Từ điều 65 đến điều 74
65发汗后,其人脐下悸者,欲作奔豚,茯苓桂枝甘草大枣汤主之。C66
Điều 65
Phát hãn hậu, kỳ nhân tề hạ quý giả, dục tác bôn đồn, Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo thang chủ chi.
Dịch: Sau khi phát hãn, bệnh nhân dưới rốn hồi hộp, như muốn bôn đồn, thang Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo trị bệnh này.
Phương thang
Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo
Phục linh ½ cân, Cam thảo 2 lạng, Đại táo 15 quả, bổ, Quế chi 4 lạng, bỏ vỏ, dùng nước Cam lan 1 đấu, đầu tiên nấu vị Phục linh, cạn 2 thăng, cho hết vị thuốc vào, đun cạn còn 3 thăng, bỏ bã, uống lúc thuốc còn ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần. Phép làm nước Cam lan, lấy 2 đấu nước, cho vào chậu, múc nước lên rồi lại đổ xuống, đến khi trên mặt nước có rất nhiều bọt nước là được, lấy nước này để nấu thuốc.
Đoạn văn này thảo luận trị liệu hội chứng bôn đồn do tâm dương bất túc không đủ lực canh giữ trấn áp gây ra.
“Bôn đồn là tên một hội chứng. Theo {Kim Quỹ Yếu Lược – Bôn đồn khí bệnh mạch chứng trị}: Bệnh nhân cảm thấy như có khí từ bụng dưới xung lên cổ họng, khi phát tác như muốn chết được, rồi lại ngừng”, cơ bản miêu tả biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng này. Bệnh nhân cảm thấy có khí từ dưới hướng lên trên, như lợn con chạy, khi chạy qua nơi nào, sẽ xuất hiện nhiều chứng trạng. Nếu khí đến vị quản (dạ dày), sẽ có cảm giác vị quản trướng đầy; Khi đến lồng ngực, sẽ xuất hiện lồng ngực phiền muộn, hồi hộp; Đến cổ họng, sẽ có cảm giác nghẹt thở như muốn chết, thậm chí xuất nhiều mồ hôi lạnh; Có trường hợp khí xung lên đến vùng đầu, xuất hiện chóng mặt muốn té ngã. Một khi khí đã hạ, thì các chứng vừa nêu đều hết. Bệnh này có lúc phát lúc ngừng, bệnh phát tác từng trận, giữa hai kỳ phát tác người bệnh trở lại bình thường không có chứng trạng bệnh, nguyên nhân bệnh thường do dương khí ở trung tiêu và thượng tiêu không đầy đủ, khí hàn thuỷ ở hạ tiêu phạm lên trên, tức là thuỷ khắc hoả, âm tranh đấu với dương gây ra bệnh.
Gọi là “đồn”, chính là chỉ về con lợn nhỏ, một là mô tả khí bốc lên nhanh như lợn con chạy băng băng, hai có ý chỉ lợn là súc vật nuôi ướt (thuỷ súc) dùng để thí dụ là hơi nước xung lên gây hoạn. Do thường đột nhiên phát tác nên gọi là “bôn đồn” thí dụ khí xung lên trên như giận dữ. Cảm giác sợ hãi ở dưới rốn là chứng trạng báo trước của cơn phát tác bệnh bôn đồn, tức là “Dục tác bôn đồn”, chính là nước và khí tương tranh ở dưới rốn, là chứng muốn xung lên mà chưa xung được. Trong tình huống sinh lý bình thường, tâm là đại chủ (ông chủ lớn) của ngũ tạng lục phủ, là dương trong Thái dương, trấn thủ ở trên, chiếu sáng khắp nơi, khiến cho thuỷ khí ở hạ tiêu bằng an phục tùng không biến động, tỳ là trung ương thổ, vận hoá thuỷ thấp, tựa như con đê ở giữa, có thể bảo hộ tạng tâm không bị khí hàn thuỷ ở hạ tiêu xâm phạm. Nếu như phát hãn quá độ làm tổn thương dương của Tâm Tỳ, hoặc bệnh nhân có tố chất Tâm Tỳ dương hư, tâm dương không thể trấn thủ ở trên, Tỳ thổ không thể canh giữ ở giữa, khí hàn thuỷ ở hạ tiêu sẽ từng bước muốn động, muốn thừa cơ hội bên trên suy kém mà xâm phạm lên, biểu hiện bằng chứng hồi hộp ở bụng dưới. Cần phải dùng thang Linh Quế Táo Cam ôn dương phạt thuỷ giáng trọc, đề phòng bệnh từ lúc chưa xảy ra.
Phục linh Quế chi Cam thảo Đại táo thang với thang Quế chi Cam thảo là phương căn bản, Vị cay vị ngọt hợp lại hoá thành dương (Tân cam hợp hoá vi dương) để bổ tâm dương hư, Phục linh ngọt nhạt, mạnh tỳ khí, củng cố đê điều, thông lợi thuỷ tà, vận hành tân dịch, còn có thể an hồn phách, nuôi dưỡng tâm thần. Lượng dùng đạt đến nửa cân, lại cho vào nấu trước, mục đích tăng cường tác dụng kiện tỳ lợi thuỷ, để chế ngự thuỷ ở dưới. Đại táo kiện tỳ bổ trung, khiến khí ở trung tiêu đầy đủ, đê điều kiên cố, để đề phòng thuỷ khí tràn lên. Bởi vì chính thuỷ khí là tai hoạ nên phải dùng nước Cam lan mà không dùng nước bình thường, để đề phòng nước bình thường hỗ trợ bệnh tà. Nước Cam lan hoặc gọi là Lao thuỷ. Theo tham khảo, thang Bán hạ thuật mễ trong nội kinh cũng dùng nước này để sắc thuốc.
66发汗后,腹胀满者,厚朴生姜甘草半夏人参汤主.之C67
Điều 66
Phát hãn hậu, phúc trướng mãn giả, Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm thang chủ chi.
Dịch: Sau khi phát hãn, bụng trướng đầy, thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm điều trị bệnh này.
