Thương hàn luận Từ điều 310 đến điều 317(C324- C331)
Từ điều 310 đến điều 317
310 少阴病,下痢,咽痛,胸满心烦者,猪肤汤主之。 C324
310 Thiếu âm bệnh, hạ lợi, yết thống, hung mãn tâm phiền giả, Trư phu thang chủ chi. C324
Phương thang Trư phu
Ngũ hợp bạch phấn nhất thăng mật Cân phu đấu thuỷ tiễn khứ bán
Khứ tể gia mật phấn ngao hương Phiền lợi yết thống hung mãn thuyên
Trư phu 1 cân
Một vị trên, dùng 1 đấu nước, nấu còn 5 thăng nước, bỏ bã gia Bạch mật 1 thăng, bạch phấn 5 hợp, nấu cho có mùi thơm, tất cả hoà đều với nhau, phân thành 6 lần uống.
Từ bài C324 đến bài C327 đều trình bày về bệnh trong cổ họng của Thiếu âm. Tại sao Thiếu âm bệnh lại xuất hiện hội chứng yết hầu? Vì kinh mạch của Thiếu âm đi qua vùng cổ họng (yết hầu).
Liên quan đến chú thích của thang Trư phu, Thành Vô Kỷ trong {Chú giải Thương hàn luận} sử dụng quan điểm kinh lạc tạng phủ của {Nội kinh}để giải thích. Ông ta nói: “Thiếu âm chi mạch tòng thận thượng quán can cách, nhập phế trung, tầm hầu lung, kỳ chi biệt giả, tòng phế xuất lạc tâm chú hung trung.” (少阴之脉从肾上贯肝膈,入肺中,寻喉咙,其支别者,从肺出络心注胸中。) Mạch của Thiếu âm, từ tạng thận thông lên gan và hoành cách mô, nhập vào phổi, vào cổ họng. Kinh mạch Thiếu âm chính là đi vào cổ họng, phân nhánh, từ phế vào lạc mạch của tâm rồi vào ngực.
Kinh mạch của Thiếu âm chính là đi vào cổ họng. Trong các trường hợp cấm phát hãn của thang Ma hoàng có “Yết hầu can táo giả, bất khả phát hãn” 咽喉干燥者,不可发汗) Cổ họng khô thì không nên phát hãn, vì kinh mạch của Thiếu âm là tưới nhuần cho cổ họng, yết hầu bị khô là do âm của thiếu âm bị hư tổn không thể tưới nhuần cổ họng. Nếu lại xuất hãn thì chẳng phải là làm tổn thương âm hơn? Cổ họng và Thiếu âm có quan hệ rất mật thiết chúng ta đều biết quan hệ giữa phế và cổ họng, vì mũi là ngoại khiếu (khiếu bên ngoài) của phế, cổ họng là nội khiếu (khiếu bên trong) của phế, nhưng cần biết sự quan hệ của nó với Thiếu âm, khi Thiếu âm bị bệnh sẽ phản ảnh lên yết hầu.
Sự vật không cố định bất biến, mà chính là biến hoá, phát triển, vận động. Bài C324 là chứng hạ lợi có tính hàn (tính lạnh) của Thiếu âm bệnh, nếu như hàn theo hạ lợi mà giảm, nhiệt theo hạ lợi mà sinh, sẽ phát sinh vấn đề tân dịch không đầy đủ, hư nhiệt hun nóng lên trên sẽ xuất hiện tức ngực tâm phiền, đau họng, nhưng loại nhiệt này lại khác với thực nhiệt thông thường, không thể giải quyết bằng thuốc đắng lạnh (khổ hàn). Vì chính là sau khi hạ lợi đã tổn thương đến âm của Thiếu âm, kinh mạch Thiếu âm bị nhiệt hun xông, vì thế nếu dùng thuốc đắng lạnh chẳng những vô hiệu mà còn bị tổn hại. Đối với loại hư nhiệt được sản sinh trên cơ sở hạ lợi hàn tính, chúng ta gọi là âm nhiệt, âm hoả, hoả trong âm.
Liên quan đến việc điều trị, Trương Trọng Cảnh dùng “Trư phu thang chủ chi”. Trư phu là da lợn, trong thang Trư phu dùng 1 cân da lợn, “Dĩ thuỷ nhất đấu, chử thủ ngũ thăng” (以水一斗,煮取五升) dùng 1 đấu nước, nấu cạn còn 5 thăng, là nấu cạn còn lại một nửa, sau đó bỏ bã, thêm “Bạch mật nhất thăng”Bạch mật là mật ong tốt. “Bạch phấn ngũ hợp”, Bạch phấn là bột gạo trắng, “ngao hương” ngao là sao bột gạo cho thơm. “Hoà tương đắc”, là hoà đều nước da lợn với mật ong và bột gạo với nhau, “ôn phân lục phục” phân làm 6 lần uống lúc thuốc còn ấm.
