Chương 6
Mạch chứng và điều trị bệnh huyết tí và Hư lao
Khái thuyết
Nội dung của thiên này là trình bày và phân tích biện chứng luận trị chứng huyết tí và chứng hư lao. Trong thiên này gồm 18 điều văn, 11 phương trong đó có 2 phương phụ. Điều 1 và 2 thảo luận về cơ chế phát bệnh, mạch chứng, trị pháp và phương dược của huyết bệnh. Từ điều thứ 3 đến điều 7, và từ điều 10 đến điều 12 thảo luận về mạch chứng, nguyên nhân phát bệnh và cơ chế của bệnh hư lao, có thể trình bày như một khái quát toàn diện của thiên, các điều văn sau đó thì trình bày sâu hơn về chứng trị và phương dược của bệnh hư lao. Vì hai loại tật bệnh huyết tí và hư lao đều là hư chứng, vì thế nên hợp chung lại để thảo luận trong cùng một thiên. Chứng trạng chủ yếu của bệnh huyết tí là cơ nhục tê liệt, thường do khí huyết không đầy đủ, cảm thụ ngoại tà mà thành bệnh. Chứng huyết tí ngoại trừ cảm giác tê dại cục bộ, luôn luôn có cảm giác tức trướng ê ẩm và đau nhẹ, cảm giác này khác biệt rõ rệt với chứng đau nhức ở gân xương trên cơ thể.
Hư lao là tật hoạn hư nhược mạn tính, bao gồm mọi hội chứng như khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư và âm dương lưỡng hư. Trong thiên này lập luận dựa trên cơ chế phát bệnh của tạng phủ kinh lạc khí huyết âm dương hư tổn, đồng thời đề xuất tư tưởng kế hoạch trị liệu quan trọng là trị thận hư để điều tiết âm dương, trị tỳ hư để điều tiết khí huyết.
1.问曰;血痹病从何得之? 师曰:夫尊荣人骨弱肌肤盛, 重因疲劳汗出,卧不时动摇,加被微风遂得之。但以脉自微涩在寸口,关上小紧,宜针引阳气,令脉和、紧去则愈。
1/Vấn viết: Huyết tý bệnh tùng hà đắc chi: Sư viết: phu tôn vinh nhân (người béo mập ít vận động) cốt nhược cơ phu thịnh, trùng nhân bị lao (mệt mỏi) hãn xuất, ngọa bất thời động dao, gia bị vi phong, toại đắc chi. Đán dĩ
mạch tự vi sáp, tại thốn khẩu quan thượng tiểu khẩn, nghi châm dẫn dương khí, lệnh mạch hòa khẩn khứ tắc dũ.
[Từ giải]
Tôn vinh nhân (尊荣人); Người phú quý
{Giải thích} Điều văn trình bày phân tích nguyên nhân, cơ chế và pp trị liệu chứng huyết tí. Phàm những người phú quý thì được ưu đãi, thích nhàn hạ không thích lao động, ăn nhiều thực phẩm béo ngọt, dư thừa cơ bắp, không lao động nên gân xương yếu, dẫn đến can thận suy yếu. Dương hư nên thốn khẩu mạch vi, huyết hư nên thốn khẩu mạch sáp. Dương khí hư nên huyết tuần hành không thông sướng, lại khi mệt mỏi thì xuất mồ hôi, sau khi xuất mồ hôi thì cơ thể càng mệt, vì thế nên thích nằm, khi nằm thỉnh thoảng run rẩy, lúc này nếu có gió thổi vào người, phong hàn bó ở ngoài, phong đấu tranh với huyết, dương khí bị cản trở, huyết tuần hành không thông sướng dễ dàng, nên mạch quan bộ tiểu khẩn, mạch khẩn là có khách tà, mạch vi sáp là khí huyết không thuận lợi, điều trị dùng phép châm thích để dẫn động dương khí tuần hành. Dương khí tuần hành khiến bệnh tà được trừ khứ, bệnh tà đã khứ trừ thì mạch hoà hoãn không còn khẩn, chứng huyết tí tự khỏi.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển] Dương khí bảo vệ bên ngoài mà kiên cố vững vàng. Do mỏi mệt xuất hãn nên dương khí bị tổn thương, khi nằm đôi khi run rẩy là lúc dương khí lại tổn thương. Mặc dù phong khí nhỏ yếu nhưng nhập thẳng vào huyết mà thành chứng tí. Kinh viết: “Tà nhập vu âm tắc tí dã” (邪入于阴则痹也.) bệnh tà nhập vào âm thì thành chứng tí. Mạch vi là biểu hiện của dương nhỏ yếu, mạch sáp là huyết trệ, mạch khẩn là biểu hiện của bệnh tà, bệnh tà trong huyết, khởi đầu là do dương khí bị tổn thương mà thừa cơ xâm nhập, sau đó là do dương khí tuần hành thông sướng mà bị xuất khứ; Mà tí gây bệnh, huyết đã vì phong nhập mà tê liệt ở ngoài, lại cũng vì chứng huyết tí mà ngưng trệ ở trong (chứng Huyết tí là tà khí ngưng trệ ở huyết phận), vì thế sẽ châm thích để dương xuất, dương xuất thì tà khứ, tà được trừ khứ thì mạch khẩn sẽ thành hoà hoãn, chứng huyết tí đã được thông, qua những trình bày trên đã cho thấy khi huyết phận thụ tí (huyết tí), nếu chỉ đơn độc điều trị huyết là không thoả đáng.
2.血痹,阴阳俱微,寸口关上微,尺中小紧,外证身体不仁,如风痹状, 黄芪 桂枝五物汤主之。
2/Huyết tí, âm dương câu vi, thốn khẩu quan thượng vi, xích trung tiểu khẩn, ngoại chứng thân thể bất nhân, như phong tí trạng, Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật thang chủ chi.
Phương thang Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật
Hoàng kỳ 3 lạng Thược dược 3 lạng Quế chi 3 lạng Sinh khương 6 lạng Đại táo 12 quả
% vị thuốc trên, dùng 6 thăng nước, nấu còn 2 thăng, uống ấm 7 hợp, ngày uống 3 lần. Một phương có Nhân sâm.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày và phân tích biện chứng luận trị bệnh huyết tí. Vì doanh vệ khí huyết đều hư tổn, dương khí không đầy đủ, âm huyết sáp trệ (không linh hoạt, thông sướng), lại cảm thụ phong hàn, nên xuất hiện chi thể tê dại mất cảm giác, gọi là chứng huyết tí. Dương khí không đầy đủ, mạch thốn quan vi. Cảm thụ phong hàn bên ngoài nên xích bộ xuất hiện mạch tiểu khẩn, hội chứng của huyết tí chủ yếu là cơ nhục tê liệt, nếu bệnh tà mạnh cũng có thể phát sinh đau nhức, vì thế có câu như “Phong tí” (风痹) trạng, mà kỳ thực là không có chứng phong tí đau di chuyển ở các khớp.
Điều trị chứng huyết tí có thể dùng thang Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật. Trong phương có Hoàng kỳ ích cho vệ khí vận hành, Quế chi ôn kinh thông dương, hiệp với Hoàng kỳ thông đạt ra biểu, ấm áp và thông sướng huyết mạch mà nuôi âm huyết; Sinh khương, Đại táo tán phong hàn, bổ doanh huyết, điều hoà doanh vệ. Tiết này kết hợp với tiết bên trên để biết ý nghĩa vốn có của nó. Phương sử dụng ở đây là thang Quế chi, điều kỳ diệu là dùng vị Hoàng kỳ thay thế vị Cam thảo, bội dụng (dùng nhiều) Sinh khương là phép chuyển tải Hoàng kỳ ra ngoài biểu.
[Tuyển chú]
[Y Tông Kim Giám] Điều này cho biết mạch âm dương thốn khẩu quan thượng đều vi, xích bộ mạch tiểu khẩn, hợp lại xem xét, có thể biết mạch phù trầm của chứng huyết tí, ở các bộ thốn quan xích đều là mạch vi, đều là mạch sáp, đều là tiểu khẩn. Mạch vi cũng là hư chứng, mạch sáp là chứng ứ trệ, tiểu khẩn là có bệnh tà, cho nên chứng huyết tí cũng nên chẩn đoán theo như vậy. Hội chứng bên ngoài của huyết tí, cũng là thân thể tê dại ngoan cố, không biết đau, vì thế viết: Giống như chứng phong tí (风痹). Nhưng các khớp không đau có tính di động như chứng phong tí. Dùng thang Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật để điều dưỡng doanh vệ là căn bản, là chủ yếu, khứ phong tán tà là ngọn, là thứ yếu.
[Bệnh án]
Họ Kim x x nữ 22 tuổi, công nhân, khám bệnh lần 1 ngày 5/2/ 1976. Một tháng trước khi bệnh nhân dùng nước lạnh để giặt quần áo, đột nhiên thấy hai tay đang trắng xanh chuyển sang màu xanh thẫm, cảm thấy lạnh kèm theo cảm giác tê nhói, phát tác có tính ngắt quãng, mỗi lần có thể kéo dài vài giờ, phải ngâm hai tay vào nước ấm để giảm đau. Khoa Ngoại Tây Y của bệnh viện chúng tôi chẩn đoán là “bệnh Raynaud”. Tolasulin, axit nicotinic, indomethacin, v.v. là các loại thuốc trước đây đã được sử dụng nhưng kết quả không tốt nên tôi chuyển sang điều trị bằng y học cổ truyền. Các chứng trạng như nêu trên, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng hơi dày, mạch huyền khẩn. Người viết cho bệnh nhân uống Hoàng kỳ Quế chi ngũ vật thang gia giảm. Xử phương: Hoàng kỳ 60g Quế chi 9g Bạch thược 9g Sinh khương 2 lát Hồng hoa 9g Đào nhân 9g Địa long 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, liên tục uống 20 thang, các chứng trạng nêu trên hoàn toàn biến mất. Tiếp tục dùng thêm 20 thang, bệnh trạng chưa thấy tái phát.