Thang phương Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm: Hậu phác nửa cân, bỏ vỏ, Sinh khương nửa cân, thái mỏng Bán hạ nửa cân, rửa Nhân sâm 1 lạng, Cam thảo 2 lạng, tất cả 5 vị, dùng 1 đấu nước, nấu lấy 3 thăng, bỏ bã, uống lúc thuốc còn ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần.
Đoạn văn này thảo luận điều trị chứng bụng trướng do tỳ hư.
Bụng trướng đầy là chứng trạng thường gặp trên lâm sàng, bệnh cơ (Phát sinh, phát triển, biến hoá và kết cục của bệnh=Bệnh cơ) có hư thực hàn nhiệt khác nhau. Đại tiện táo kết, phủ khí không thông sướng, trong bụng bĩ mãn (cứng đầy), đau và không thích ấn nắn, chính là chứng dương minh vị gia thực (vị gia thực là thực chứng của dạ dày và ruột); Phân lỏng hạ lợi, trong bụng trướng đầy, đau bụng và thích ấn nắn, chính là chứng thái âm tỳ gia hư. Nhưng chứng bụng trướng đầy đề cập trong đoạn văn này khác với hai loại trên, chính là do phát hãn làm tổn thương tỳ khí, hoặc tố chất tỳ khí hư nhược, từ đó công năng vận hoá thuỷ thấp suy kém, thấp lưu lại sinh đàm, đàm thấp gây trở ngại ở trung tiêu, dẫn đến khí cơ (thăng giáng xuất nhập) bị cản trở. Với biện hư chứng, có một phương diện là tỳ khí bất túc; Với biện thực chứng, lại có một phương diện là đàm thấp ngưng kết, khí cơ nghẹt tắc trở ngại. Chứng này không hư không thực, thuộc chứng hư thực hỗn hợp, hư và thực cái nào nổi trội? cụ thể là hư ba phần thực bảy phần, điều trị nên kiện tỳ lợi khí, ôn vận khoan trung, dùng thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm. Trong thang Hậu phác Sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm, Hậu phác hạ khí táo thấp, tiêu trừ đầy trướng; Sinh khương tân tán thông dương, kiện vị tán đàm thuỷ; Bán hạ hoà vị khai kết, táo thấp trừ đàm. Ba vị thuốc này lượng sử dụng khá lớn, để khai mở sự trì trệ của đàm và khí. Nhân sâm, Cam thảo là một nửa thang Lý trung, có thể mạnh tỳ khí, thúc đẩy năng lực vận hoá. Nếu chỉ dùng các vị thuốc tiêu đàm lợi thuỷ, e rằng sẽ khiến tỳ khí càng hư tổn hơn, vì thế cần phải phối hợp với vị ngọt bổ (cam bổ); Nếu phối hợp với nhiều vị ngọt bổ, lại e rằng chứng đầy bụng tăng nặng, vì thế lượng Sâm, Thảo không nên sử dụng quá nhiều. Toàn phương nặng nhẹ phối ngẫu, cộng thành 3 phần bổ 7 phần tiêu, dùng cả hai phép công và bổ, có thể gọi đây là mẫu mực trị liệu của chứng trong hư có thực.
Trên lâm sàng mà thấy chứng tỳ hư khí trệ bụng đầy trướng xuất hiện sau khi phát hãn, công hạ hoặc chưa phát hãn, công hạ, đều có thể dùng thang Hậu phác sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm. Người viết đã từng hội chẩn một bệnh nhân viêm gan mạn tính, kể rằng bụng trướng không chịu nổi, sau buổi trưa càng nặng, tự cảm thấy khí nghẹt tắc trong bụng, trên dưới không thông, ợ hơi không được, trung tiện cũng không thể, yêu cầu y sinh giải trừ nỗi khổ trướng bụng. Sau đó người viết dùng phương thang này gia giảm, khiến bụng trướng giảm. Khi dùng thang Hậu phác sinh khương Cam thảo Bán hạ Nhân sâm, nên chú ý dùng lượng Hậu phác, sinh khương nhiều, lượng Sâm, Thảo nên ít, nếu ngược lại thì chứng trướng đầy trướng bụng khó trừ.
67伤寒若吐若下后,心下逆满,气上冲胸,起则头眩,脉沉紧,发汗则动经,身为振振摇者,茯苓桂枝白术甘草汤主之。C68
Điều 67
Thương hàn nhược thổ nhược hạ hậu, tâm hạ nghịch mãn, khí thượng xung hung, khởi tắc đầu huyễn, mạch trầm khẩn, phát hãn tắc động kinh, thân vi chấn chấn dao giả, Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo thang chủ chi.
Dịch: Thương hàn nếu sau khi dùng phép thổ phép hạ, dưới tim nghịch đầy, khi xung lên lồng ngực, dậy (giường) thì đầu huyễn, mạch trầm khẩn, phát hãn thì động kinh mạch, thân thể run rẩy dao động, thang Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo trị bệnh này.
Phương thang Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo: Phục linh 4 lạng, Quế chi 2 lạng, bỏ vỏ Bạch truật 2 lạng, Cam thảo 2 lạng nướng
4 vị thuốc trên, dùng 6 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã, chia 3 lần uống thuốc ấm.
Đoạn văn này thảo luận về hội chứng và trị liệu của thuỷ khí thượng xung.