Da lợn là thuốc ngọt lạnh, có tác dụng tư âm thanh nhiệt, có thể nuôi dưỡng phế âm, tư bổ thận âm, trừ khách nhiệt, trị chứng đau họng.
Bạch mật là mật ong tốt có màu trắng, nhuận táo (trị khô khan) dưỡng huyết, bạch mễ phấn là ngũ cốc hàng đầu, có thể nuôi dưỡng vị khí. Vì sau khi hạ lợi, tỳ vị không đầy đủ, vì thế dùng bột gạo để bồi bổ những hư tổn sau khi hạ lợi. Phương này có nhiều khả năng nhuận phế, lại có thể tư bổ thận, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, còn có thể bồi bổ hư tổn của tỳ vị sau khi hạ lợi.
Người viết từng điều trị cho một nữ đồng học, người này ca hát rất hay. Một ngày đột nhiên người này bị khàn tiếng, họng bị khô và đau. Đã uống mạch môn đông, Bạn đại hải, Tàng thanh quả cũng không hiệu quả. Đúng lúc nhà trường muốn tổ chức buổi văn nghệ vào buổi tối và người bạn này phải tham dự. Cô liền vội vã tìm tôi, tôi khám và thấy đầu lưỡi đỏ và không có rêu. Học sinh ở trường học nên việc uống thuốc rất bất tiện, thế là người viết nghĩ đến thang Trư phu, cô uống liền có kết quả tốt.
Khi sử dụng thang Trư phu nên chú ý, chỉ nên dùng da lợn mà không nên dùng thịt, nhất là thịt mỡ, nếu không chú ý ăn thịt vào sẽ dễ bị hoạt tràng (tiết tả).
311 少阴病,二三日咽痛者,可与甘草汤;不差者,与桔梗汤。 C325
311 Thiếu âm bệnh, nhị tam nhật yết thống giả, khả dữ Cam thảo thang; Bất sai giả, dữ Cát cánh thang. C325
Phương Cam thảo thang
Cam thảo 2 lạng
Dùng một vị trên, với 3 thăng nước. nấu còn 1,5 thăng, bỏ bã uống lúc thuốc còn ấm 7 hợp, ngày uống 2 lần.
Phương thang Cát cánh
Cát cánh 1 lạng, Cam thảo 2 lạng
Hai vị trên, dùng 3 thăng nước, nấu còn 1 thăng, bỏ bã, phân hai lần uống.
Điều văn này trình bày phương pháp trị liệu chứng đau họng do hư hoả của Thiếu âm nhiễu loạn lên trên gây ra.
Tại sao gọi là âm hoả? Âm hoả chính là tướng hoả. Vương Băng nói: “Tráng thuỷ chi chủ dĩ trị dương quang” (壮水之主以治阳光), (Bổ thuỷ để trị dương). Trong trị liệu không thể dùng thuốc hàn lương để chế phục bệnh, mà chính là dùng phép tư âm, bổ thuỷ, tăng dịch để điều trị chứng hoả ở trong âm (âm trung chi hoả).
Nếu như Thiếu âm có nhiệt, sẽ dễ dàng phản ảnh đến cổ họng.
Không phải do Vị hoả và Phế hoả, mà chính là hoả của Thiếu âm gây ra chứng đau họng. Không có các chứng trạng như: Sợ lạnh, phát sốt, đại tiện táo bón, ho, chỉ có cảm giác đau họng. Đối với loại đau họng do hư hoả thượng huân (bốc lên) này, không nên dùng thuốc khổ hàn (đắng lạnh), mà phải dùng thuốc cam hàn (ngọt lạnh). Thuốc cam hàn là gì? Dùng thang Cam thảo, ở những chỗ khác trong {Thương hàn luận}khi dùng Cam thảo thì đều dùng Cam thảo nướng, chỉ trong thang Cam thảo thì dùng Cam thảo sống. Cam thảo sống ngọt lạnh mà bình, có thể thanh hư nhiệt, trị hoả trong âm của kinh Thiếu âm. Các y gia sau này dùng Cam thảo nấu thành cao, gọi là cao Quốc lão, Cam thảo còn có các tác dụng như giảm đau, hoãn cấp (tương trợ cần thiết) và giải độc.