3/ Phu nam tử bình nhân, mạch đại vi lao, cực hư diệc vi lao.
[Từ giải]
Vi lao: Nói về xu thế sẽ thành
{Giải thích}
Điều văn trình bày và phân tích biến hoá của bệnh hư lao, có 2 loại tình trạng bệnh là âm và dương. Bệnh nhân hư lao dương khí không đầy đủ, âm huyết hư tổn, vì âm hư nên dương khí ngoại phù (nổi ra ngoài), vì thế xuất hiện mạch phù đại vô lực. Vì âm dương khí huyết không đầy đủ, dương khí suy yếu, vì thế nếu ấn nhẹ thì mạch tượng mềm, ấn mạnh thì mạch vô lực. Mạch đại (lớn) và mạch cực hư, đều là đặc điểm mạch của bệnh hư lao, cho thấy khi thận tinh bị tổn hại thì âm không phối dương, vì thế xuất hiện mạch đại (lớn); Tỳ khí hư tổn thì trung khí không đầy đủ, nên xuất hiện mạch hư. Tiên hậu thiên âm dương khí huyết hư tổn chính là cương lĩnh của biện chứng luận trị bệnh hư lao.
[Tuyển chú]
[Y Tông Kim Giám] Người nam bình thường, mạch thường ứng với bốn mùa ngũ tạng, hiện nay mạch đại mà hư cực độ, không phải là mạch của người bình thường, như mạch đại mà vô lực là lao dịch (lao động cưỡng bức) tổn thương tỳ khí, mạch cực hư là tổn thương âm tinh của thận. Đó đều là những điềm muốn tạo thành chứng hư lao, cho nên có chẩn đoán như thế.
4/ Nam tử diệc sắc bạc giả, chủ khát cập vong huyết, thốt suyễn quý, mạch phù giả lý hư dã.
[Từ giải]
Diện sắc bạc: Sắc mặt nhợt nhạt, không hồng hào.
Thốt suyễn quý: Đột nhiên phát sinh khí suyễn, hồi hộp.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày và phân tích biện chứng của bệnh hư lao. Do âm huyết của tâm thận không đầy đủ, huyết khí ít nên sắc mặt không tươi tốt, nên sắc mặt hông sáng nhuận, sắc mặt trắng bệch, gọi là “Diện sắc bạc” (面色薄) sắc mặt xấu (bạc mầu), điều bên trên chú trọng luận mạch, điều này chú trọng luận về sắc, hợp lại để quan sát, chẩn đoán của sắc mạch thấy ở chứng hư lao gây bệnh. Khí huyết không đầy đủ, tất nhiên tân dịch sẽ thiếu thốn, cho nên xuất hiện các chứng trạng như khát nước và thiếu máu, vì thế sắc mặt xấu. Nếu bệnh nhân đột nhiên phát sinh khí suyễn hồi hộp, chẩn mạch mà phù ở ngoài, thì biết là lý hư. Khí hư thì suyễn, huyết thiểu thì hồi hộp, mà án mạch thì vô lực, kết hợp phân tích sắc, mạch, chứng như vậy, thì biết đây là chứng hư lao.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển] Khát là do nhiệt tổn thương âm khí, mất máu là sắc không tươi, vì thế sắc mặt xấu thì biết là khát và mất máu. Họ Lý viết: Lao là khí huyết đều háo tổn, khí hư thì suyễn, huyêt hư thì hồi hộp. Thốt là đột nhiên thấy bệnh này. Mạch phù là lý hư, lao động vất vả thì chân âm thất thủ, cô dương vô căn (không gốc), khí tán ở ngoài, mà tinh bị chiếm đoạt ở bên trong.
5/ Nam tử mạch hư trầm huyền, vô hàn nhiệt, đoản khí, lý cấp, tiểu tiện bất lợi, diện sắc bạch, thời mục minh kiêm nục, thiểu phúc mãn, thử vi lao sứ chi nhiên.
[Từ giải]
Mục minh: Là nhắm mắt lại. Ở đây “Mục minh” (目瞑) có ý nói là chóng mặt.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày và phân tích bệnh hư lao âm dương lưỡng hư. Vì chân dương trong thận không đầy đủ, tinh huyết bên trong hư thiếu, nên xuất hiện mạch hư trầm huyền; Thận hư không thể nạp khí khiến hô hấp đoản khí; Dương hư không thể ấm áp khiến trong bụng co thắt. Thận hư không thể khí hoá tân dịch nên tiểu tiện không thuận lợi khiến bụng dưới trướng đầy. Can huyết hư thì sắc mặt trắng nhưng không tươi, âm hư không “tiềm” (潜) thu liễm, ổn định được nên dương nhiệt nhiễu loạn lên trên, khiến bệnh nhân phải nhắm mắt (huyễn vựng) và chảy máu mũi.
[Tuyển chú]
[Y Tông Kim Giám] Mạch hư trầm huyền, âm dương đều không đầy đủ, không hàn nhiệt, chính là âm dương tuy không đầy đủ nhưng cũng không tương thừa (tương khắc thái quá), thở ngắn, mặt trắng, có lúc nhắm mắt chảy máu mũi, là thượng tiêu hư tổn mà huyết không phồn thịnh; Trong bụng co thắt, tiểu tiện không thuận lợi, bụng dưới trướng đầy, là hạ tiêu hư yếu và khí không vận hành. Phàm là mạch chứng như vậy cũng đều do lao khổ mà thành bệnh, vì thế có câu nói: Đó là do làm việc quá vất vả mà khiến ra như vậy.
6/ Lao chi vi bệnh, kỳ mạch phù đại, thủ túc phiền, xuân hạ kịch, thu đông sái, âm hàn tinh tự xuất, toan tước bất năng hành.
[Từ giải]
Toan tước (酸削): Là hai đùi đau ê ẩm, gầy gò.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày và phân tích quan hệ của khí hậu 4 mùa với chứng hư lao. Tinh của thận bị hư tổn, hư dương nổi ở ngoài, vì thế xuất hiện mạch phù đại. Âm hư thì sinh nội nhiệt, nên tay chân rất nóng. Mùa xuân và mùa hạ mộc hoả rất nóng, dương khí nổi ra ngoài, âm khí nội thương nên bệnh tăng nặng. Mùa thu và mùa đông kim thuỷ tương sinh, âm khí được hỗ trợ, dương khí tàng trữ bên trong, vì thế nên khỏi bệnh. Nhưng hai mùa thu và đông âm khí thịnh dương khí suy, dương hư không thể củng cố thu liễm, có thể tinh dịch sẽ bị trong lỏng lạnh lẽo và tự xuất. Tinh hư thì thận hư, thận hư thì xương yếu nhược; hai đùi đau như bị đẽo gọt, không thể đi lại.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Huyền Giải] Mạch phù đại (浮大), tay chân khó chịu, là do dương khí bên trong hư tổn mà bên ngoài có thừa. Hai mùa xuân và hạ dương khí phù thăng (nổi ở ngoài và thăng lên trên), làm bên trong càng lạnh mà bên ngoài càng nóng, nên bệnh tăng kịch liệt; Hai mùa thu đông dương khí trầm giáng (thu vào trong và hạ xuống), vì thế nhiệt bên ngoài giảm xuống và lạnh bên trong cũng giảm, vì thế nên khỏi bệnh. Vì trung khí hư bại, không thể tương tác (giao tế) thuỷ hoả, hoả bùng cháy lên trên, thuỷ lạnh ở dưới. Thận là tạng khí bế tàng tích trữ. Thuỷ hàn lãnh không thể trữ tàng dương khí, nên âm hàn tinh tự xuất. Thuỷ hàn không thể sinh phát can mộc, nên hai đùi đau nhức không thể đi lại được.
7.男子脉浮弱而涩,为无子,精气清冷一作: 冷。
7/ Nam tử mạch phù nhược nhi sáp, vi vô tử, tinh khí thanh lãnh nhất tác: Lãnh.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày và phân tích bệnh hư lao loại hình thận dương bất túc. Suy luận tình trạng bệnh từ mạch phù nhược mà sáp, có thể thấy mạch sáp là biểu hiện của tinh huyết suy yếu, mạch nhược là thận dương bất túc, mạch phù là hư dương không tiềm ẩn, tinh khí không thu liễm, âm dương tinh khí của thận không đầy đủ, vì thế tinh khí trong lỏng và lạnh, nên không thể có con (vô tử). Chứng này âm dương tinh khí đều suy yếu, có âm mà không có dương thì không thể sinh, có dương mà không có âm thì không thể phát triển, chính là ý nghĩa của câu “Tinh khí thanh lãnh” (精气清冷) là tinh khí trong lỏng và lạnh.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Biên Chú] Đoạn văn này trình bày chẩn đoán của mạch vô sinh, hiếm muộn. Tinh của người nam và huyết của người nữ, nếu hai yếu tố tinh và huyết đều phồn thịnh thì dễ dàng thụ thai. Đương nhiên nếu tinh thịnh thì mạch cũng thịnh, nếu mạch phù nhược mà sáp, thì mạch phù là âm hư, mạch nhược là dương không đầy đủ, mạch sáp là biểu hiện của tinh suy, âm dương tinh khí đều hư yếu, là tinh khí trong lỏng lạnh lẽo nên khó thụ thai, cũng gọi là vô tử. Có sinh mà không dục, nguyên nhân cũng do chất lượng kém của tinh khí mà ra. Thiếu người thừa tự có thể không biết mà gìn giữ nuôi dưỡng tinh khí của bản thân ư.