Thái dương thương hàn, điều trị cơ bản là phát hãn giải biểu nhưng lại dùng phép thổ, phép hạ, khiến cho dương khí ở trung tiêu bị tổn thương, hình thành tâm tỳ dương khí hư mà xuất hiện hội chứng thuỷ khí thượng xung. “Tâm hạ nghịch mãn”, là chỉ vùng vị quản (dạ dày) do khí nghịch lên mà có cảm giác trướng đầy, đồng thời có cảm giác “Khí thượng xung hung” (khí xông lên ngực). Liên quan đến hội chứng khí thượng xung, trên lâm sàng còn có thể thấy khí xung lên đến cổ họng mà có cảm giác khó thở, nghẹt thở. Thời gian người viết ở thành Kinh Tây, một vị học sinh tiếp chẩn một bệnh nhân lão phụ, theo lời kể bệnh nhân có cảm giác như có một vật ở trong họng, thổ không ra, nuốt không xuống, căn cứ theo tình hình bệnh bắt đầu cho uống Tứ thất thang, uống liên tục một số thang nhưng không hiệu quả. Người viết khám lần 1, bệnh nhân rêu lưỡi ướt và trơn, sáu mạch huyền, còn có cảm giác khí thượng xung, đến khi khí xung lên đến cổ họng thì cảm giác che lấp khó chịu đặc biệt nghiêm trọng, mà còn có các chứng trạng như hoảng hốt, tim đập nhanh. Người viết chẩn đoán đây là thuỷ khí thượng xung, thay đổi thuốc cho uống Linh Quế truật Cam thang, chỉ uống 1 thang đã có hiệu quả. Trên lâm sàng cũng thường gặp các trường hợp bệnh tương tự, chỉ bất quá đây là trường hợp khá điển hình mà thôi. “Khởi tắc đầu huyễn” (起则头眩) dậy giường thì choáng đầu hoa mắt, là chỉ về chứng đầu vựng tệ hại, bệnh nhân chỉ có thể nằm yên mà không dám rời khỏi giường để hoạt động. Có hai nguyên nhân tạo thành chứng huyễn vựng, một là dương của tạng Tâm và tạng Tỳ bị hư tổn, khí thanh dương không đủ để nuôi thanh khiếu ở trên; Hai là thuỷ khí thượng xung, âm đấu tranh với dương, thanh dương bị khí thuỷ hàn che lấp.
“Mạch trầm khẩn”, ý đúng là trầm huyền, mạch trầm chủ ở lý (bên trong), lại chủ về thuỷ bệnh, mạch huyền chủ về ẩm tà, mạch trầm huyền chính là hình tượng mạch của thuỷ khí gây bệnh, những mạch chứng nêu trên nêu lên vấn đề là chứng thương hàn sau khi đã dùng phép thổ và phép hạ thì bệnh đã rời khỏi biểu, đương nhiên là không thể tái sử dụng phép phát hãn để giải biểu. Nếu như tái sử dụng giải biểu phát hãn, có thể gây tổn thương khí của kinh mạch, tức là “Phát hãn tắc động kinh” (发汗则动经), khiến dương khí càng hư tổn hơn, không thể nuôi dưỡng gân mạch, “Thân vi chấn chấn dao” (身为振振摇), là chi thể run rẩy dao động, trường hợp nặng có thể đứng không vững. Điều trị nên dùng phép ôn dương kiện tỳ, giáng trọc lợi thuỷ, bệnh nhẹ dùng Linh Quế truật Cam thang, dương hư nặng dùng Chân võ thang.
Linh Quế Truật Cam thang là đại biểu của các thang tễ Linh Quế, sở trường về trị chứng thuỷ khí thượng xung, lại có thể trị chứng đàm ẩm lưu lại ở trong. Trong phương có Phục linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thuỷ, Quế chi, Cam thảo bổ tâm dương. Đồng thời, Quế chi lại có sở trường giáng khí xung nghịch rất tốt. Trên lâm sàng nếu như linh hoạt gia giảm thang Linh Quế Truật Cam, sẽ thu được hiệu quả 10 phần tốt: Như quá nhiều đàm thấp, có thể dùng phối hợp với thang Nhị Trần; Nếu chóng mặt nặng có thể gia Trạch tả; Kèm theo nóng mặt, tâm phiền, chính là dương khí tương bác với thuỷ khí có biểu hiện hư nhiệt, có thể gia Bạch vi; Kiêm bệnh cao huyết áp, có thể gia Ngưu tất, Hồng hoa, Tây thảo; Kèm theo mạch kết đại, khứ Bạch truật, gia Ngũ vị tử; Kèm theo ho suyễn, Mặt mắt phù thũng, tiểu tiện bất lợi, khứ Bạch truật, gia Hạnh nhân hoặc Ý rĩ nhân; Kèm theo đêm ngủ sợ hãi hồi hộp bất an, gia Long cốt, Mẫu lệ….
Thang Linh Quế Truật Cam ôn trung giáng nghịch, chủ yếu để điều trị khí thượng xung nghịch. Có nhà chú thích cho rằng, thuỷ tà thuộc âm, tình trầm giáng, bản chất không cần phải cho là xung nghịch lên trên, nếu như thấy các chứng trạng thượng xung như tâm hạ nghịch mãn, khí xung lên lồng ngực, tim hồi hộp, chóng mặt, thường là có liên quan xen lẫn với Can khí thượng nghịch. Vị Quế chi cay ấm có mùi thơm, có thể ôn thông tâm dương, lại có thể sơ tiết tạng Can giáng khí, điều trị chứng thuỷ khí thượng xung tất sử dụng Quế chi. Ở điều 29 cũng chính là chứng Thuỷ ẩm, nhưng chỉ có “Tâm hạ mãn”, mà thêm nữa đồng thời không có “Tâm hạ nghịch mãn”, cũng không có hội chứng thượng xung, vì thế dùng thang Quế chi khứ Quế gia Phục linh. Có thể thấy, đều là thuỷ ẩm gây bệnh, trị liệu dùng Quế với khứ Quế khác nhau, điểm quyết định là ở chỗ có hay không có hội chứng thượng xung.
Phạm vi điều trị của thang Linh Quế Truật Cam rất rộng, gia giảm biến hoá rất linh hoạt, nhưng giảm vị thuốc đều là bỏ Bạch truật, nhưng giữ nguyên Phục linh, Quế chi, Cam thảo không thay đổi. Đây gọi là “Linh Quế tễ”, tái gia Hạnh nhân chính là thang Linh Quế Hạnh Cam, tái gia Sinh khương chính là thang Linh Quế Khương, lại gia Ngũ vị tử thành thang Linh Quế Vị Cam.
68发汗,病不解,反恶寒者,虚故也,芍药甘草附子汤主之。C69
Điều 68
Phát hãn, bệnh bất giải, phản ố hàn giả, hư cố dã, Thược dược Cam thảo Phụ tử thang chủ chi.
Dịch: Dùng phép phát hãn, bệnh không giải, lại sợ lạnh, là hư chứng, thang Thược dược Cam thảo Phụ tử chủ trị bệnh này.
