thấy chất lưỡi hồng và mạch trầm sác; Thiên về thận dương bất túc có thể thấy chất lưỡi nhạt, mạch trầm nhược.
Trị pháp: Tư dưỡng can thận, thư cân hoạt lạc.
Phương dược: Lục vị địa hoàng thang gia vị.
Thục địa 12g Phục linh 15g, Hoài sơn 15g, Sơn thù 12g, Đan bì 9g, Trạch tả 9g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Bổ cốt chỉ 15g, Kê huyết đằng 15g. (Bệnh nhân tỳ vị hư yếu dễ bị tiêu chảy đầy bụng thì gia thêm 2 lát gừng tươi và 5g Sa nhân)
Phương giải: Dùng thang Lục vị địa hoàng tư dưỡng âm của can thận, Đương quy, Bạch thược ích huyết dưỡng can, Ký sinh, Đỗ trọng bồi bổ gân xương, Bổ cốt chỉ ôn bổ thận dương, để cầu âm trong dương, Kê huyết đằng dưỡng huyết thông lạc.
Nếu thiên về thận dương hư, có thể dùng thang Kim quỹ thận khí, hoặc phương trên gia Dâm dương hoắc 18g, Kim mao Cẩu tích 15g, Ba kích 12g, Quế tâm 9g.. để ôn bổ thận dương, cường tráng gân cốt. Toàn phương có công dụng tư dưỡng can thận, ôn thận trợ dương, gân xương mạch lạc thư sướng.
Thuốc ngâm rượu trị thoái hoá khớp
1/ Đinh công đằng phong thấp dược tửu
Thành phần: Đing công đằng, Quế chi, Ma hoàng, Khương hoạt, Đương quy, Xuyên khung, Bạch chỉ, Bổ cốt chỉ, Nhũ hương, Một dược, Trư nha tạo, Trần bì, Thương truật, Hậu phác, Hương phụ, Mộc hương, Chỉ xác, Bạch truật, Sơn dược, Hoàng tinh, Thố ti, Tiểu hồi hương, Khổ hạnh nhân, Trạch tả, Ngũ linh chi, Vãn tàm sa.
Công hiệu: Hoạt huyết khứ thấp, thông lạc chỉ thống.
Chủ trị : Viêm khớp xương.
Dụng pháp: Ngâm rượu, mỗi lần uống 10~ 20ml, ngày 2 lần.
2/ Rượu Mộc qua Ngưu tất.
Mộc qua 120g, Ngưu tất 60g, Tang ký sinh 60g.
Công hiệu: Bổ thận ích cân cốt.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống lưng.
Dụng pháp: dùng 500ml rượu Đại khúc, ngâm 7 ngày, mỗi lần uống 15ml, ngày 2 lần
Sử dụng Thành dược
Có khá nhiều các loại thuốc bào chế dưới dạng thuốc hoàn có thể sử dụng như:
Tiểu hoạt lạc đan Dùng theo toa
Ô long tán
Hắc hoàn tử
Thân cân đan
Kháng cốt chất tăng sinh hoàn
Cốt thích hoàn
Cốt chất tăng sinh hoàn
Bổ ích can thận hoàn
Kim quỹ thận khí hoàn
Các loại trên uống theo toa hướng dẫn
I/ Liệu pháp châm
Liệu pháp ①
a/ Dùng huyệt: Chủ yếu dùng các huyệt hai bên xương sống như Giáp tích Đại chuy Thân trụ Mệnh môn Yêu dương quan, phối với Phong trì Bách lao Thận du Đại tràng du Hoàn khiêu Dật biên Khúc trì Liệt khuyết Uỷ trung Côn luân Dương lăng tuyền.
b/ Thủ pháp: Chứng trạng nhẹ: Bình bổ bình tả, chứng trạng vừa chủ yếu là kích thích; Chứng trạng nặng, kích thích mạnh, chủ yếu là tả pháp. Lưu kim từ 15~30 phút, mỗi ngày châm 1 lần hoặc cách ngày, 10 lần là 1 liệu trình, hai liệu trình cách nhau từ 5~7 ngày.
Chủ trị: Viêm khớp cột sống.
Liệu pháp②
a/ Dùng các huyệt: Chủ huyệt dùng Yêu du Chí thất Thận du Dương quan. Phối huyệt dùng huyệt Kiên tỉnh, Hoàn khiêu Tam lý Phong thị Nhân trung.
b/ Thủ pháp: Bình bổ bình tả.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống.