8/ Phu thất tinh gia, thiểu phúc huyền cấp, âm đầu hàn, mục huyễn nhất tác khuông thống phát lạc, mạch cực hư khâu trì, vi thanh cốc vong huyết thất tinh; Mạch đắc chư khổng động vi khẩn, nam tử thất tinh, nữ tử mộng giao, Quế chi Long cốt Mẫu lệ thang chủ chi.
Phương thang Quế chi gia Long cốt Mẫu lệ {Tiểu Phẩm} viết: Hư nhược phù nhiệt hãn xuất, khứ Quế gia Bạch vi, Phụ tử đều 3 phân, vì thế viết nhị gia thang Long cốt
Quế chi Thược dược Sinh khương mỗi vị 3 lạng Cam thảo 2 lạng Đại táo 12 quả Long cốt Mẫu lệ mỗi vị 3 lạng.
7 vị trên, dùng 7 thăng nước, nấu còn 3 thăng, phân 3 lần uống ấm.
[Từ giải]
Thất tinh gia: Là bệnh nhân thường xuyên mất tinh dịch.
Âm đầu hàn: Chỉ quy đầu người nam bị lạnh.
Mộng giao: Chỉ về hội chứng nam nữ giao hợp trong mơ.
{Giải Thích} Điều này trình bày và phân tích biện chứng luận trị âm dương lưỡng hư. Bệnh nhân bị bệnh mất tinh khí đã lâu, vì thận âm tổn háo thái quá, “Âm hư cập dương” là âm hư ảnh hưởng đến dương nên thận dương cũng hư yếu, thận dương không thể làm ấm hạ tiêu, khí hoá không thuận lợi, âm hàn kết tụ, vì thế bụng dưới co thắt, quy đầu bị lạnh, đại tiện ra thực phẩm chưa tiêu hoá, mất máu tổn tinh, mạch tượng hư yếu cực độ, mạch tượng khâu trì (khâu là mạch tượng rỗng như cọng lá hành, trì là chậm), bệnh tinh suy huyết thiểu đã lâu, nên hoa mắt, rụng tóc. Với những chứng trạng nêu trên, thường thuộc chứng nguyên dương rất suy yếu, nhưng cũng có hiện tượng dương khí vi phù, như mạch khâu vong huyết. Mạch khâu động hơi khẩn (vi khẩn), mạch khâu động cho thấy tâm hoả tướng hoả phù việt ra ngoài mà không phòng thủ, mạch vi khẩn cho thấy hiện tượng âm hàn ngưng tụ vẫn còn tồn tại, vì thế nên xuất hiện các hội chứng người nam thất tinh (mất tinh khí), người nữ mộng giao và bụng dưới co thắt.
Chứng này thuộc âm dương lưỡng hư, và hai loại bệnh chứng là nguyên dương rất suy yếu và dương khí phù động. Khi điều trị nếu dùng phép hỗ trợ dương khí, thì lo hại động hoả, còn dùng phép dưỡng âm, thì lại sợ tệ tăng hàn. Trương Trọng Cảnh dùng phép điều hoà âm dương, sử dụng thang Quế chi gia Long cốt Mẫu lệ để hài hoà âm dương, giao thông tâm thận. Trong phương Quế chi có tác dụng ôn thông dương khí; Vị Thược dược liễm âm hoãn cấp; Sinh khương kiện vị mà tán âm hàn; Cam thảo bổ ích trung khí; Đại táo bổ âm huyết; Lại gia Long cốt để tiềm dương, Mẫu lệ để liễm âm, an thận ninh tâm, giữ gìn tinh khí. Bảo đảm duy trì hỗ tương âm dương, khi dương kiên cố, âm phòng thủ tốt, thì chứng thất tinh tự thu hiệu quả.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển] Mạch khâu trì là biểu hiện của hư yếu cực độ, tinh khí tổn hại (di, mộng tinh) cũng đã ảnh hưởng đến khí, vì thế bụng dưới bất an, quy đầu lạnh và chóng mặt. Mạch chư khâu động vi khẩn, âm dương tương thừa (tương khắc thái quá) nên tổn thương đến thần và tinh, vì thế nam tử tổn hại tinh, nữ tử mộng giao (mơ giao hợp). Họ Thẩm gọi là “Lao thương tâm khí, hoả phù bất liễm, tắc vi tâm thận bất giao, dương phiếm vu thượng, tinh cô vu hạ, hoả bất nhiếp thuỷ, bất giao tự tiết, cố bệnh thất tinh, hoặc tinh hư tâm tương nội phù, nhiễu tinh nhi xuất, tức thành mộng giao giả” (劳伤心气,火浮不敛,则为心肾不交,阳泛于上,精孤于下,火不摄水,不交自泄,故病失精, 或精虚心相内浮,扰精而出,则成梦交者) Là vất vả tổn thương khí của tâm, hoả phù việt không thu liễm nên tâm thận không giao tế, dương tràn lên trên, tinh cô độc ở dưới, hoả không giữ được thuỷ nên không giao hợp mà tiết, vì thế thành chứng thất tinh; Hoặc tinh hư tâm tướng (hoả) nội phù, nhiễu tinh mà xuất thì thành chứng mộng giao. Họ Từ viết: Thang Quế chi với ngoại chứng có thể giải cơ khứ tà; Với nội chứng có thể bổ hư điều hoà âm dương; Gia Long cốt, Mẫu lệ, với chứng thất tinh mộng giao là bệnh giữa tinh và thần, không như vậy thì cũng không đủ để thu liễm hoả phù việt.
[Bệnh án]
Họ Phùng, nam, 32 tuổi, cán bộ, khám bệnh 9/12
Bị mộng di thất tinh từ trước khi lập gia đình, sau khi cưới phòng sự quá độ, nên bị chứng mồ hôi trộm, hơn 1 năm qua, thường đi khám chữa bệnh nhưng không hiệu quả, nhiều thì 2,3 lần, ít thì 1 lần, xuất mồ hôi thì tỉnh giấc, tỉnh dậy thì triều nhiệt (nóng bừng), hồi hộp khó ngủ lại, mà ngủ là lại xuất hãn, sợ hãi, mỗi đêm đều như vậy. Hiện tại đầu óc tối tăm hoa mắt, thở ngắn đau eo lưng, tinh thần trì độn, sắc mặt vàng khô, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng khô, đầu lưỡi hồng, môi khô, nước tiểu lúc trong lúc vàng, đại tiện khi táo khi tốt. Sáu mạch khinh án thì phù nhu, trọng án vi nhược mà sác, đó là như {Nội Kinh} đã viết về hội chứng “Âm hư giả, dương tất tấu chi, cố thiểu khí, thời nhiệt nhi hãn xuất” (阴虚者,阳必凑之,故少气,时热,而汗 出) âm hư thì tất nhiên dương sẽ dồn lên, vì thế thiểu khí, có lúc phát sốt, xuất mồ hôi. Người viết dự định sẽ dùng phép bổ thận thuỷ, điều hoà âm dương, kèm theo tiềm dương cố sáp.
Xử phương: Quê chi 3g Bạch thược 12g chích Cam thảo sao Táo nhân Quy bản giao mỗi vị 9g Sinh, Thục địa mỗi vị 18g Long cốt Mẫu lệ mỗi vị 15g Sinh khương 3g Đại táo 5g. Sắc uống. Sau khi uống 2 thang thì hết chứng mồ hôi lúc ngủ, tinh thần biến chuyển tốt, sau 5 thang mọi chứng đều hết.
[ Bệnh án 2]
Bệnh nhân họ Vương, nam, 20 tuổi Bệnh thất tinh (mộng di tinh) đêm nào cũng bị, cơ thể rất mỏi mệt, chữa trị nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Người viết chẩn mạch thấy mạch huyền hoãn vô lực, lưỡi nhạt mềm và không sáng bóng. Khi hỏi khi ngủ có mơ không thì bn cho biết trước đây thì ngủ có mơ còn bây giờ thì không. Biện chứng thuộc tỳ vị bất hoà, tâm thận âm dương bất giao, thuộc hội chứng tinh quan lỏng lẻo.
Xử phương: Quế chi 10g Bạch thược 10g chích Cam thảo 6g Đại táo 12g Sinh khương 10g Long cốt 15g Mẫu lệ 15g Uống liền 5 thang, chứng hoạt tinh không còn, tinh thần và ẩm thực của bệnh nhân khá tốt, từ đó khỏi bệnh. [Kinh nghiệm trị bệnh của Lưu Độ Châu]
Phương [Thiên hùng tán]
Thiên hùng 3 lạng sao Bạch truật 8 lạng Quế chi 6 lạng Long cốt 3 lạng
4 vị trên, tán thành bột, uống với rượu mỗi lần 2g, ngày 3 lần, không đỡ, uống tăng lên một chút.
{Giải Thích}
Phương này đề xuất trị pháp của bệnh hư lao. Phương Thiên hùng tán, chủ yếu ôn bổ dương khí, kèm theo là thu liễm tinh khí là tá. Trong phương có vị Thiên hùng hỗ trợ dương ấm áp thuỷ tạng, bổ eo gối, điều hoà huyết mạch, tốt cho da thịt, vị Quế chi ôn thông dương khí; Bạch truật kiện tỳ hoá thấp; Long cốt thu liễm tinh khí. Phương này trị các chứng như ngũ lao thất thương (lao tổn của ngũ tạng và thất tình)liệt dương di tinh, mà với vị Bạch truật khai nguồn, Long cốt tiết lưu (khống chế lưu lượng) Thiên hùng củng cố căn bản, cả ba hợp lại làm nổi bật ý của phương thang.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Phương Luận Bản Nghĩa] “Phương Thiên hùng tán, đặc biệt chủ yếu để ôn bổ dương của trung tiêu, thu sáp thận tinh là phụ, được dùng cho bên dưới dương hư thậm mà bên trên nhiệt khá nhẹ nhàng.
9/ Nam tử bình nhân, mạch hư nhược tế vi giả, hỉ đạo hãn dã.