Phương thang Thược dược Cam thảo Phụ tử: Thược dược 3 lạng, Cam thảo 3 lạng, Phụ tử 1 củ, nướng, bỏ vỏ, bổ làm 8
Ba vị thuốc dùng 5 thăng nước, nấu còn 1 thăng 5 hợp, bỏ bã, phân ra uống thuốc còn ấm, nghi ngờ đây không phải ý của Trọng Cảnh.
70发汗后,恶寒者,虚故也;不恶寒,但热者,实也。当和胃气,与调胃承气汤。C71
Điều 70
Phát hãn hậu, ố hàn giả, hư cố dã; Bất ố hàn, đãn nhiệt giả, thực dã. Đương hoà vị khí, dữ điều vị thừa khí thang.
Dịch: Sau khi phát hãn, bệnh nhân ghét lạnh là thuộc hư chứng; Không ghét lạnh, nhưng phát nhiệt, là thực chứng. Nên hoà vị khí, dùng thang Điều vị thừa khí.
Điều 69 và điều 71 có tương quan mật thiết. Vì thế chúng tôi đem hai điều này hợp lại để học tập.
Hai điều này cho thấy: Phát hãn có thể gây tổn thương dương, cũng có thể tổn thương tân dịch, tổn thương dương thường theo hàn hoá, tổn thương tân dịch thường theo táo (khô khan) hoá. Nghiên cứu nguyên nhân, phát bệnh phân ra hàn nhiệt, có phân biệt âm dương. Những điều này thể hiện tư tưởng biện chứng của trung y không máy móc, mà chính là do con người mà khác biệt.
“Phát hãn, bệnh bất giải, phản ố hàn, hư cố dã” Phát hãn, bệnh không giải, lại sợ lạnh, là hư chứng, như thế nào thì cần phát hãn? Ý tại ngôn ngoại, đó là có biểu chứng. Biểu chứng sẽ có cảm giác sợ lạnh, “Hữu nhất phân ố hàn tiện hữu nhất phân biểu chứng” (有一分恶寒便有一分表证) còn một phân sợ lạnh là còn một phân biểu chứng), trải qua phát hãn sẽ được giải trừ. Nếu như sau khi phát hãn “phản ố hàn” (lại sợ lạnh), chỉ ra rằng chứng trạng sợ lạnh không chỉ là không giải trừ bệnh, mà bệnh còn nghiêm trọng hơn. Dựa theo mạch để biện chứng, nếu như mạch phù, phù là bệnh ở biểu, là còn có thể phát hãn. {Thương Hàn Luận} có thuyết “Nhất hãn bất dũ nhi tái hãn”, (Một lần phát hãn bệnh không khỏi thì có thể phát hãn lại) “Nhất hạ bất dũ khả tái hạ”(Một lần công hạ bệnh không khỏi thì có thể công hạ lại). Nếu như mạch không phù, ngược lại thấy mạch trầm, trì, thì sợ lạnh chính là do “Hư cố dã” (là do hư tổn), sau khi phát hãn đã tổn thương khí của doanh vệ, không thể làm cho thể biểu kiên cố chặt chẽ, cũng không thể làm ấm cơ nhục, tốt thấu lý, nên xuất hiện sợ lạnh.
Đối với tình huống này, không cần tái phát hãn, nên dùng thang Thược dược Cam thảo Phụ tử để điều trị. Thược dược phối Cam thảo, là toan cam hoá âm (chua ngọt hoá âm), chủ yếu bổ cho doanh âm; Phụ tử phối Cam thảo, tân cam hoá dương (cay ngọt hoá dương), chủ yếu bổ cho vệ dương.
“Bất ố hàn, đãn nhiệt giả”(Không sợ lạnh, nhưng nóng), chữ “đãn”(nhưng) có ý giới hạn, nhấn mạnh chỉ có phát nhiệt, không có sợ lạnh. Không sợ lạnh, cho thấy phát nhiệt không do biểu chứng gây nên. Sau khi phát hãn, tân dịch bị tổn háo, trong dạ dày khô khan, tuy biểu đã giải nhưng bên trong (lý) chưa hoà, sẽ xuất hiện bốc nóng, cũng chính là “đãn nhiệt giả”. “Thực dã”, là dương minh vị gia thực (thực chứng của dạ dày và ruột).
Tuy nhiên chính là dương minh thực chứng, nhưng chưa đạt đến mức độ đại tiện táo kết, chỉ là bốc nóng thôi, nên không dùng thang Tiểu thừa khí để trị chứng phân cứng, cũng không sử dụng thang Đại thừa khí để trị chứng đại tiện táo kết, chỉ cần dùng thang Điều vị thừa khí “vi hoà vị khí”( 微和胃气)hoà vị khí nhẹ nhàng, là có thể thanh được nhiệt trong vị.
Điều này là một vấn đề, hai phương diện, đều là sau khi phát hãn bệnh không giải, đã có dương hư hàn, cũng có tân dịch bị tổn thương hoá táo chứng, thể hiện được tư tưởng biện chứng luận trị của Trung y.
69发汗若下之,病仍不解,烦躁者,茯苓四逆汤主之。C70
Điều 69
Phát hãn nhược hạ chi, bệnh nhưng bất giải, phiền táo giả, phục linh tứ nghịch thang chủ chi.
Dịch: Phát hãn hoặc công hạ, không khỏi bệnh, bực bội khó chịu, Thang Phục linh tứ nghịch chủ trị bệnh này.
Phương thang Phục linh Tứ nghịch:
Phục linh 6 lạng
Nhân sâm 1 lạng
Cam thảo 2 lạng
Can khương 1,5 lạng
Phụ tử 1 củ dùng sống bỏ vỏ bổ làm 8
Năm vị thuốc , dùng 5 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã, uống ấm 7 hợp, ngày uống 3 lần. (1 thăng= 10 hợp)
Đoạn văn này (điều 69) thảo luận về chứng và trị liệu của dương hư phiền táo do điều trị nhầm gây nên. “Phát hãn nhược hạ chi” câu này không nói là đã phát hãn, lại tả hạ và đã trải qua 2 lần điều trị lầm, mà chính là có ý nói hoặc là phát hãn, hoặc là tả hạ, và chỉ là một lần điều trị sai lầm. “Nhược” chính là từ chưa xác định (ở đây dùng nghĩa “hoặc”).