Liệu pháp
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt dùng huyệt Đỗ tỵ Nội tất nhỡn. Phối huyệt dùng Hạc đính Huyết hải Túc tam lý Âm lăng tuyền Dương lăng tuyền gia huyệt A thị.
b/ Thủ pháp: Bình bổ bình tả, bệnh nhẹ và vừa châm kích thích lưu kim từ 15~20 phút, mỗi lần chọ từ 2~3 huyệt phối, mỗi tuần 3 lần, 10 lần là 1 liệu trình, hai liệu trình cách nhau 10 ngày.
Chủ trị: Viêm khớp đầu gối thoái hoá.
II/ Liệu pháp cứu
1/ Cứu ôn hoà bằng điếu ngải
a/ Dùng các huyệt: Thận du, Đại tràng du, Yêu nhỡn, Mệnh môn, Thập chùy hạ, Yêu dương quan.
b/ Phương pháp: Cứu ôn hoà bằng điếu ngải 5~10 phút, hoặc mỗi huyệt dùng điếu ngải cứu từ 3~5 tráng, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, mỗi lần chọn từ 2~3 huyệt.
Chủ trị: Viêm xương sống phì đại.
2/ Ngải cứu cách khương
a/ Dùng huyệt: chủ huyệt chọn dùng thân đốt xương sống bị bệnh và các điểm ấn đau phụ cận, đại chuỳ, Đại trữ, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khúc trì. Phối huyệt: Chọn các huyệt Phong trì, Mệnh môn. Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Phong thị, Hợp cốc.
b/ Phương pháp: Mỗi lần dùng 2~4 huyệt, mỗi huyệt mỗi lần cứu từ 5~7 tráng. Điếu ngải như hạt táo hoặc hạt đậu nành, thường chọn huyệt vị ở cục bộ bệnh biến, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, 7~ 10 lần là 1 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau từ 3 ~ 5 ngày.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống lưng.
3/ Cứu ôn hoà
a/ Dùng các huyệt: chủ huyệt dùng Thận du, Uỷ trung, Chí thất, Yêu dương quan. Phối huyệt; Thận dương hư gia Mệnh môn, Quan nguyên. Thận âm hư gia Thái khê, đau nhiều gia A thị huyệt.
b/ Phương pháp; ; Mỗi ngày dùng ngải cứu 1~2 lần, mỗi lần 5~10 tráng, cũng có thể huyền cứu (cứu lơ lửng) 3~10 phút.
Chủ trị: Yêu chuỳ tăng sinh (thoái hoá xương sống lưng).
②Thuỷ châm
Chỉ định: Viêm xương khớp, phù hợp với mọi khớp xương.
Các phương pháp xoa bóp điều trị viêm khớp tăng sinh là gì?
Phương pháp xoa bóp (1)
①Chọn huyệt: Trong và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng, các huyệt Yêu dương quan, Đại tràng du và huyệt Uỷ trung cũng được chọn.
②Kỹ thuật thực hiện: a. Nằm sấp, trước tiên thày thuốc áp dụng phương pháp lăn (cổn pháp) trên cột sống thắt lưng, huyệt Giáp tích ở hai bên và cơ gai xương cùng sau khi các cơ được thả lỏng nhẹ, kết hợp với động tác duỗi thụ động của thắt lưng, nếu có triệu chứng ê ẩm tê dại ở chi dưới, sau đó xoa bóp các điểm đau và các cơ co thắt. b. Ở tư thế nằm nghiêng, thày thuốc thực hiện phương pháp kéo xiên eo đối diện với bệnh nhân. c. Vào tư thế ngồi, cho bệnh nhân cúi người về phía trước, hai tay đặt trên đùi. Thày thuốc đứng nghiêng bên trái và xoa bóp cột sống thắt lưng và hai bên, dùng nhiệt làm thước đo. d. Chườm nóng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng. Phương pháp này phù hợp với bệnh viêm cột sống phì đại.
Phương pháp xoa bóp (2)
①Chọn huyệt: Xung quanh khớp hông, mông và huyệt Hoàn khiêu và háng (Thử hề huyệt).