[Từ giải]
Hỉ đạo hãn: Hỉ tương đương “Thiện” hoặc là hay như hay đổ mồ hôi trộm, hoặc hiểu như chữ “đa” thường đổ mồ hôi trộm.
{Giải Thích}
Điều văn trình bày hình tượng mạch và hội chứng đạo hãn của âm dương khí huyết đều hư. Mạch tượng hư tế mà vi nhược là mạch không đầy đủ, có thể biết đây là hội chứng âm dương khí huyết bất túc. Dương khí hư nên không thể củng cố vững vàng bên ngoài, âm huyết hư nên không thể phòng thủ bên trong, vì thế nên dễ phát sinh đạo hãn (mồ hôi trộm), đạo hãn, ngủ mà xuất hãn, dương thêm vào âm, mà xuất hiện hội chứng âm hư không giữ được.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Phương Luận Bản Nghĩa]
Nam tử hình thể bình thường như không bị bệnh. Tuy hình thể không bị bệnh, mà mạch thì hư nhược, chính là dương cũng đã hư tổn, mạch tế mà vi, là âm cũng đã suy giảm, dương tổn tất sẽ dần đến chỗ mất, âm háo sẽ dần đến chỗ vong huyết, kiểm nghiệm ngoại chứng, tất thường đạo hãn. Dương tổn hại thì biểu không kiên cố, âm tổn thì nhiệt tự phát. Đều do đạo hãn và cũng là do hư lao vậy.
10.人年五六十,其病脉大者,痹侠背行,若肠鸣,马刀侠瘿者,皆为劳得之。
10/ Nhân niên ngũ lục thập, kỳ bệnh mạch đại (大) giả, tí hiệp bối hành, nhược tràng minh, mã đao hiệp anh giả, giai vi lao đắc chi.
[Từ giải]
Tí hiệp bối hành: Chỉ về hai bên xương sống ở sau lưng có cảm giác tê liệt.
Mã đao hiệp anh: Vật kết hạch sinh ở dưới nách, tên là Mã đao, hình dài như con trai, sinh ở cổ thì gọi là hiệp anh, anh này cũng giống như anh có giải, kết ở cổ. Kết hạch ở đây gọi là hiệp anh.
{Giải Thích}
Điều văn này trình bày biện chứng của 3 loại bệnh hư lao. Người bệnh 5,6 mươi tuổi mà tinh khí suy yếu, hư dương phù vượt ra ngoài, hư hoả bốc lên trên, nên mạch đại (lớn) mà ở giữa thì mềm. Vệ dương không đầy đủ, khí của mạch đốc suy yếu khiến hai bên xương sống có cảm giác tê liệt, khí hư mà hãm khiến sôi bụng trung tiện; Hoặc có âm hư dương uất, đàm hạch kết ở dưới nách, như hình “Mã đao” (马刀) hình mã tấu, kết ở một bên gáy, gọi là hiệp anh. Ba loại bệnh nêu trên đều thuộc phạm trù bệnh hư lao.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển] Con người vào độ tuổi 50 ~ 60, tinh khí suy, mà bệnh mạch lại lớn (đại), là người này cũng đang có phong khí. Chứng tí (tê) ở hai bên sống lưng, chứng tê ở lưng, là dương khí không đầy đủ mà tà khí theo vào. Nếu sôi bụng, kết lại ở nách như hình mã tấu, hoặc ở hai bên gáy gọi là hiệp anh, dương khí do hư lao mà trương ra ngoài, hoả nhiệt vì hư lao mà nghịch lên trên, dương trương ra ngoài thì hàn động ở trong mà thành sôi bụng, hoả nghịch lên tương bác (kết tụ) với đàm mà thành mã đao, hiệp anh.
11.脉沉小迟,名脱气,其人疾行则喘喝,手足逆寒,腹满,甚则溏泄,食不消化也。
11/ Mạch trầm tiểu trì, danh thoát khí, kỳ nhân tật hành tắc suyễn hát, thủ túc nghịch hàn, phúc mãn, thậm tắc đường tiết, thực bất tiêu hoá dã.
[Từ giải]
Thoát khí: Nguyên khí thoát mất.
Suyễn hát: Khi phát bệnh thì mở miệng hít hít mà suyễn.
{Giải Thích}
Điều văn này trình bày hội chứng hư lao loại hình dương khí của tỳ thận hư yếu. Mạch trầm tiểu mà trì là mạch tượng đặc trưng của tỳ thận dương khí hư tổn, vì thế còn gọi là thoát khí. Thận dương hư không thể nạp khí, làm việc cấp bách thì hơi thở vội vã mà suyễn. Thận dương hư không thể sưởi ấm tứ chi nên tay chân lạnh ngược lên. Thận dương không đầy đủ, tỳ dương lại suy yếu, công năng vận hoá của tỳ vị không tốt, nên không tiêu hoá được ẩm thực, vì thế xuất hiện các chứng như đầy bụng, phân lỏng nát. Thận dương hư nên sức sống suy yếu, tỳ dương hư nên nguồn sinh hoá khí huyết không đủ, chính là một loại bệnh hư lao khó khôi phục, vì thế gọi là “Thoát khí” (脱气) để nói lên độ nghiêm trọng của bệnh.
[Tuyển chú]
[Y Tông Kim Giám]: Mạch trầm, tiểu, trì là dương hư thậm nên gọi là thoát khí. Thoát khí là đại khí trong lồng ngực hư thiểu, không đủ để thở, vì thế phát bệnh suyễn. Dương hư nên hàn lãnh, hàn nhiều ở ngoài nên tứ chi không ấm áp, vì thế chân tay cũng lạnh ngược lên. Hàn nhiều ở bên trong, nên bệnh nhân đầy bụng, phân lỏng, ăn uống cũng khó tiêu.
12.脉弦而大,弦则为减,大则为芤,减则为寒, 芤则为虚,虚寒相搏,此名为革。妇人则半产漏下,男子则亡血失精。
12/ Mạch huyền nhi đại, huyền tắc vi giảm, đại tắc vi khâu, giảm tắc vi hàn, khâu tắc vi hư, hư hàn tương bác, thử danh vi cách. Phụ nhân tắc bán sản lậu hạ, nam tử tắc vong huyết thất tinh.
{Giải thích}
Điều văn này trình bày mạch khâu cách chủ về vong huyết thất tinh. Như Trần Tu Viên đã ghi chú: Mạch khinh án (ấn tay nhẹ) thì huyền mà trọng án (ấn tay mạnh) thì thấy mạch đại (lớn), mạch huyền là dương vi (微) là nhỏ bé mà chậm giảm, đại thì trung thịnh (giữa nhiều) mà trung khâu (trong rỗng), giảm thì dương không thể tự phấn chấn vì hàn, khâu là âm không nội thủ ở trong trống không (trung hư), hư và hàn tương bác gọi là cách. Mạch cách không dễ hiểu, lấy hai mạch huyền giảm và mạch khâu hư để hình dung, thì sẽ hiểu được mạch cách. Xuất hiện mạch này là biểu hiện của chính khí không đầy đủ, khí huyết hư hàn, Phụ nữ không thể an thai mà “bán sản” (半产) cũng gọi là lưu sản hoặc tiểu sản đều có nghĩa là sẩy thai, không thể điều hoà kinh nguyệt mà lậu hạ (rong kinh), người nam xuất hiện mạch này thì không thống nhiếp được huyết dịch mà vong huyết, không tàng trữ được tinh mà thất tinh (di, hoạt tinh).
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển]
Mạch huyền là dương không đầy đủ, nên (trọng án) là giảm là hàn * Mạch cách: “Mạch lai huyền đại, án chi tắc không” (脉来弦大,按之则空).
Mạch đại (大) âm bất túc, vì thế là khâu là hư. * Mạch khâu: “Mạch lai phù đại nhi nhuyễn án chi trung không” (脉来浮大而软,按之中空). Âm dương cùng hư, bên ngoài mạnh bên trong khô, gọi là mạch cách. Và cũng có những thay đổi. Với mạch tượng này , phụ nữ bán sản , lậu hạ, nam tử mất máu, thất tinh, không thể sinh dục sản nhũ là điều bình thường, nên gọi là cức (một âm khác của cách) là bệnh nghiêm trọng.
13/ Hư lao lý cấp, quý, nục, phúc trung thống, mộng thất tinh, tứ chi toan đông, thủ túc phiền nhiệt, nhiết can khẩu táo, tiểu kiến trung thang chủ chi.
Phương thang Tiểu kiến trung
Quế chi 3 lạng, bỏ vỏ Cam thảo 3 lạng, nướng Đại táo 12 quả Thược dược 6 lạng Sinh khương 3 lạng Giao di 1 thăng 6 vị thuốc trên dùng 7 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã cho giao di (đương cát) vào nấu cho tan bằng lửa nhỏ, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần. Người hay ẩu thổ không dùng thang này vì nó có vị ngọt
{Thiên Kim} Điều trị nam nữ vì tích tụ hàn lãnh gây khí trệ, hoặc sau khi bị bệnh nặng không hồi phục bình thường, nếu tứ chi nặng nề, xương thị đau nhức ê ẩm, hô hấp kém, hành động thì phát suyễn và mệt, tức ngực thở gấp, eo lưng cứng đau, hồi hộp, môi miệng khô háo, sắc mặt và thân thể kém, hoặc ăn uống không biết ngon, bụng sườn trướng đầy, đầu nặng trĩu, nằm nhiều dậy ít, bệnh nặng kéo dài hàng năm, bệnh nhẹ thì hàng trăm ngày, ngày một gầy yếu, khí của ngũ tạng suy kiệt, khó để hồi phục bình thường, sáu mạch đều bất túc, hư hàn thiểu khí, bụng dưới co thắt, gầy yếu phát sinh trăm bệnh, tên của phương thang là Hoàng kỳ kiến trung, lại gia thêm Nhân sâm 2 lạng.