“Bệnh nhưng bất giải”, bệnh này vẫn chưa biến chuyển tốt, đã xuất hiện tiêu chảy, tứ chi quyết lãnh, trong đó chứng trạng phiền táo (bực bội) là tương đối nổi trội. Đó chính là do phát hãn nhầm hoặc tả hạ nhầm mà có, không những tổn thương dương khí, cũng tổn thương cả tỳ khí. Dương hư khiến âm thịnh, âm dương tương bác, nên thấy khó chịu. Sau khi sắc uống theo phép của Đại thanh long thang có “Hãn đa vong dương, toại hư, ố phong phiền táo”( 汗多亡阳, 遂虚, 恶风烦躁)Nhiều mồ hôi vong dương, vì thế bị hư tổn, sợ gió bực bội, có thể chứng thực cho đoạn văn này, bao gồm cả điều văn của hội chứng Can khương phụ tử thang. Bệnh lâu ngày thấy bệnh nhân phiền táo (khó chịu), thường thường là phản ứng của dương khí sắp mất, âm khí độc thịnh, chính là một hiện tượng rất nguy hiểm. So sánh mà nói, hội chứng Can khương phụ tử thang chính là “Mạch trầm vi, chú nhật phiền táo bất đắc miên, dạ nhi an tĩnh, bất ẩu, bất khát, vô biểu chứng, thân vô đại nhiệt giả” (Mạch trầm vi, ban ngày khó chịu không ngủ được, ban đêm yên tĩnh, không ẩu thổ, không khát, không biểu chứng, thân không nóng lắm), đã có dấu hiệu vong dương, phiền táo thông thường khá nặng. Hội chứng của Phục linh Tứ nghịch thang chính là “烦躁者” (Phiền táo giả), chỉ là dương hư, chứng phiền táo thông thường khá nhẹ.
Đối với loại tình huống này, nên dùng “Phục linh tứ nghịch thang chủ chi”. Phục linh tứ nghịch thang chính là Tứ nghịch thang gia Nhân sâm, Phục linh. Tứ nghịch thang hồi dương cứu nghịch, Nhân sâm, Phục linh bổ trung ích khí, Phục linh còn có khả năng an thần định chí. Thành Vô Kỷ viết:“若病仍不解,则发汗外虚阳气,下之内虚阴气,阴阳俱虚,邪独不解, 故生烦躁,与茯苓四逆汤,以扶阴阳之气。”Nhược bệnh nhưng bất giải, tắc phát hãn ngoại hư dương khí, hạ chi nội hư âm khí, âm dương câu hư, tà độc bất giải, cố sinh phiền táo, dữ Phục linh tứ nghịch thang, dĩ phù âm dương chi khí”(Nếu bệnh vẫn không giải trừ, thì phát hãn bên ngoài hư tổn dương khí, hạ bên trong hư tổn âm khí, âm dương đều hư, bệnh tà không giải, nên sinh phiền táo, với Phục linh tứ nghịch thang, để phù trợ khí của âm dương.)
Cũng chính là nói, bệnh này thuộc âm dương lưỡng hư, dùng Tứ nghịch thang để bổ dương, dùng Nhân sâm và Phục linh để bổ âm, chính là phép âm dương lưỡng bổ. Chẳng qua khi đem câu “Phát hãn nhược hạ chi” cho là đồng thời tiến hành (cả hãn và hạ pháp), đây chính là điểm không đúng.
Thang Phục linh tứ nghịch điều trị chứng dương hư với điều kiện đầu tiên là phiền táo, sức thuốc nhẹ hơn so với Can khương Phụ tử thang, phép uống khác với Can khương Phụ tử thang, “Năm vị thuốc, dùng 5 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã, uống lúc thuốc còn ấm 7 hợp, ngày uống 3 lần”, không giống cách uống “顿服” (đốn phục) (uống hết 1 lần) của Can khương Phụ tử thang, là cần nóng, cần uống nhanh chóng, yêu cầu ngay lập tức không trì hoãn.
71太阳病,发汗后,大汗出,胃中干,烦躁不得眠,欲得饮水者,少少与饮之,令胃气和则愈。若脉浮,小便不利,微热消渴者,与五苓散主之。C72
Điều 71
Thái dương bệnh, phát hãn hậu, đại hãn xuất, vị trung can, phiền táo bất đắc miên, dục đắc ẩm thuỷ giả, thiểu thiểu dữ ẩm chi, linh vị khí hoà tắc dũ. Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả, Ngũ linh tán chủ chi.
Dịch: Bệnh ở kinh Thái dương, sau khi phát hãn, xuất nhiều mồ hôi, dạ dày bị khô, bực bội không ngủ được, nếu khát nước, uống chút một, làm cho vị khí hoà thì khỏi bệnh. Nếu mạch phù, tiểu tiện không thuận lợi, là tiêu khát vì nóng, thang Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Phương Ngũ linh tán: Trư linh 18 thù, bỏ vỏ (1 thù = 1/24 lạng)
Trạch tả 1 lạng 6 thù
Phục linh 18 thù
Quế chi ½ lạng, bỏ vỏ
Bạch truật 18 thù
Tán 5 vị thuốc thành bột
Hoà với bạch ẩm (nước trong, nước gạo, rượu trắng) uống 1 muỗng nhỏ, ngày 3 lần, thường do uống với nước nóng, xuất hãn mà khỏi bệnh.
Đây là đoạn văn thảo luận chứng và trị liệu của hội chứng Ngũ linh tán trong phủ chứng Thái dương. Vì bàng quang là khí hàn thuỷ, vì thế Thái dương bệnh có khá nhiều hội chứng hàn thuỷ. {Nội kinh}viết: “Thái dương chi thượng, hàn khí trị chi, trung kiến Thiếu âm” (太阳之上,寒气治之,中见少阴), cho thấy Thái dương chính là kinh bản hàn tiêu nhiệt (gốc lạnh, ngọn nóng).