Có một loại bệnh ngoại khoa “Hải để phát”, đó là tầng sinh môn bị sưng tấy, đau dữ dội, khi đại tiện thì đau và khi đi tiểu cũng đau. Tầng sinh môn thuộc kinh âm, nhiệt độc thuộc âm phận, dùng thuốc gì chữa trị? Chỉ dùng cam thảo sống sắc đặc, tối thiểu hai lạng, tức 60g, sau khi uống sẽ có tác dụng, vì sao? Cam thảo sống có thể giải trừ nhiệt độc ở Thiếu âm, vì vậy nó được dùng để điều trị “Hải để phát” bên dưới, và bệnh viêm họng của Thiếu âm ở bên trên.
“Nhược bất sái giả”, Nếu uống hết thang Cam thảo mà bệnh chưa khỏi, là lực thuốc nhẹ không giải được nhiệt độc nặng, cần gia thêm Cát cánh. Cát cánh có vị đắng nhẹ, có tác dụng trị đau họng và giải độc. Hai vị Cam thảo và Cát cánh phối hợp với nhau, có thể trị đau họng, giải độc và tiêu viêm. Trên lâm sàng chứng đau họng của âm hoả Thiếu âm, đau rất nặng, không giống với chứng đau họng do dương nhiệt thông thường, cổ họng sung huyết tương đối nhẹ, thường thấy mạch tế sác, chất lưỡi hồng ít rêu lưỡi, tiểu tiện không thuận lợi, mà có một chút màu vàng. Dùng thang Cam thảo cũng được, thang Cát cánh cũng được, đều có ý nghĩa giải độc.
312 少阴病,咽中伤生疮,不能语言,声不出者,苦酒汤主之。 C326
312 Thiếu âm bệnh, yết trung thương sinh sang, bất năng ngữ ngôn, thanh bất xuất giả, Khổ tửu thang chủ chi. C326
Thang phương Khổ tửu
Sinh Hạ nhất mai thập tứ khai Kê thanh khổ tửu giảo nhi hồi
Đao hoàn bổng xác chử tam phí Yết thống tần thôn tuyệt diệu tai
Bán hạ rửa, đập vỡ, 14 miếng to bằng hạt táo, trứng gà một quả, bỏ lòng đỏ, cho rượu đắng và Bán hạ vào vỏ trứng, đặt vỏ trứng vào vòng đao, đặt trên lửa, sôi 3 lần, bỏ bã, lấy ít một để ngậm, nếu chưa khỏi , làm thêm ba thang.
Bài này trình bày phương pháp điều trị các vết thương và vết loét trong cổ họng của Thiếu âm bệnh.
Hai bài đau họng ở phần trên đều là sưng đau, nhưng không bị lở loét. Bài này vì nhiệt gây tổn thương lạc mạch của Thiếu âm, cổ họng bị nhiệt gây tổn thương nên bị tạo thành vết thương. “Bất năng ngữ ngôn, thanh bất xuất giả”, (không nói được, nói không thành tiếng) cổ họng có vết thương, có máu mủ, bệnh tiến triển đến nỗi không nói được, nói không ra tiếng, chính là bệnh khá nghiêm trọng của họng. “Khổ tửu thang chủ chi”, thang Khổ tửu thanh nhiệt, giải độc, làm sạch các vật bài tiết trên vết thương để có thể xuất âm thanh, nhờ đó các vết loét trên họng được cải thiện và làm lành vết thương.
Khổ tửu chính là giấm, có tác dụng giải độc, sát khuẩn, thu liễm vết loét, là chủ dược.
Giấm cũng có tác dụng hoạt huyết hành ứ, Trung y gọi là giải độc, y học hiện đại cho rằng Giấm có tác dụng sát khuẩn tiêu viêm. Tròng trắng trứng gà có tác dụng giảm đau, thông lợi huyết mạch, nhuận cổ họng, xuất âm thanh. Bán hạ có thể trừ bỏ chất nhầy trên miệng vết thương và mở cổ họng bị bệnh.
Căn cứ theo rất nhiều tư liệu, tròng trắng trứng có lợi cho huyết mạch, giảm đau, có hiệu quả xuất âm thanh. Có các vị lão y giảng đến {Thương hàn luận} nói về tại sao lại dùng tròng trắng trứng trong Khổ tửu thang? Ông ta kể một cố sự, ở thời cổ đại có một hình phạt là đánh bằng roi. Nếu như không dùng tiền đút lót cho nha môn sẽ bị đánh rất ác độc, mông không sưng, nhưng máu bị ứ trong thịt, cũng chính là vết thương vì roi đòn. Phải làm gì? Dùng lòng trắng chậm rãi vỗ nhẹ vào chỗ bị đánh, máu ứ tan dần và vết thương mau lành. Lại nói về xuất ra âm thanh, ngày xưa gọi là người ưu tú, ngày nay gọi là diễn viên, sợ khàn tiếng, uống tròng trắng trứng gà, có tác dụng tốt cho âm thanh là một thực tế.