{Giải thích}
Đoạn văn trình bày biện chứng luận trị tỳ vị âm dương lưỡng hư. Khi tỳ vị suy nhược thì nguồn âm huyết và dương huyết sẽ không sung túc đầy đủ, có thể phát sinh 3 loại bệnh là âm dương suy bại, hư dương thượng phù và dinh dưỡng bất túc, có các hiện tượng như âm dương mất điều hoà, hàn nhiệt thác tạp (đan xen vào nhau). Nếu thiên về hàn, thì dương khí không thể sưởi ấm, âm huyết không thể nuôi dưỡng nội tạng, khiến xuất hiện lý cấp (muốn đại tiện) và đau bụng. Nếu thiên về nhiệt, âm hư nội nhiệt, hư dương phù động, khiến cho tay chân rất nóng; môi miệng khô háo, chảy máu mũi, mơ nhiều mộng tinh. Nếu khí huyết hư không thể nuôi dương cơ nhục, khiên cho chân tay đau ê ẩm; Huyết không nuôi tâm sẽ gây hồi hộp.
Từ những diễn biến trên có thể thấy, trong tình trạng âm dương mất điều hoà, bổ âm sẽ gây trở ngại cho dương, bổ dương tất sẽ tổn hại âm, chỉ khi sử dụng thuốc cam ôn (ngọt ấm) để khôi phục công năng vận hoá của tỳ vị, khi tỳ vị vận hoá bình thường, thì nguồn của âm dương khí huyết sẽ sung túc đầy đủ, khiến âm dương thăng bằng, doanh vệ điều hoà, và các chứng trạng hàn nhiệt đan xen tự nhiên giảm dần rồi biến mất. Dùng thang Tiểu kiến trung căn bản trị hư lao với dụng ý là vị ngọt, ôn bổ tỳ vị, để bồi bổ nguồn sinh hoá, bên trong điều hoà khí huyết, bên ngoài điều hoà vinh vệ, khiến âm dương thoải mái. Trong phương có Quế chi cay ấm thông hành dương khí, ôn trung tán hàn; Di đường vị ngọt, hoãn cấp giảm đau, kết hợp với vị Thược dược chua ngọt để hoá âm, kết hợp với Quế chi cay ấm để hoá dương; Thược dược vị chua thu liễm âm huyết, dưỡng vị bình can; Vị Cam thảo cam bình (ngọt vừa), điều trung ích khí, đại táo bổ tỳ thêm tân dịch, Sinh khương kiện vị lý khí. Phương thang này có tác dụng điều hoà doanh vệ, hoà âm dương, vì sao lại có tên là Kiến trung? Viết: Trung cũng là tỳ vị, doanh vệ sinh thành từ thuỷ cốc, mà thuỷ cốc vận chuyển ở tỳ vị, vì thế khi trung khí được thành lập thì doanh vệ lưu hành, mà không mất đi ý nghĩa điều trị.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Tâm Điển]: Cũng là phép hoà âm dương, điều doanh vệ. Mà đạo nhân sinh, viết âm viết dương, âm dương hoà bình, trăm tật không sinh. Nếu dương bệnh không hoà với âm, khiến âm độc hành với hàn, là lý cấp (mót đại tiện ) là đau bụng, mà thực ra không phải là thịnh âm (âm quá nhiều); Âm bệnh không thể hoà với dương, khiến dương độc hành với nhiệt, xuất hiện tay chân phiền nóng, miệng họng khô háo, mà thực ra không phải là dương đang mạnh mẽ, nếu u mê mà dùng hàn công nhiệt, dùng nhiệt công kích hàn, hàn nhiệt thành nội tặc, khiến bệnh càng tệ, duy chỉ có các dược phẩm ngọt, chua và cay kết hợp thành thang tễ, điều hoà khiến dương đến đượcvới âm, lạnh lẽo được ấm áp; Âm đến được với dương để nóng nhiệt hoà hoãn. Nghề y sở dĩ đáng quý là phải nắm vững những điều căn bản, nếu chỉ biết hàn có thể trị nhiệt, nhiệt có thể trị hàn thì thật đáng thương thay. Hoặc hỏi muốn hoà âm dương, điều doanh vệ tất phải dùng thang Kiến trung là tại sao? Gọi là Trung cũng chính là nói đến tỳ vị, doanh vệ sinh thành ở thuỷ cốc, mà thuỷ cốc lại do tỳ vị vận chuyển. Vì thế thành lập trung khí thì doanh vệ vận hành được điều hoà. Lại nữa, trung là trục của tứ vận (Trung ương thổ trong ngũ hành) và là máy của âm dương . Vì thế khi trung khí thiết lập thì âm dương tuần hành cùng nhau như vòng tròn không ngừng, không thiên lệch và không có điểm cuối. Chính là vị ngọt hợp với vị cay để sinh dương, và vị chua hợp với vị ngọt mà hoá âm, âm dương tương sinh, trung khí tự lập. Đó là muốn hoà âm dương tất phải cầu ở trung khí, muốn lập được trung khí thì tất phải có Kiến trung thang.
[Bệnh án]
Họ Tào nam 11 tuổi
Khám bệnh lần 111/7/1972, Đau bụng tái phát nhiều lần, đã hơn 1 năm, gần đây sốt liên tục, mà bụng có lúc đau lúc không, phân có lúc khô lúc lỏng, có lúc ra máu, ăn uống kém, sắc mặt vàng vọt, thân hình gầy gò, mạch hư nguyễn, chất lưỡi nhạt, không có rêu lưỡi. Tây y khoa ngoại chẩn đoán viêm tiểu tràng. Chẩn đoán theo đông y bệnh thuộc Thái âm hư hàn, doanh vệ thất hoà, tỳ bất nhiếp huyết, điều trị dùng thang Tiểu kiến trung.
Xử phương: Quế chi 3g Bạch thược 9g Ổi khương 3 lát Hồng táo 5 quả Chích Cam thảo 3g Đương phèn 30g (xung). 4 thang.
Khám lần 2 (15/7) Hết đau bụng, phân còn máu, sốt nhẹ không hạ, ăn uống ít, mạch và lưỡi vẫn như cũ. Cùng phương cũ, tăng thêm bổ dược gia Đảng sâm 6g, Hoàng kỳ 9g. 4 thang.
Khám lần 3 (19/7), hết đau bụng, hết ra máu, sắc mặt tốt hơn, nhưng phân chưa khuôn (vẫn nát), ăn uống vẫn kém, mạch trầm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhuận. Đó chính là trung hạ hư hàn, cần ôn lý phù dương, dùng Phụ tử lý trung thang gia vị điều trị bệnh này.
Xử phương: Đảng sâm 6g tiêu Bạch truật 9g, Khương thán 3g, chích Cam thảo 3g Trần bì 3g. Đạm Phụ tử 4.5g, Hoài sơn 12g, Mộc hương 3g nướng. 5 thang.
Khám lần 4 (24/7) Đại tiện điều hoà, ăn uống tốt hơn, nhưng cũng có lúc sốt nhẹ, mạch tế, lưỡi nhạt. Lại dùng cam ôn thoái hư nhiệt, tái dụng thang Tiểu kiến trung gia vị
Xử phương: Quế chi 3g, Bạch thược 9g, Ổi khương 3 lát, Hồng táo 5 quả, chích Cam thảo 3g, Đường phèn 30g (xung), Đảng sâm 9g, tiêu Bạch truật 9g, Vân linh 9g, Sơn dược 12g. 5 thang.
Sau khi uống thuốc hết sốt, kiểm tra bằng tây y mọi chuyện đều tốt và được xuất viện. (Tạp chí Trung y 1980)
14/ Hư lao lý cấp, chư bất túc, Hoàng kỳ kiến trung thang chủ chi. Vu Tiểu kiến trung thang nội gia Hoàng kỳ nhất lạng bán, dư y thượng pháp, khí đoản hung mãn giả, gia Sinh khương, phúc mãn giả, khứ táo gia Phục linh nhất lạng bán, cập liệu phế hư tổn bất túc, bổ khí gia Bán hạ 3 lạng.
{Giải thích}
Đoạn văn này tiếp nhận luận thuật của điều văn kế bên trên để trình bày và phân tích biện chứng luận trị của chứng âm dương lưỡng hư mà vệ khí thiên về hư. Điều trên luận về tỳ vị lưỡng hư dẫn đến nguồn cúa doanh vệ khí huyết không đầy đủ, nếu khí hư thậm, hình thành lý hư mạch cấp đau bụng đến các chứng như chóng mặt, hồi hộp, suyễn, thất tinh vong huyết, và lại xuất hiện các chứng như mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự hãn thì có thể điều trị bằng thang Hoàng kỳ kiến trung.
Thang Hoàng kỳ kiến trung là thang Tiểu kiến trung gia Hoàng kỳ để bồi bổ khí của tỳ và phế, và có công dụng ích khí sinh tân dịch, bổ khí cố biểu cầm mồ hôi.