Tiết này cần phân thành hai đoạn để nhận thức, một đoạn là “Thái dương bệnh, phát hãn hậu, đại hãn xuất, vị trung can, phiền táo bất đắc miên, dục đắc ẩm thuỷ giả, thiểu thiểu dữ ẩm chi, linh vị khí hoà tất dũ”, chính là bút pháp giả khách định chủ. Đoạn thứ hai “Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả, Ngũ linh tán chủ chi.” mới chính là chủ đề của đoạn văn, chính là hội chứng Ngũ linh tán.
“Thái dương bệnh, phát hãn hậu, đại hãn xuất” (Thái dương bệnh, sau khi phát hãn, hãn xuất quá nhiều), phát hãn thái quá, nên sẽ “Vị trung can” (khô trong dạ dày), vị là bể chứa thuỷ cốc, tân dịch cạn khô, dương khí có thừa, nên sẽ “phiền táo, bất đắc miên”(bực bội, không ngủ được).
“Dục đắc ẩm thuỷ giả” (muốn được uống nước), trong dạ dày tân dịch khô cạn, sẽ cầu ở ngoài, cần uống nước để tư nhuận táo. “Thiểu thiểu dữ ẩm chi”, (uống ít nước một), cách muốn uống nước (ít một) cũng là một loại trạng thái bệnh, đã trải qua vị khí bất hoà, nếu uống nhanh uống nhiều, sẽ dễ sản sinh vấn đề nước bị đình trệ lại. “Linh vị khí hoà tắc dũ” (Làm cho vị khí hoà thì khỏi bệnh), nước đến dạ dày, dạ dày hết khô khan, vị khí điều hoà, bệnh liền biến chuyển tốt, trên thực tế chính là “Âm dương tự hoà tất tự dũ”(Âm dương tự hoà tất tự khỏi bệnh). Dạ dày khô khan nhẹ, còn có thể hoá sinh tân dịch, có thể thông qua các phương pháp bổ thuỷ này để trị liệu mà không cần dùng thuốc.
Dạ dày khô khan khá nặng, các phương pháp bổ thuỷ thông thường không thể khỏi bệnh, cần cân nhắc sử dụng thang Bạch hổ, Bạch hổ gia Nhân sâm thang để trị liệu.
“Nhược mạch phù, tiểu tiện bất lợi, vi nhiệt tiêu khát giả”, mạch phù, vi nhiệt, cho thấy biểu không được giải. Biểu của Thái dương gọi là Thái dương kinh chứng, kinh với phủ như cây với cành, chính là liên hệ chỉnh thể. Do hội chứng của kinh biểu không giải, lại thêm ra quá nhiều mồ hôi, phủ khí bàng quang không thuận lợi, công năng khí hoá thất thường, sẽ xuất hiện tiểu tiện bất lợi. Tiểu tiện bất lợi, tân dịch sẽ không lưu thông, nên xuất hiện tiêu khát. Tiêu khát là gì? Khát thì muốn uống nước, sau khi uống tiểu tiện bất lợi, hình thành tích trữ nước, chính là nước bị đình ứ trong bàng quang. Bàng quang đình ứ nước, tân dịch sẽ không phân bố ra khắp nơi. Phàm đã có nơi bị đình ứ tất sẽ có nơi thiếu thốn, y như miệng khát, đúng là tiêu khát.
Hội chứng Ngũ linh tán bị gọi là hội chứng Bạch hổ thang giả.
“Bạch hổ phiền khát nhiệt dương minh”, cũng sẽ xuất hiện bực bội (phiền táo), khát nước, nhưng cũng chính là đại nhiệt ở dương minh khí phận gây ra. Hội chứng Ngũ linh tán chính là do bàng quang tích trữ nước gây ra, mà điểm biện chứng chính yếu là tiểu tiện bất lợi, khác với hội chứng Bạch hổ thang, vị trí bệnh của chứng vị táo (khô khan) ở dương minh vị, ở trung tiêu; Ngũ linh tán chứng có vị trí bệnh tại Thái dương bàng quang, ở hạ tiêu.
Ngũ linh tán chứng (Hội chứng ngũ linh tán) trên thực tế chính là chứng biểu lý của Thái dương, hoặc giả chính là kinh phủ chứng của Thái dương, bên ngoài có Thái dương kinh chứng, bên trong có phủ chứng của bàng quang khí hoá bất lợi, điều trị nên phát hãn lợi tiểu tiện, dùng Ngũ linh tán để trị bệnh này. Ngũ linh tán gồm 5 thành phần: Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, Bạch truật, tán thành bột để uống. “Dĩ bạch ẩm hoà”, chính là dùng nước gạo nóng hoà thuốc vào để uống. “Phục phương thốn chuỷ” , phương thốn chuỷ là một loại khí cụ dùng để đong thuốc thời cổ đại, lớn khoảng 1 thốn, một phương thốn chuỷ vào khoảng 3 đồng cân (12g), mỗi ngày uống 3 lần. “Uống nhiều nước ấm, xuất hãn khỏi bệnh”, quyển thứ tư của {Ngoại đài bí yếu} phần sau phép uống Ngũ linh tán nhắc nhở nên uống nhiều nước ấm “Để trợ sức thuốc” , cũng chính là tăng cường lực phát hãn, cũng tương tự như sau khi uống thang Quế chi lại uống cháo nóng loãng để có lực hỗ trợ phát hãn giải cơ.