Công thức này rất độc đáo, “Thượng nhị vị, nội Bán hạ trứ khổ tửu trung, dĩ kê tử xác臵 đao hoàn trung, an hoả thượng, linh tam phí, khứ chỉ, thiểu thiểu hàm yết chi, bất sái, cánh tác tam tễ.” (上二味,内半夏著苦酒中,以鸡子壳臵刀环中,安火上,令三沸,去滓,少少含咽之,不差,更作三剂。) Là lấy vị bán hạ bổ thành từng miếng nhỏ bằng hạt táo, dùng 14 miếng. Có nhà chú giải phản đối, quả trứng không đủ lớn để chứa được 14 khối Bán hạ, hai là vỏ trứng rất mỏng, để trên lửa là sôi và chín ngay, khó có thể sôi ba lần.
“Khứ chỉ”, là bỏ Bán hạ, bỏ lòng trắng trứng. “Thiểu thiểu hàm yết chi”, trị cổ lọng bị lở loét, không được uống mà ngậm nuốt chậm chậm. “Bất sái” (không khỏi) uống thêm ba tễ. Người viết chưa sử dụng qua phương này. Vị đại phu lớn tuổi chuyên về khoa yết hầu cho rằng phương này rất hiệu quả. Hiện nay trong các bài giảng về chuyên khoa yết hầu, cũng sưu tầm thang Khổ tửu của {Thương hàn luận}.
313少阴病咽中痛,半夏散及汤主之。 C327
313 Thiếu âm bệnh yết trung thống, Bán hạ tán cập thang chủ chi. C327
Bán hạ tán và Phương thang
Bán hạ Quế Cam đẳng phân thi Tán tu thốn chuỷ ẩm điều nghi
Nhược tiễn thiểu dữ đương nghi lãnh Yết thống cầu xu pháp diệc ki
Bán hạ rửa Quế chi bỏ vỏ Cam thảo nướng, các vị lượng bằng nhau, ba vị nêu trên, giã nát sàng riêng, hợp chung lại, uống với cháo trắng (bạch ẩm) mỗi lần 1 thìa (phương thốn chuỷ: Thìa thời cổ), ngày ba lần. Nếu không tán thành bột được, thì dùng 1 thăng nước, sôi bảy dạo, cho vào 2 thìa, sôi 3 dạo, tắt lửa cho nguội, nuốt ít một.
Điều văn này trình bày trị pháp chứng đau họng do lạnh của kinh Thiếu âm.
Chứng đau họng ở điều văn này nặng hơn so với những trường hợp đã nêu ở trên. Mà nguyên nhân là do phong hàn xâm phạm kinh Thiếu âm, tác động đến đàm rãi mà gây bệnh. Phải làm gì? Dùng Bán hạ tán và thang dược để điều trị. Thành phần của Bán hạ tán gồm Bán hạ, Quế chi, Cam thảo.giải tán phong hàn dùng Quế chi, trừ khứ phong đàm dùng Bán hạ, hoà trung phù trợ chính khí dùng Cam thảo. “Thượng tam vị, các biệt đảo sư dĩ, hợp trị chi, bạch ẩm hoà” (上三味,各别捣筛已,合治之,白饮和) Ba vị thuốc trên, tán sàng riêng, hợp chung lại, uống với cháo gạo trắng, bạch ẩm chính là cháo gạo trắng; “Phục phương thốn chuỷ, nhật tam phục. Nhược bất năng tán phục giả, dĩ thuỷ thăng, tiễn thất phí, nội tán lưỡng phương thốn chuỷ, cánh tiễn tam phí, hạ hoả linh tiểu lãnh, thiểu thiểu yết chi” (mỗi lần uống một thìa ngày xưa gọi là phương thốn chuỷ, ngày uống ba lần, nếu không thể tán thuốc thành bột, có thể dùng 1 thăng nước, nấu sôi 7 lần, nếu nấu thuốc đã tán bột thì nấu sôi 3 lần, tắt lửa để thuốc nguội, nuốt dần nước thuốc từng chút một) đó là phép chử tán (vừa tán vừa nấu). Thông thường hay dùng thang, dùng tán e rằng khó thực hiện. Vì Bán hạ và Quế chi dễ bị nghẹn cổ.
314少阴病,下利,白通汤主之。 C328
314 Thiếu âm bệnh, hạ lợi, Bạch thông thang chủ chi. C328
Phương thang Bạch thông
Thông bạch tứ kinh nhất lạng khương Toàn mai sinh phụ Bạch thông thang
Mạch vi hạ lợi chi kiêm quyết Can ẩu tâm phiền niệu đảm tương
Thông bạch 4 nhánh Can khương 1 lạng Phụ tử 1 củ, dùng sống, bỏ vỏ bổ làm 8 miếng. Ba vị trên, dùng 3 thăng nước, nấu còn 1 thăng, bỏ bã, phân 2 lần uống ấm (uống sau ăn).