Nếu vì dương khí không thể sưởi ấm, hàn ngưng khí trệ trong phế, tụ thấp sinh đàm gây ra các chứng như thở ngắn, tức ngực thì gia thêm Sinh khương tán ẩm hoá đàm để lý khí; Nếu đàm thấp đình trệ trong phế, phế khí không hạ giáng phát sinh ho ngược lên thì gia thêm vị Bán hạ để giáng nghịch trừ đàm; Nếu hàn thấp ngưng trệ ở tỳ vị, khiến công năng vận hoá thất thường, gây đầy bụng và tiểu tiện không thuận lợi, thì gia Phục linh thấm thấp để lợi tiểu. Khứ đại táo vị ngọt, để tránh khó tiêu; Phương dược này cũng có tác dụng điều trị bệnh loét dạ dày và thập nhị chỉ tràng, nếu biện chứng đúng phép, hiệu quả thu được rất tốt.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Luận Chú]: Thang Tiểu kiến trung, căn bản được sử dụng hoá khí của tạng tỳ, mà da thịt thì do tỳ sản sinh, Hoàng kỳ có thể đi đến da thịt và tăng cường vị khí, vì thế Hoàng kỳ được dùng để bổ sung thiếu sót, hai vị Quế và Thược có tác dụng bồi bổ âm dương toàn thân, mà Hoàng kỳ , Di đường cũng có thể bồi bổ âm dương trong tạng tỳ. Nếu thở ngắn, tức ngực thì gia Sinh khương, gọi là ẩm khí trệ dương, vì thế Sinh khương là vị thuốc nên dùng. Nếu đầy bụng nên khứ Táo gia Phục linh, trừ ẩm và cũng là điểu chỉnh tỳ khí. Khí không thuận gia thêm Bán hạ, vì trừ nghịch cũng chính là sửa chữa bổ sung.
[Bệnh án]
Họ Dịch x x, nam, 33 tuổi, y sinh.
Tháng 4 năm 1974. Bệnh nhân bị bệnh lao phổi hơn 10 năm, khạc ra máu nhiều lần, điều trị bệnh lao bằng tây y, dùng các trị pháp của Đông y như Tư âm bảo phế hoặc Kim thuỷ song bồi, hiệu quả vẫn không rõ ràng. Chụp X quang lồng ngực cho thấy âm ảnh phía trên bên phải, mật độ thậm cao, tả phế và phía dưới bên phải phổi có thấu lượng độ tăng cao, chẩn đoán là phế ngạnh biến, phế khí thũng.
Xuất hiện các chứng trạng như sợ gió tự xuất mồ hôi, hồi hộp thở ngắn, sắc mặt không tươi, cơ thể gầy yếu, bụng dưới co thắt, tay chân phiền nóng, ăn uống không tiến, miệng họng khô, nước tiểu trong, phân ít, mạch hư tế, trước tiên dùng Nguyệt hoa hoàn, Bách hợp cố kim thang tất cả đều vô hiệu. Chứng này là bệnh phổi lâu ngày, tử đạo mẫu khí (子盗母气) là tạng con bị bệnh liên luỵ tạng mẹ (theo đường tương sinh) phế kim bị bệnh ảnh hưởng tạng tỳ thổ, tỳ vị khuy hư, không có nguồn sinh hoá. Dùng thang Hoàng kỳ kiến trung gia Nhân sâm: Hoàng kỳ 20g, Nhân sâm 10g, Đường phèn 30g, Bạch thược 20g, Quế chi 7g, chích Cam thảo 10g, Sinh khương 2 phiến, Đại táo 5 quả.
Uống đến 10 thang thì mọi chứng đều giảm, ăn uống tăng tiến, tinh thần biến chuyển tích cực. Hiệu quả không thay phương, tiếp tục cho bệnh nhân uống phương thang trên, uống đến thang 30 thì mọi chứng trạng giảm rất nhiều, ăn uống như người bình thường, sắc mặt hồng nhuận, tăng được 4 cân, uống đến thang 70 thì mọi chứng trạng đều hết, khôi phục công tác toàn ngày.
15/ Hư lao yêu thống, thiểu phúc câu cấp, tiểu tiện bất lợi giả, Bát vị thận khí hoàn chủ chi. Phương kiến phụ nhân tạp bệnh trung.
{Giải thích}
Đoạn văn trình bày biện chứng luận trị chứng âm dương của tạng thận song hư. Âm dương của thận cùng hư tổn thì âm không thấm ướt và dương không sưởi ấm, khí huyết trống rỗng thì bụng dưới đau trướng không thoải mái, eo lưng đau, mỏi gối, tứ chi lạnh, sợ lạnh, thận và bàng quang có tương quan biểu lý, nếu dương không đầy đủ thì khí hoá không tốt nên tiểu tiện khó khăn. Dùng phương Bát vị thận khí hoàn, bổ âm hư để sinh khí, hỗ trợ dương hư nhược để hoá âm, dương được sinh âm được hoá, khí hoá vận hành thì các chứng tự khỏi.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Trực giải]: Eo lưng là tình trạng bên ngoài của thận, thận hư thì eo lưng đau. Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý (trong ngoài), không được dương khí của tam tiêu quyết độc (决读) là thông điều thuỷ đạo thì tiểu tiện bất lợi mà bụng dưới câu cấp (trướng đầy khó chịu), quan Châu đô (tên cổ của bàng quang) không thể khí hoá, đó là dương trong thuỷ đã suy yếu, khí chuyển động giữa hai thận (thận âm thận dương) đã hư tổn, với phương dược bổ ích khí giữa hai thận, khi khí mạnh mẽ thì tiểu tiện thông sướng mà bụng dưới trướng đầy khó chịu cũng hết.
[Bệnh án]
Họ Bạch x x, nữ, 26 tuổi. Một năm qua hồi hộp, tức ngực, vựng đầu, nhiều mồ hôi, miệng khô, eo lưng ê ẩm, mỏi đùi, huyết áp 130/90 mm thuỷ ngân, tâm suất 120~180/ phút, điện tâm đồ cho thấy nhịp tim nhanh xoang và không tìm thấy những thay đổi hữu cơ liên quan. Bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng tăng chức năng thụ thể giao cảm. Đó là thuộc tâm thận dương hư, cho bệnh nhân dùng thang Kim quỹ tận khí gia giảm: Thục phụ tử Quế chi Sơn dược Sơn thù Trạch tả Sinh địa Đan bì Phục linh mỗi vị 9g. Điều trị hơn 1 tháng, mọi chứng giảm dần và hết.
[Bệnh án 2]
Họ Trần x x, nữ, 34 tuổi
Bệnh đã 2 nặm, chứng trạng là miệng họng khô và liên tục muốn uống nước, nhưng chứng miệng họng khô không giảm, ngược lại lại tiểu tiện nhiều, nhất là về ban đêm, nước tiểu trong và nhiều tiểu tiện dễ dàng, ngoài ra trong vòng 3 đến 5 ngày, đột nhiên đau ở bụng dưới, khi đau thì toàn thân phát lạnh, , sởn gai ốc, giống như khi cảm mạo phong hàn.
Kinh nguyệt bình thường, nhưng huyết trắng khá nhiều, mạch của bệnh nhân trầm mà vô lực, rêu lưỡi trắng mỏng và nhuận (ướt), cổ họng bình thường.
Biện chứng: Thận khí suy hư, khí hoá không vận hành, nước không biến thành tân dịch, khiến cổ họng khô háo, hư thiếu nên uống nước để tự cứu, nhưng dù uống nhiều nước, nước vào người không thể biến thành tân dịch, vì thế cổ họng vẫn khô khan không hết. Hiện tại dương khí ở dưới suy yếu, nên âm khí độc trị, vì thế tiểu đêm nhiều và đau bụng dưới, {Nội kinh} viết: “Tam tiêu bàng quang giả, thấu lý hào máo kỳ ứng” (三焦膀胱者,腠理毫毛其应) thì chứng trạng đau bụng và toàn thân phát lãnh như một điều tất nhiên thôi. Tên bệnh “Thận tiêu” (肾消), không dùng Bát vị địa hoàng hoàn thì không thể trị khỏi bệnh này. Uống tổng cộng 2 cân thuốc, mọi chứng đều hết.
16/ Hư lao chư bất túc, phong khí bách tật, Thự dự hoàn chủ chi.
Phương [Thự dự hoàn]
(Phương kinh nghiệm của Lưu Độ Châu)
Thự dự 30 phân Đương quy Quế chi Khúc (men rượu) Can địa hoàng Đậu hoàng quyển mỗi vị 10 phân Cam thảo 28 phân Nhân sâm 7 phân Khung cùng Thược dược Bạch truật Mạch môn Hạnh nhân mỗi vị 6 phân Sài hồ Cát cánh Phục linh mỗi vị 5 phân A giao 7 phân Can khương 3 phân Bạch liễm 2 phân Phòng phong 6 phân Đại táo 100 quả làm thành cao, tán thành bột 21 vị thuốc dùng mật làm hoàn như hạt ngô đồng lớn, khi bụng trống uống 1 hoàn với rượu, 100 hoàn là 1 tễ.