Ngũ linh tán là phép lưỡng giải, đã phát hãn lại lợi tiểu tiện, khiến ngoại khiếu lợi mà hạ khiếu thông (Khiếu bên ngoài lợi mà khiếu bên dưới thông). Khiếu bên ngoài là da lông thớ thịt, khiếu bên dưới là đường tiểu (niệu đạo), ý nghĩa tổ chức của Ngũ linh tán có điểm giống nhau nhất định với thang Tiểu thanh long, thang Tiểu thanh long có tác dụng bên ngoài giải biểu hàn, bên trong tán hàn ẩm; Ngũ linh tán cũng bên ngoài tán biểu tà bên trong lợi thuỷ khí, đều là thang tễ lưỡng giải biểu lý. Nếu không có biểu chứng, chỉ là chứng tích ứ nước do tiểu tiện bất lợi, cũng có thể dùng Ngũ linh tán, vì thế không bị biểu chứng giới hạn. Linh giả lệnh dã (linh cũng có âm là lệnh), có thể thông phế, lợi tam tiêu, để đến bàng quang, “Phế vi tương truyền chi quan, trị tiết xuất yên” (Phổi là quan chủ về pháp độ), cũng có thể nói “Ngũ linh tán giả, thông hành tân dịch, khắc phạt thuỷ tà, dĩ hành trị tiết chi lệnh dã.” (Ngũ linh tán, thông hành tân dịch, khắc phạt thuỷ tà, lấy lưu thông để giữ gìn quy củ chế độ) Nói theo phương diện lớn, là có thể điều tiết âm dương khí thuỷ trên cơ thể. Nội kinh viết: “少阳属肾,上连于肺,故将两脏?”(Thiếu dương thuộc thận, bên trên nối với tạng phế, nên nuôi dưỡng hai tạng?), Thiếu dương chính là Thủ thiếu dương tam tiêu, “Ẩm thực vào vị, tràn đầy tinh khí, chuyển lên tạng tỳ, tỳ khí phân tán tinh, đưa về tạng phế, thông điều thuỷ đạo”, thuỷ đạo chính là tam tiêu. Thuỷ và khí chính là cơ sở vật chất của âm dương thăng bằng. Ngũ linh tán lợi tiểu tiện, trên thực tế là lợi tam tiêu, cũng chính là lợi phế khí. Vì thế, cũng không bị bàng quang hạn chế.
Ứng dụng lâm sàng của ngũ linh tán gồm 3 phương diện chủ yếu. Thứ nhất, lợi thuỷ để lưu thông tân dịch; Thứ hai, lợi thấp tà; Thứ ba; Trị phong thấp dịch khí. Lợi thuỷ, thể hiện tại Ngũ linh tán điều trị chứng tích ứ nước ở kinh thái dương. Lợi thấp, thể hiện tại bệnh vàng da loại hình thấp nhiều hơn nhiệt của Nhân trần ngũ linh tán trong {Kim Quỹ Yếu Lược}. Trị phong thấp dịch khí, ghi lại trong {Bác Văn loại Toản} giao mùa Xuân Hè và giao mùa Hè Thu, “Lâm vũ sạ yết, địa khí chưng uất, linh nhân sậu bệnh”( 淋雨歇,地气蒸郁,令人骤病)Hết mưa dâm, hơi đất bốc lên, khiến người ta đột nhiên bị bệnh, không những mưa, khí trời còn nóng, hơi đất bốc lên, khí ẩm ướt dầy đặc trong trời đất, khiến người ta phát bệnh, có thể dùng Ngũ linh tán để điều trị bệnh.
72 发汗已,脉浮数,烦渴者,五苓散主之。
C73
Điều 72
Phát hãn dĩ, mạch phù sác, phiền khát giả, Ngũ linh tán chủ chi
Dịch: Đã phát hãn, mạch phù sác, rất khát nước, thang Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Đoạn văn này thảo luận bổ túc tiếp theo điều 71 về mạch chứng của Ngũ linh tán.
Thái dương bệnh sau khi phát hãn, biểu tà chưa hết hẳn, nên thấy mạch phù sác. Biểu tà theo kinh đi vào trong lý, bàng quang không thể khí hoá nên hạ tiêu tích ứ nước, tân dịch không thể đưa lên trên, nên thấy tâm phiền, khát nước. “Phiền khát” cũng là rất khát. Phàm là Thái dương bàng quang tích ứ nước, tất sẽ xuất hiện chủ chứng là tiểu tiện không thuận lợi. Trị liệu vẫn dùng Ngũ linh tán có tác dụng phát hãn lợi tiểu tiện.
73伤寒汗出而渴者,五苓散主之。不渴者,茯苓甘草汤主之。C74
Điều 73
Thương hàn hãn xuất nhi khát giả, Ngũ linh tán chủ chi. Bất khát giả, Phục linh Cam thảo thang chủ chi.
Dịch: Thương hàn xuất mồ hôi mà khát nước, Ngũ linh tán chủ trị bệnh này. Nếu không khát, dùng thang Phục linh Cam thảo.
Phương thang Phục linh Cam thảo
Phục linh 2 lạng
Quế chi 2 lạng, bỏ vỏ
Sinh khương 3 lạng, thái mỏng
Cam thảo 1 lạng, nướng
Bốn vị thuốc trên dùng 4 thăng nước, nấu còn 2 thăng, bỏ bã, phân ra ba lần uống lúc thuốc còn ấm.
Đoạn văn này để so sánh phương pháp giám định, thảo luận sự khác biệt về chứng và trị liệu của bàng quang tích ứ nước với chứng ứ đọng nước trong dạ dày (vị quản đình thuỷ).
“Hãn xuất mà khát, dùng Ngũ linh tán để trị bệnh”, Sau khi phát hãn khí Thái dương bị tổn thương, bàng quang khí hoá không thuận lợi, nước tích ứ ở hạ tiêu, tân dịch không thể vận chuyển phân bố lên trên, nên xuất hiện các chứng như khát nước, tiểu tiện không thuận lợi, điều trị nên dùng Ngũ linh tán. Nếu sau khi phát hãn vị dương bị tổn thương, không thể ủ chín được thực phẩm, dẫn đến nước đình trệ ở trung tiêu, nguyên nhân không liên quan với khí hoá của hạ tiêu, vì thế nên không khát và tiểu tiện tự lợi, trị liệu nên dùng thang Phục linh cam thảo ôn vị hoá ẩm, để an tâm trị hồi hộp ở tâm hạ (dưới tim). Tham khảo kết hợp với Phục linh Cam thảo thang chứng ở điều 370, có thể biết về“Tâm hạ quý”(hồi hộp dưới tim). Trên lâm sàng khi kiểm tra bụng trên của những bệnh nhân loại này, có thể nghe thấy âm thanh chấn động của nước. Thang Phục linh Cam thảo gồm các thành phần: Phục linh, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo, so với Linh Quế Truật Cam thang, chỉ sai biệt một vị Bạch truật, nhưng chủ trị của chúng lại có sự khác biệt. Phục linh Cam thảo thang chứng là nước thấm vào vị, ngăn cản thanh dương, cho nên có chủ chứng là ức bĩ, quyết (tay chân lạnh) mà hồi hộp dưới tim; Linh Quế Truật Cam thang chứng là tâm tỳ lưỡng hư, không thể giữ thuỷ ở dưới, thuỷ khí xung lên, cho nên dưới tim trướng đầy, khi đưa lên ngực, váng đầu hoa mắt, hồi hộp là chủ chứng. Trong phương dùng sinh khương là có ý ôn vị thông dương để tán thuỷ tà, khi dùng nên chú ý đến số lượng Sinh khương, thường khoảng từ 12 đến 15g là vừa đủ. Do vị quản tích ứ nước không thể tiêu nhanh, vì thế có thể liên tục uống một số thang, hoặc uống xen kẽ với phương dược kiện tỳ, có thể nâng cao đồng thời củng cố hiệu quả trị liệu.