②Kỹ thuật vận hành: a. Với bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, trước tiên thày thuốc thực hiện phương pháp lăn trên mông, phối hợp với động tác duỗi và dang khớp hông thụ động. b. Nằm nghiêng và sử dụng động tác gập và duỗi khớp hông thụ động. c. Áp dụng phương pháp lăn vào háng và các cơ khép ở tư thế nằm ngửa, đồng thời phối hợp với các động tác dang hông thụ động, xoay trong và xoay ngoài. Sau đó ấn vào huyệt háng để đo mức độ đau nhức, sưng tấy, xoa lên vùng bị ảnh hưởng để làm nóng rồi kết hợp chườm ẩm và nóng. Phương pháp này phù hợp với bệnh viêm khớp háng tăng sinh.
Phương pháp xoa bóp (3)
①Chọn huyệt: Chủ yếu xung quanh xương bánh chè ở bên bị ảnh hưởng, tập trung vào các huyệt Độc tỵ, Hạc đính, Tất nhỡn, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Phục thố, Uỷ trung, Thừa sơn, Phong thị.
②Kỹ thuật thực hiện: a. Với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, trước tiên hãy sử dụng phương pháp lăn trên cơ tứ đầu ở đùi, tập trung vào phần trên của xương bánh chè, trong khoảng 5 phút, lấy các huyệt Hạc đính, Lương khâu, Huyết hải, Phục thố. b. Sử dụng các phương pháp xoa bóp và gảy để tác động luân phiên lên dây chằng bánh chè đầu gối. Tập trung vào các dây chằng bên trong và bên của Độc tỵ, trong và ngoài Tất nhỡn, Hạc đính, Dương lăng tuyền, Lương khâu. c. Nâng xương bánh chè, xoa bóp Uỷ trung và Thừa sơn. d. Để bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, dùng phương pháp lăn ở mặt sau đùi và mặt sau bắp chân trong khoảng 5 phút, tập trung vào huyệt Uỷ trung của cẳng chân. e. Trở về tư thế nằm ngửa và thực hiện động tác gập và lắc đầu gối, kết hợp với các động tác duỗi, gấp, xoay trong, xoay ngoài khớp gối thụ động, cuối cùng kết thúc bằng cách xoa nóng quanh khớp gối.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các kỹ thuật sau: a. Nâng cơ tứ đầu lên, lặp lại 20 lần. b. Đẩy và chà xát xương bánh chè 20 lần. c. Duỗi và nén đầu gối 3 đến 5 lần. d. Nén bên, uốn cong và mở rộng khớp gối. e. Gập, duỗi và xoay đầu gối từ 3 đến 5 lần. f. Giữ đầu gối của bạn và xoa chúng 60 lần. g. Massage các điểm đau cùng với gảy đàn trong khoảng 1 đến 2 phút. Phương pháp này phù hợp với bệnh viêm khớp gối phì đại. Những người bị viêm khớp gối phì đại cũng có thể tự xoa bóp. Khi bị đau đầu gối, họ có thể dùng ngón tay cái xoa bóp các điểm đau trong khoảng 3 đến 5 phút. Khi cử động khớp không thuận lợi, bạn có thể ngồi và chủ động duỗi, uốn cong và xoay khớp gối 1 đến 2 lần một ngày, có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhất định.
Lưu ý: a. Nên tập thể dục vùng eo, hông, đầu gối và các khớp khác vào buổi sáng và thực hiện các hoạt động phù hợp. b. Người bị viêm cột sống phì đại nên ngủ trên giường cứng. c. Giữ ấm vùng điều trị và tránh ăn đồ lạnh. d. Nếu khớp gối bị sưng và đau thì nên nghỉ ngơi. e. 10 lần là một liệu trình.
Chú thích:
*Hưu tức thống là một loại biểu hiện lâm sàng thường gặp của chứng viêm khớp, thường thấy ở người cao tuổi, mà đặc điểm của đau là: Khi nghỉ ngời thì có cảm giác không thoải mái, khi hoạt động thì có cảm giác đau cục bộ, sau khi hoạt động thì cảm giác đau giảm, nhưng khi làm việc mệt mỏi thì lại đau
*Phục phương là sự kết hợp của hai vị thuốc hoặc nhiều hơn hai vị thuốc với nhau, hoặc là sự kết hợp giưa đông dược và Tây dược.
Cái gọi là “kết nối hữu cơ” dùng để chỉ sự kết hợp của các yếu tố khác nhau của sự vật hoặc giữa các sự vật theo một trật tự nhất định để tạo thành một hệ thống mới hoặc một tổng thể mới, tức là giữa các phần tử bên trong hệ thống hoặc hệ thống mới và giữa các sự vật. Mối quan hệ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau được gọi là mối liên hệ hữu cơ.
LY Nguyễn Nghị 12/6/2023