{Giải thích}
Đoạn văn này trình bày biện chứng luận trị chứng khí huyết lưỡng hư lại thêm cảm thụ phong tà. Bệnh nhân hư lao, vì tỳ vị hư nhược, khí huyết không đầy đủ nên dễ bị phong tà xâm phạm, vì thế nên phế khí uất bế, khiến trong lòng phiền uất, lưng ê ẩm và xương khớp rất đau, phong tà quấy nhiễu bên trên khiến đầu vựng mắt hoa, tỳ vị hư nhược nên ăn ít và tiêu hoá kém; Khí huyết hư tổn nên thở ngắn, mệt mỏi, gầy gò, hồi họp và mất ngủ. Điều trị chứng này nếu chỉ đơn thuần dùng phép bổ ích khí huyết thì dễ lưu giữ bệnh tà trong lý, còn nếu chỉ đơn thuần công tà thì lại lo rằng sẽ gây tổn hại cho chính khí, cần có một trị pháp có thể chiếu cố cả chính và tà, có thể khứ tà mà không tổn thương chính khí, có thể phù chính mà không lưu tà. Thự dự hoàn, quân dược là Thự dự kiện tỳ ích âm, chủ yếu phù trợ chính khí; Thần dược gồm Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Sinh khương, Đại táo phù tá Thự dự kiện tỳ để ích khí, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Can địa hoàng, Mạch đông, A giao dưỡng huyết và bổ âm, phối với Sài hồ, Phòng phong, Quế chi khứ phong để tán tà; Cát cánh, Hạnh nhân, Bạch liễm lợi phế khai uất, vận hành trị khớp, tá dược gồm Đậu quyển, Thần khúc vận hành tỳ khí và dược lực, để có tác dụng bồi bổ mà không gây trì trệ khó tiêu.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Luận chú]: Tại đây không chỉ nói đến chứng lý cấp, mà trong ngoài đều xuất hiện hội chứng bất túc, như vậy không chỉ có lý cấp mà còn là hư chứng, tuy khá phù hợp với hội chứng Hoàng kỳ kiến trung, nhưng phần trước chỉ đề cập đến chứng lý cấp nên trị pháp chủ yếu là kiến trung, còn ở đây có quá nhiều phong khí bách tật, nên Thự dự hoàn chủ trị bệnh này, như thuốc hoàn này chẳng phải chỉ dành riêng cho phong khí hay sao? Không biết rằng hội chứng hư lao đa phần có kèm theo phong khí, nên không thể chỉ chú ý đến phong, vì thế Trọng Cảnh dùng Tứ quân, tứ vật dưỡng khí huyết, Mạch đông, A giao, Can khương, Đại táo bồi bổ phế vị, với Cát cánh, Hạnh nhân khai đề phế khí, Quế chi hành dương, Phòng phong vận tỳ, Thần khúc khai uất, Hoàng quyển tuyên (khai thông) thận, Sài hồ thăng khí thiếu dương, Bạch liễm hoá phong trong vinh phận. Tuy có phong và chưa có phương án chuyên trị, nhưng có câu: Khi chính khí vận hành thì phong khí cũng tự khứ. Điều này phù hợp nhất ở Thự dự hoàn, và với tên của thang dược này, với tính chất không hàn không nhiệt, không khô khan không hoạt nhuận, phù hợp với tỳ và thận, được dùng làm Quân dược khiến các vị thuốc khác đều tương trợ, và đây cũng chính là đạo lý của bài thuốc.
17/ Hư lao hư phiền bất đắc miên, Toan táo thang chủ chi.
Phương thang Toan táo
Toan táo nhân 2 thăng Cam thảo 1 lạng Tri mẫu 2 lạng Phục linh 2 lạng Khung cùng 2 lạng Thẩm sư có Sinh khương 2 lạng.
5 vị thuốc trên, dùng 8 thăng nước, nấu vị Toan táo nhân còn 6 thăng, cho tất cả vào nấu còn 3 thăng, phân 3 lần uống ấm.
{Giải thích}
Đoạn văn này trình bày và phân tích biện chứng luận trị chứng hư phiền thất miên (mất ngủ). Vì can huyết không đầy đủ, huyết táo (khô ráo) sinh nhiệt, nhiệt quấy nhiễu tâm, vì thế tâm phiền mà không ngủ được, hư hoả bốc lên, vì thế miệng họng khô, đạo hãn, vựng đầu hoa mắt, huyết hư nên tâm hư, tâm hư nên hồi hộp.
Thang Toan táo nhân có vị Toan táo nhân nuôi dưỡng can huyết, an tâm thần, Xuyên khung điều can dưỡng huyết giải uất, Phục linh, Cam thảo bổ tỳ hoà trung, ninh tâm an thần, Tri mẫu tư âm giáng hoả, nuôi dưỡng âm của phế thận để trừ phiền khát.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Biên chú]: Hư lao là hư yếu, kiêm phiền là có hoả, không ngủ được là do khí không thuận, những điều này trách ở tạng tâm, khi tâm hoả mạnh, đúng là do can khí uất mà hồn bất an, mộc có thể sinh hoả, vì thế dùng vị Toan táo nhân làm quân dược nhập can an thần; Xuyên khung thông uất cho can khí, Tri mẫu mát khí của phế vị, Cam thảo tả tâm khí thực, Phục linh dẫn hạ khí về hạ tiêu là tá dược. Tuy gọi là hư phiền, mà thực ra cũng chưa từng dùng vị thuốc nào để bổ tâm.
18/五劳虚极,羸瘦腹满,不能饮食,食伤、忧伤、饮伤、房室伤、饥伤、 劳伤、经络荣卫气伤,内有干血,肌肤甲错,两目黯黑,缓中补虚,大黄𢋙丸主之。
18/Ngũ lao hư cực, luy sấu phúc mãn, bất năng ẩm thực, thực thương, ưu thương, ẩm thương, phòng thất thương, cơ thương, lao thương, kinh lạc vinh vệ khí thương, nội hữu can huyết, cơ phu giáp thác, lưỡng mục ảm hắc, hoãn trung bổ hư. Đại hoàng𢋙 hoàn chủ chi.
Phương Đại hoàng𢋙hoàn
Đại hoàng 10 phân, chưng Hoàng cầm 2 lạng Cam thảo 3 lạng Đào nhân 1 thăng Hạnh nhân 1 thăng Thược dược 4 lạng Can địa hoàng 10 lạng Can tất 1 lạng Thuỷ điệt 100 con Tề tào 1 thăng Miết trùng ½ thăng
12 vị trên, tán thành bột, luyện mật làm hoàn như hạt đậu nhỏ, uống với rượu mỗi lần n5 hoàn, ngày 3 lần.
[Từ giải]
Luy sấu (羸瘦): Thân thể cơ bắp gầy yếu vô lực
Lưỡng mục ảm hắc (两目黯黑): Có 2 loại giải thích: 1 là mắt có màu đen, hai là mắt nhìn sự vật thấy màu đen. Nên dùng cách giải thích thứ nhất.
{Giải thích}
Đoạn văn này trình bày&phân tích biện chứng luận trị chứng hư lao có ứ huyết. Do các loại tổn thương như ẩm thực, ưu tư, ẩm thương (tổn thương do uống), tổn thương do phòng thất, tổn thương do đói, lao thương, kinh lạc vinh vệ bị tổn thương, mà lao nhiệt nung nấu, khiến kinh lạc doanh vệ khí huyết vận hành không thông sướng, dẫn đến bên trong huyết bị khô, da thịt không tươi nhuận mà bị khô như có vảy; Vì máu bên trong bị khô, khí huyết không thể nuôi dưỡng bên trên, vì thế hai mắt có màu đen sẫm, ứ huyết tích tụ trong bụng, khiến bụng đầy cứng, đau mà không di động (đau cố định) , mạch thường thấy trầm huyền và sáp.
Đại hoàng miết trùng hoàn, với Đại hoang, Đào nhân nhuận huyết tả ứ; Can tất toả đi rất nhanh, phá ứ trừ tê; Mang trùng, Thuỷ điệt, Tề tào, miết trùng là những vị thuốc gốc động vật thực sự có tác dụng hoạt huyết thông kinh lạc; Thược dược, Địa hoàng có tác dụng bổ ích âm của can thận, và có ý nghĩa tăng huyết và hành ứ; Hoàng cầm, Hạnh nhân thanh phế nhiệt, lợi phế khí, trừ khứ nhiệt thì huyết, khí điều hoà thì huyết không đình trệ không khô, Cam thảo kiện tỳ, điều hoà chư dược để hoãn cấp.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Trực giải]: Trong tiết này chỉ đơn thuần trình bày về chứng huyết khô. Chính khí con người đều có thể bị tổn thương do các nguyên nhân như thất tình (cảm xúc), hoặc do ẩm thực, hoặc phòng lao (sắc dục quá độ), nội thương chính khí khiến huyết mạch ngưng trệ tích tụ , máu khô tích tụ bên trong mà bên ngoài hình thể gầy yếu. Huyết ứ tích nên không thể nuôi dưỡng da thịt, khiến da thịt khô cứng như loài giáp xác, không thể nuôi dưỡng mắt nên hai mắt đen sẫm. Dùng Đại hoàng miết giáp hoàn để trừ máu khô, khi trừ khứ được huyết khô thì tà được trừ, chính được vượng, và cũng gọi là hoãn trung bổ hư, Không có phương Đại hoàng miết giáp thì cũng không thể hoãn (thư giãn) trung bổ hư.
[Bệnh án]
Họ Thạch, nữ, 19 tuổi. Bệnh nhân hành kinh lần đầu lúc 16 tuổi, năm 18 tuổi tháng đầu lượng kinh ít, sau đó thì bế kinh, cơ thể ngày càng gầy, sắc mặt trắng bệch, ăn uống giảm, tinh thần suy nhược, huyễn vựng hồi hộp, các thày thuốc luận theo khí huyết hư nhược thường xuyên cho uống Bát trân, thang Quy tỳ, có người chẩn là hư hàn và cho uống thang Ôn kinh, uống như thế trong một thời gian, vẫn không hành kinh và thân thể ngày càng tệ, bụng dưới co thắt không thoải mái. Mạch tượng sáp, giữa lưỡi có ban màu tím. Bệnh lâu ngày khí huyết bị tổn hại, điều trị nên bổ khí dưỡng huyết. Nhưng kinh nguyệt không hành, ứ huyết gây trở ngại bên trong, nên không sinh huyết mới, vì thế phép điều trị phải thông ứ phá ứ. Điều trị phỏng theo Đại hoàng Miết giáp hoàn, công bổ kiêm trị, thuốc thang và thuốc hoàn cùng sử dụng, uống lâu dài có thể đạt được mục đích là khôi phục khí huyết, kinh nguyệt thông hành không đình bế.
Xử phương: Đương quy, Đảng sâm, Bạch truật, Thục địa mỗi vị 10g, Đào nhân, Miết trùng, Hồng hoa mỗi vị 6g, Cam thảo 4g, Đại táo 5 quả, Xuyên khung 6g, mỗi ngày uống 1 thang, Đại hoàng miết giáp hoàn mỗi lần uống 4g, ngày uống 3 lần, phương trên gia giảm sắc uống 2 tháng, cơ thể khoẻ mạnh, sắc mặt dần hồng nhuận, kinh hành 1 lần lượng kinh ít. Cho thấy phương trên thu được hiệu quả rõ rệt, lại uống thêm 1 tháng thì kinh nguyệt bình thường, hoàn toàn khỏi bệnh.