315少阴病,下利脉微者,与白通汤;利不止,厥逆无脉,干呕烦者,白通加猪胆汁汤主之。服汤,脉暴出者死,微续者生。 C329
315 Thiếu âm bệnh, hạ lợi mạch vi giả, dữ Bạch thông thang; Lợi bất chỉ, quyết nghịch vô mạch, can ẩu phiền giả, Bạch thông gia Trư đảm trấp thang chủ chi. Phục thang, mạch bạo xuất giả tử, vi tục giả sinh. C329
Phương bạch thông gia Trư đảm trấp
Thông bạch (hành) 4 cọng Can khương 1 lạng Phụ tử 1 củ, sống, bỏ vỏ, bổ làm 8 Nhân niệu 5 hợp Trư đảm trấp 1 hợp
Ba vị trên, dùng 3 thăng nước, nấu còn lại 1 thăng, bỏ bã, cho đảm trấp (nước mật), nhân niệu (nước tiểu người) vào, hoà đều phân hai lần uống, nếu không có mật cũng có thể dùng.
Phương pháp điều trị và tiên lượng Thiếu âm hàn chứng, dương hư mà bị ức chế, thuộc tạng chứng của Thiếu âm, nên phối hợp để trải nghiệm.
Từ thiên Thái dương giảng đến thiên Thiếu âm, Thiếu âm bệnh hạ lợi thường đều dùng thang Tứ nghịch.
Vì sao Thiếu âm bệnh hạ lợi ở điều này lại dùng thang Bạch thông? Thứ nhất, Thiếu âm bệnh hạ lợi của điều này đã sử dụng thang Tứ nghịch, nhưng không đạt hiệu quả, nguyên nhân là do lực của thang Tứ nghịch nhỏ yếu. Thứ hai là bệnh cơ của Thiếu âm bệnh hạ lợi ở điều này là dương hư mà hàn thịnh, dương khí đã hư lại bị ức chế. Dương khí ức uất là nguyên nhân dẫn đến hàn thịnh. Vì thế, chứng trạng của nó chính là mạch chẳng những vi mà còn rất trầm phục.
Loại hạ lợi này khá nghiêm trọng, không thể dùng thang Tứ nghịch. Thang Tứ nghịch chỉ có thể phù trợ dương khí mà không thể phá âm. Thông bạch thang chính là Tứ nghịch thang khứ vị chích Cam thảo có tinh hoà hoãn, gia vị Thông bạch để phá âm. “Dụng tứ kinh” chính là 4 cọng hành. Trong phương có Phụ tử, Can khương phù dương khứ hàn, Thông bạch thông dương phá âm. Sau khi uống thuốc, mạch sẽ nổi lên, chứng hạ lợi sẽ cầm lại. Thang Thông bạch và thang Tứ nghịch khác nhau, một thang chủ yếu là bổ dương khứ hàn, thang kia chủ yếu là bổ dương phá âm, làm một thí dụ, khi hàn khí quá mạnh thì nước đông lại thành băng, nếu không phá băng thì không thể. Tại sao Thông bạch có thể thông dương phá âm, Can khương, Sinh khương không phá được? Mỗi vị thuốc mỗi tính, và chỉ có vị Thông bạch là thông dương phá âm có hiệu quả tốt.
Đời nhà Tấn, Cát Hồng trong {Trửu hậu phương} có thang Thông thị trị chứng Thương hàn, thành phần gồm có Thông bạch và Đậu thị, có thể phát hãn tán phong hàn. Có thể thấy, Thông bạch không chỉ thông dương mà còn có tác dụng phát tán.