74中风发热,六七日不解而烦,有表里证,渴欲饮水,水入则吐者,名曰水逆。五苓散主之。C75
Điều 74
Trúng phong phát nhiệt, lục thất nhật bất giải nhi phiền, hữu biểu lý chứng, khát dục ẩm thuỷ, thuỷ nhập tắc thổ giả, danh viết thuỷ nghịch. Ngũ linh tán chủ chi.
Dịch: Trúng phong phát nhiệt, sáu, bảy ngày không giải mà buồn bực, có biểu lý chứng, khát muốn uống nước, uống vào thì thổ ra, tên là thuỷ nghịch. Ngũ linh tán chủ trị bệnh này.
Đoạn văn thảo luận chứng và trị liệu của Thái dương tích ứ nước đến mức “Thuỷ nghịch”.
Thái dương trúng phong, phát hàn nhiệt (sợ lạnh phát sốt), đau đầu, 6,7 ngày biểu không giải, tà khí theo kinh nhập phủ, đến nỗi kinh và phủ đều bệnh, nên gọi là “có hội chứng biểu lý”. Khát thì uống, uống không hết khát, tức gọi là tiêu khát, chính là chứng hàng đầu của Thái âm tích ứ nước. Nếu khát nước và uống nước, nước vào liền thổ ra, sau khi thổ vẫn khát, lại uống lại thổ, thì gọi là “Thuỷ nghịch”. Thuỷ nghịch là thuỷ tà thượng nghịch gây thổ. Mà đặc điểm lâm sàng chính là uống nước liền thổ, ăn thực phẩm thì không thổ, thường thổ ra nước mà không thổ ra thực phẩm. Nguyên nhân bệnh không đàm không hoả, không thực (phẩm) không uất, không hàn, mà chính là do thuỷ tà thượng nghịch gây ra, vì thế có tên là “Thuỷ nghịch”. Vì chứng này do nước tích ứ bàng quang, khí hoá không thông, vì thế chứng tiểu tiện bất lợi xuất hiện đồng thời với chứng khát nước. Chứng này nước ngăn cản ở dưới mà khí hoá không thuận lợi, bên trên bức bách vào vị mà vị khí không giáng xuống, nên thổ ra nước; Tân dịch không đưa lên, nên không ngừng khát nước, theo đó hình thành chứng tái uống tái thổ, mà vẫn không hết khát. Thổ ra nước mà uống không hết khát, chúng tôi gọi đơn giản là “Thuỷ thổ”. Điều trị dùng Ngũ linh tán giải biểu lợi thuỷ, khiến tiểu tiện lợi, thì khí hoá thông, tân dịch thông đạt, vị khí hoà mà hết khát, thuỷ nghịch tự khỏi….
Đoạn văn này nhắc nhở chúng ta: Tính của nước nhuận hạ (tính của nước đi xuống và tư nhuận vạn vật), tính của lửa là viêm thượng, chính là tính phổ biến của vạn vật. Nhưng bàng quang bị tích ứ nước, tiểu tiện bất lợi, khi khiếu dưới không thông, thuỷ tà cũng có thể phạm lên trên mà phát sinh đủ loại bệnh chứng thượng nghịch, chính là tính đặc thù của vạn vật. Thuỷ tà nghịch lên trên, không những có thể hình thành chứng thuỷ nghịch, nếu ảnh hưởng làm cho phế khí không giáng xuống, cũng có thể xuất hiện ngực phiền muộn và suyễn; Ảnh hưởng bất lợi cho khí thanh dương ở trên đầu, mắt, còn có thể bị váng đầu hoa mắt. Chứng tuy khác, nguyên nhân lại giống nhau. {Kim Quỹ Thận Khí} dùng Ngũ linh tán để trị chứng điên huyễn (hoa mắt điên loạn). Là thuỷ tà thượng nghịch, che lấp thanh dương gây ra.
Người viết từng điều trị bệnh cho một nam thanh niên họ Vương tại Hà Bắc, bị bệnh điên, Mặc dù các loại thuốc chống động kinh như phenytoin natri được sử dụng nhiều lần, vẫn không thể khống chế được bệnh. Theo lời bệnh nhân trước khi phát bệnh có cảm giác như có khí từ dưới đi ngược lên trên, đến dạ dày thì ẩu thổ, đến tim và lồng ngực thì phiền loạn không chịu được, lên đến đầu thì vựng quyết (chóng mặt ngã ra) không biết gì, một lát sau thì tỉnh lại. Tiểu tiện nhiều lần, nhưng tiểu tiện không thông sướng, lượng nước tiểu rất ít. Mạch trầm hoạt, chất lưỡi nhạt và mềm, rêu lưỡi trắng. Người viết chẩn đoán là Thái dương bàng quang tích ứ nước, thuỷ khí nghịch lên, che lấp thanh dương, để lợi thuỷ thông dương, ôn dưỡng tâm thận. Dùng phương có: Trạch tả 18g, Phục linh 12g, Trư linh 10g, Bạch truật 10g, Nhục quế 3g, Quế chi 10g. Uống liên tiếp 9 thang, chứng động kinh cuối cùng đã được không chế. Thực tiễn lâm sàng chứng minh, đối với chứng động kinh loại hình dương hư thuỷ phiếm (dương hư nước tràn lên), còn có thể dùng thang Chân võ để điều trị, hoặc dùng Ngũ linh tán hợp với phương Chân võ để sử dụng, đều có hiệu quả trị liệu tốt.