[Phụ phương]
[Thiên Kim Dực] Thang chích Cam thảo còn gọi là thang Phục mạch Trị hư lao bất túc, xuất mồ hôi mà khó chịu, mạch kết hồi hộp, hành động bình thường, không quá 100 ngày, nếu nguy cấp thì 11 ngày thì chết.
Cam thảo 4 lạng, chích Quế chi Sinh khương mỗi vị 3 lạng, Mạch môn ½ thăng Ma nhân ½ thăng Nhân sâm A giao mỗi vị 2 lạng Đại táo 30 quả Sinh địa hoàng 1 cân
9 vị thuốc trên, dùng 7 thăng rượu, 8 thăng nước, sắc 8 vị lấy 3 thăng, bỏ bã, cho A giao vào đợi tan hết, uống ấm 1 thang, ngày uống 3 lần.
{Giải thích}
Phương này trình bày & phân tích biện chứng luận trị chứng khí huyết lưỡng hư mạch kết tâm quý (hồi hộp). Tỳ vị hư nhược, khí huyết lưỡng hư, huyết mạch không dưỡng tâm, tâm hư yếu nên huyết vận hành không thông sướng, vì thế xuất hiện mạch kết đại và tâm động quý (tim đập sợ hãi), huyết mạch hư táo, không thể nhu dưỡng, vì thế mất ngủ đạo hãn, miệng họng khô khan, thân thể gầy yếu, đại tiện phân khô. Tâm huyết không đầy đủ, khí huyết không thông sướng, nên tức ngực khó chịu.
Điều trị dùng thang Chích Cam thảo, có tác dụng bổ âm huyết, thông dương khí. Trong phương có chích Cam thảo ích khí bổ trung, tác dụng chủ yếu là điều hoà trung tiêu, sinh hoá khí huyết, và là vị thuốc phục mạch căn bản, Nhân sâm, Đại táo bổ khí ích vị, tạo nguồn sinh hoá cho khí huyết; Quế chi phối Cám thảo để thông tâm dương, Sinh khương phối Bạch tửu có tác dụng thông huyết mạch; Sinh địa, A giao, Mạch đông, Ma nhân bổ tâm huyết, dưỡng tâm âm, sung dưỡng huyết mạch. Thang Chích Cam thảo lưỡng bổ âm huyết dương khí, khiến tâm khí hồi phục mà thông tâm dương, tâm huyết đầy đủ để huyết mạch sung túc, vì thế mọi chứng tự khỏi.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Luận Chú]: Đây là phương thang có tác dụng nhuận táo phục mạch thần hiệu của chứng hư lao, là người hư yếu và làm việc quá sức, để cho âm dương không đến mức ngăn cách, thì vinh vệ phải có thứ tự, có như thế nguyên khí hoặc có thể dần hồi phục. Nếu xuất hãn do vinh vệ mạnh, là không vì xuất hãn mà sảng khoái, mà trái lại là phiền muộn, đó là âm dương không hoà hợp. Mạch, cái gọi là ước thúc doanh khí, không để tán loạn chính là mạch, là nói về sức mạnh của vận hành, nay mạch kết là doanh khí không vận hành, hồi hộp là huyết khuy hư, và tâm không được nuôi dưỡng, vinh khí đã đình trệ, và càng xuất hãn thì sao không lập tức khô khan, vì tuy nội ngoại tạng phủ chưa tuyệt và hành động như bình thường, vẫn đoán rằng không quá trăm ngày, thì âm vong và dương cũng tự tuyệt (hết). Nếu bệnh nguy cấp thì tâm tuyệt trước, nên sẽ chết vào ngày thứ 11. Gọi là tâm “huyền tuyệt” (悬绝) là một loại chân tạng mạch của tâm, là mạch chết, bn sẽ chết trong vòng 9 ngày, lại gia sinh số của hoả, mà thuỷ lại không kế tiếp được, nên không thể không chết. Vì thế vị ngọt vận hành ở phần dương của cơ thể, Khương Táo ở phần dương bên trong, mà các loại dược vật nhuận dưỡng như Sâm, Giao, Ma, Mạch, Sinh địa để tư bổ tình trạng khô táo của ngũ tạng, khiến được khôi phục vận hành trong doanh phận, thì mạch tự khôi phục. Tên gọi là thang Chích Cam thảo, thổ là mẹ của vạn vật, vì thế vị Sinh địa chủ tạng tâm, Mạch đông chủ phế, A giao chủ can thận, Ma nhân chủ Can, Nhân sâm chủ nguyên khí, lại dùng chích Cam thảo là tổng chủ trì điều hoà trung tiêu. Người đời sau thích dùng Giao, Mạch, mà ngại dùng Khương, Quế, không biết rằng hàn ngưng khí táo, không có dương thì làm sao hoá giải.
{Trửu Hậu} [Thát can tán] Trị lãnh lao, lại chủ quỷ chú nhất môn tương nhiễm.
Thát can (gan rái cá) 1 bộ, sấy khô tán bột, uống 1 thìa (phương thốn chuỷ) với nước, ngày 3 lần.
[Từ giải]
Lãnh lao: Chỉ hội chứng hư lao có tính hàn.
Quỷ chú: Chỉ về tính truyền nhiễm của bệnh lao.
{Giải Thích}
Phương dược này chỉ xuất hội chứng và trị pháp của lao sát hư lao. Lao trùng truyền nhiễm vào cơ thể làm háo kiệt dương khí, tổn thương âm huyết. Dương khí hư nhược nên bệnh nhân ăn ít, mệt mỏi yếu sức. Âm huyết bị hư tổn nên bệnh nhân triều nhiệt (sốt vào khoảng giờ thân), Ở người nữ thì huyết khô bế kinh. Tân dịch không nhuận (ướt), vì thế tiếng nói khàn.
Phương này dùng 1 bộ gan rái cá, sấy khô tán thành bột để uống. Gan rái cá tính ấm, ôn dương hoá âm, có thể sát trùng và trị chứng lãnh lao.
[Tuyển chú]
[Kim Quỹ Yếu Lược Luận Chú]: Chứng lao không thể không nóng nhiệt, mà nếu chỉ nói đến lạnh, thì khí âm hàn và bệnh tà là cùng loại, bệnh tà cùng hàn xâm nhập đả kích hồn khí, khiến Thiếu dương không còn quyền lực, sức sống tận tuyệt nên không thể không chết. Lại thêm tà khí dựa vào chính khí mà gây bệnh, sức thuốc không dễ tiếp cận vì thế khó khỏi bệnh. Rái cá là thú vật thuộc âm, gan của Rái cá tăng giảm theo con trăng, là tinh khí của Thái âm, can và tỳ là cùng loại, vì thế có thể trị lãnh lao, bệnh tà sẽ chuyển hoá khi gặp chính khí. Thịt rái cá tính lạnh, chỉ duy nhất gan của rái cá có tính ôn, vì thế rất thích hợp với chứng lãnh lao, lại chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mê tín, nói chung đều thuộc âm tà, vì thế cần được chuyển hoá bằng dương thôi.
Lời kết
Thiên này bàn về hai loại bệnh là huyết và hư lao, bệnh do khí huyết hư tổn gây ra. Bệnh huyết tí là do doanh vệ không đầy đủ, cảm thụ phong tà, huyết vận hành sáp trệ mà thành bệnh, Chứng trạng chủ yếu là cục bộ cơ thể tê dại. Có thể dùng liệu pháp châm thích và thang Hoàng kỳ ngũ vật, thông dương hành tê để điều trị bệnh.
Bệnh hư lao là do các nguyên nhân như khí huyết âm dương hư tổn, chính khí không đầy đủ và âm dương mất điều hoà gây bệnh. Đến như tính chất của hư lao thì có thể phân thành 3 loại: 1/ Nguyên dương suy bại, phần lớn thiên về hàn chứng.
2/ Nếu hư dương thượng phù, phần lớn thiên về nhiệt chứng,
3/ Khí huyết không thể nhu dưỡng ngũ tạng, thì thường thấy hội chứng ngũ tạng bất túc. Nguyên tắc điều trị bệnh hư lao là: Nếu âm hư thì dưỡng âm để phối dương, dương hư thì trợ dương để phối âm, huyết hư thì bổ huyết, khí hư thì bổ khí; Nếu huyết khô mà thành lao, bên ngoài gầy yếu mà bên trong có thực (chứng) Dùng thang Đại hoàng Miết trùng hoàn hoãn trung giảm đau, bổ hư hoạt ứ; Nếu khí huyết lưỡng hư, trung khí không thiết lập, âm dương bất hoà, điều dưỡng khó khăn, có thể dùng thang Tiểu kiến trung, bổ khí của tỳ vị, hoá sinh huyết dịch, mà hoãn cấp giảm đau, điều hoà âm dương; Nếu âm dương lưỡng hư, mà tâm thận bất giao, thì dùng thang Quế chi gia Long cốt Mẫu lệ điều tiết âm dương, thu liễm tinh khí. Ngoài ra còn có Thiên hùng tán để bổ dương; Thang Toan Táo nhân để bổ huyết; Bát vị thận khí hoàn để lưỡng bổ âm dương; Thự dự hoàn để cùng chiếu cố cả chính và tà; Thang Hoàng kỳ kiến trung để điều trị chứng hư lao lý cấp; Thang Chích Cam thảo điều trị chứng tâm quý (hồi hộp) mạch kết; Thát can tán trị chứng lãnh lao… Nghiên cứu mục đích trị liệu, đều chính là “Hậu thiên chi trị bản huyết khí, tiên thiên chi trị pháp âm dương” (后天之治本血气,先天之治法阴阳)Điều trị hậu thiên căn bản là khí huyết, trị pháp của tiên thiên là âm dương mà thôi.
Trường Xuân Nguyễn Nghị