Thiếu âm bệnh đến khi âm hàn cực thịnh, dương khí cực hư, cho bệnh nhân uống Thông bạch thang, có phải là uống một lần là tốt hơn một chút? Không hẳn như vậy. “Thiếu âm bệnh, hạ lợi, mạch vi giả, dữ Bạch thông thang”, (少阴病,下利,脉微者,与白通汤) Thiếu âm bệnh, hạ lợi, mạch vi, dùng thang Bạch thông) đây là dựa theo bài trước, không những không thấy kiến hiệu, mà còn “Lợi bất chỉ, quyết nghịch, vô mạch, can ẩu, phiền giả” (利不止,厥逆,无脉,干呕,烦者) Chứng hạ lợi không cầm, chân tay quyết nghịch, không thấy mạch, nôn khan, bực bội), chứng trạng đã tăng nặng. Tuy nhiên thuốc là phép chính trị (điều trị chính diện, theo tính chất, bệnh cơ), thang Bạch thông chẳng phải dùng để khứ hàn phá âm thông dương đó sao? Nhưng cũng có khi âm hàn quá nặng mà không chịu được thuốcVương Băng từng nói: “Phàm đại hàn đại nhiệt giả, tất dữ vi kỳ tính giả tranh hùng, dị kỳ khí giả tương cách dã.” (凡大寒大热者,必与违其性者争雄,异其气者相格也。) Vì âm hàn quá thịnh nên luôn luôn kháng cự đối với vị thuốc đại nhiệt, kết quả là thế lực của hàn tà được kích phát nhiều hơn, vì thế sau khi uống thuốc các chứng trạng lại tăng nặng hơn. Chính vì vậy nên phải cải biến phép chính trị thành phép tòng trị. {Tố vấn * Chí chân yếu đại luận} : “Nghịch nhi tòng chi, tòng nhi nghịch chi” (逆而从之,从而逆之), “Nghịch giả chính trị, tòng giả phản trị” (逆者正治,从者反治) Trong thang Bạch thông gia thêm vị thuốc đắng lạnh là Trư đảm trấp (mật lợn), vị thuốc mặn lạnh là nước tiểu tiện, để thuận theo tính âm hàn, khiến cho bệnh không chống cự, sau đó dẫn dương nhập vào âm.
Đồng thời, Thiếu âm bệnh hạ lợi không những tổn thương dương khí, mà còn tổn thương âm. Nếu như hạ lợi làm cho âm dương đều bị hư tổn, thang Bạch thông phù trợ dương khí có thừa nhưng tư dưỡng âm dịch thì không đủ. Đơn độc trị dương mà không chiếu cố tân dịch, chính là không toàn diện. Các chứng trạng như nôn khan, tâm phiền, quyết nghịch, không có mạch chính là biểu hiện của âm hư, lúc này toàn là Phụ tử, Thông bạch, Can khương cũng là không có năng lực. Mật lợn (trư đảm trấp) và nước tiểu của người đều là chất chuyển hóa sinh học, có thể bổ sung chất lỏng trong cơ thể, nhanh hơn so với việc bổ sung chất lỏng tự nhiên cho cơ thể của thảo mộc. Chúng được con người hấp thụ trực tiếp và chỉ có hiệu quả khi chúng được ăn uống vào người. Vì thế đây không chỉ đơn thuần là vấn đề của cách cự (đề kháng đấu tranh), mà còn có vấn đề của âm dương cùng hư tổn.
“Phục thang mạch bạo xuất giả tử, vi tục giả sinh.” (服汤脉暴出者死,微续者生) Sau khi uống thang Thông bạch gia Trư đảm trấp, nếu mạch phát ra đột ngột, mạch xuất mạnh và phù đại, giống như cây nến sắp cạn dầu, ngọn nến sắp hết, sáng lên lần cuối trước khi tắt, nên thấy mạch bạo xuất, thì đây không phải là một tình huống sinh lý phù hợp, sợ rằng đây là biểu hiện của nguyên khí bạo thoát, ánh sáng cuối của đèn cạn dầu, sinh mệnh khó tồn tại. “Vi tục giả sinh”, vi tục (tiếp tục mạch vi) trước đó không thấy mạch, hiện tại mạch trầm, nhỏ bé có một chút mạch, đây là do mạch trầm nên chỉ thấy một chút mạch, chậm rãi xuất hiện. Là chân dương đã hồi phục, hàn tà đã thoái lui, phù hợp với sự phát triển của bệnh, phù hợp với tình huống khôi phục sinh lý.
Tại sao lại gọi là thang Bạch thông? Có người cho rằng vì trong thang có vị Thông bạch nên gọi là Bạch thông. Có nhà chú giải cho rằng Bạch thông là nói về nước tiểu của người. Thời cổ đại gọi đại tiểu tiện là thông, nước tiểu trắng nên gọi là Bạch thông. Là trong phương này gồm Thông bạch, Can khương, Phụ tử nên có nước tiểu, điều này phù hợp với tên Bạch thông của phương thang. Ngoài ra, Bạch thông gia Trư đảm trấp thang chủ chi, tại sao không thấy đề cập đến nước tiểu, có hàm ý (ý tại ngôn ngoại) , trong thang Bạch thông nhất định là có nhân niệu (nước tiểu), không cần tái đề cập, ở chỗ này chỉ cần nói là gia Trư đảm trấp là được.
Trên lâm sàng, dùng thang Bạch thông cần gia Nhân niệu, Trư đảm trấp. Trương Trọng Cảnh nói rằng không có Trư khổ đảm, chỉ có niệu thì cũng có thể. Vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị Sách giáo khoa Quốc gia về “Thương hàn luận” ở Hồ Bắc năm ngoái. Một đồng chí nói thang Bạch thông gia Trư đảm trấp nhất định phải có Trư đảm trấp, đồng chí cũng dẫn chứng về vị lương y cao tuổi Trình Môn Tuyết, người đã điều trị một số trường hợp tiêu chảy không ngừng, tay chân quyết nghịch do ăn cua và ghẹ. Kết quả, bệnh nhân dùng mật lợn sống sót, bệnh nhân không dùng mật lợn bị tử vong.
Trư đảm trấp đắng lạnh, nhưng không giống đắng lạnh của Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá.
Khác ở điểm nào? Vì nước mật là vật tiết ra từ nội tạng động vật, vì thế vị đắng lạnh của nó không làm tổn thương dương khí. Nếu như trong thang Bạch thông gia thêm các vị thuốc thảo mộc khổ hàn khác, làm như thế là có lợi cho âm mà bất lợi cho dương. Mà Trư đảm trấp thì hoàn toàn tương phản, có khả năng tư âm, mà không làm cho tà âm hàn tăng lên.
Nhân niệu mặn và lạnh, có tác dụng tư âm, và không gây trở ngại cho dương khí. Đây chính là một đặc điểm lớn của Nhân niệu và Trư đảm trấp.
Với thời bây giờ có vẻ như việc uống nước tiểu của con người là rất mất vệ sinh. Nhưng trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, điều này là dễ hiểu. Trong y học Trung Quốc, không phải chỉ có “Thương hàn luận” dùng nước tiểu của người để chữa bệnh, còn có rất nhiều loại khác. Ví dụ, nếu một người điều trị khoa xương bị hôn mê và khó chịu vì khát của một người rơi từ trên cao xuống, các chuyên gia chỉnh hình có kinh nghiệm sẽ không cho bn uống nước lạnh mà uống nước tiểu của người, và người đó có thể được cứu sống.
Ngoài ra còn có ý nghĩa cứu cấp. Như ở xã hội cũ, điều kiện y dược không tốt, phụ nữ sau khi sanh mất máu rất nhiều, hôn mê, phải làm thế nào? Bạn nói là dùng Độc sâm thang. Bạn tìm được nhân sâm ở đâu? Lúc đó trong nhà có một em bé nên mau tè cho mẹ dùng, đây là hiện thực. Đừng coi thường túi mật lợn hoặc mật gấu dùng trị bệnh về mắt hoặc bệnh hoàng đản, hiệu quả đều rất tốt. Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ sốt, thông tiện, có rất nhiều ưu điểm. Như trên lâm sàng trị chứng sốt nhẹ kéo dài không hạ, có khi dùng Trư khổ đảm, thu được hiệu quả cực tốt. Đời sau có Sài hồ thanh cốt tán, còn có tên khác là Sài hồ thanh cốt ẩm, trong đó có vị Trư đảm. Nhưng vị Khổ đảm có tác dụng lợi đại tiện, không thể uống nhiều, uống nhiều gây chứng đi tả.
316 少阴病,二三日不已,至四五日,腹痛,小便不利,四肢沉重疼痛,自下利者,此为有水气,其人或咳,或小便利,或下利,或呕者,真武汤主之。 C330
316 Thiếu âm bệnh, nhị tam nhật bất dĩ, chí tứ ngũ nhật, phúc thống, tiểu tiện bất lợi, tứ chi trầm trọng đông thống, tự hạ lợi giả, thử vi hữu thuỷ khí, kỳ nhân hoặc khái, hoặc tiểu tiện lợi, hoặc hạ lợi, hoặc ẩu giả, Chân võ thang chủ chi. C330
Phương Chân võ thang
Sinh khương Thược Phục lạng giai tam Nhị lạng Bạch trật nhất phụ toàn
Tiện đoản khái tần kiêm phúc thống Khu hàn trấn thuỷ dữ quân đàm
Khái gia Ngũ vị yếu bán thăng Can khương Tế tân nhất lạng túc
Tiểu tiện nhược lợi khủ háo tân Tu khứ Phục linh thận thuỷ cố
Hạ lợi khứ Thược gia Can khương Nhị lạng ôn trung năng thủ trụ
Nhược ẩu khứ Phụ gia Sinh khương Túc tiền tu đáo bán cân số
Phục linh 3 lạng Thược dược 3 lạng Sinh khương 3 lạng, thái Bạch truật 2 lạng Phụ tử 1 củ, nướng bỏ vỏ, chia làm 8 miếng
5 vị trên, dùng 8 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã, uống mỗi lần 7 hợp, ngày 3 lần.
Phép gia giảm:
Nếu ho, gia Ngũ vị ½ thăng, Tế tân, Can khương đều 1 lạng.
Nếu tiểu tiện nhiều, khứ Phục linh.
Nếu ẩu thổ, khứ Phụ tử, gia Sinh khương, thành ½ cân.
Điều văn này trình bày hội chứng và trị pháp của Thiếu âm bệnh dương hư thuỷ phiếm (tràn lan).
Điều văn C86 của thiên Thái dương cũng chính là hội chứng Chân võ thang, là phát hãn của Thái dương dẫn đến tổn thương dương của Thiếu âm. Thái dương và Thiếu âm có quan hệ biểu lý, nếu như Túc thiếu âm thận dương hư hàn thịnh, thường là hội chứng của thang Tứ nghịch, hoặc là hội chứng của Phụ tử thang, hoặc là hội chứng của thang Bạch thông, nên xét mức độ hàn tà lớn hay nhỏ. Nếu như chẳng những có hàn, mà còn có thuỷ đình trệ, chứng trạng nổi bật là tiểu tiện bất lợi và tứ chi nặng nề, chính là đặc điểm của tình trạng có thuỷ tà, lúc này nên dùng phương pháp khứ hàn, phù dương, lợi thuỷ, phải dùng thang Chân võ để điều trị bệnh, các phương khác là không thích hợp.
“Thiếu âm bệnh, lưỡng tam nhật bất dĩ, chí tứ ngũ nhật” (少阴病,两三日不已,至四五日), xuất hiện đau bụng, tự hạ lợi chính là chứng dương hư hàn. “Tiểu tiện bất lợi, tứ chi trầm trọng đông thống”, tiểu tiện bất lợi là Thiếu âm dương hư không thể khí hoá tân dịch. Quá trình trao đổi chất của nước không thuận lợi biến thành nhân tố gây bệnh, sẽ xuất hiện tứ chi nặng nề và đau. Khi giảng về thang Phụ tử, chúng ta nói thang Phụ tử có thể trị chứng xương khớp đau nhức của Thiếu âm bệnh, toàn thân đau nhức, nhưng không có chứng trạng nặng nề, có thể thấy Thiếu âm dương hư có hàn, cũng có thể xuất hiện đau đớn vì doanh vệ ngưng sáp không thông, hội chứng của thang Chân võ không những là tứ chi bị đau, còn chủ yếu là tứ chi trầm trọng, trầm trọng ở phần trước, có sự khác biệt với chứng tứ chi đau nhức của thang Phụ tử.
Tại sao tứ chi nặng nề? Vì thuỷ khí tràn lan, tứ chi đau nhức, vai lưng đau đớn ê ẩm, những chứng này đều có thể xuất hiện. Chủ thuỷ là tạng thận. Thận khí, thận dương không thể chủ thuỷ, thuỷ tà mạnh mẽ, tràn lan ở tam tiêu biến thành tai hoạ, biến thành thuỷ bệnh, cho nên thuỷ hàn ở thượng tiêu gây khát, ở trung tiêu gây ẩu thổ, hoặc chứng hạ lợi ở hạ tiêu, cũng có thể xuất hiện chứng phù thũng toàn thân. “Chân võ thang chủ chi” chỉ có thang Chân võ là có khả năng hồi phục thận dương của Thiếu âm, lợi tiểu tiện, có thể khứ hàn và lợi thuỷ.
Thang Chân võ ban đầu có tên là Huyền võ thang, vì kỵ huý chữ “Huyền” mà đổi thành chữ “Chân”. Trong phương có vị Phụ tử bổ thận dương, Sinh khương giải tán âm hàn. Phục linh và Thược dược đều có tác dụng lợi tiểu tiện. Bạch truật kiện tỳ để trị thuỷ. Bốn vị thuốc Phục linh, Bạch truật, Phụ tử, Sinh khương đều những vị thuốc táo liệt (khô và mãnh liệt), gia thêm vị Bạch thược không những hỗ trợ sơ tiết để lợi thuỷ, còn có tác dụng dưỡng âm, khiến cho các vị thuốc táo nhiệt không đến nỗi gây tổn thương âm, trở thành một tấm gương hạn chế mẫu mực, đã trị liệu thuỷ tà, mà còn đề phòng âm khí của cơ thể bị tổn thương. Phép gia giảm ở dưới sẽ nhắm vào chứng trạng hoặc chứng trạng ngẫu nhiên, “kỳ nhân hoặc khái, hoặc tiểu tiện lợi, hoặc hạ lợi”, nên sẽ không đi vào chi tiết.
317少阴病,下利清谷,里寒外热,手足厥逆,脉微欲绝,身反不恶寒,其人面赤色,或腹痛,或干呕,或咽痛,或利止,脉不出者,通脉四逆汤主之。 C331
317 Thiếu âm bệnh, hạ lợi thanh cốc, lý hàn ngoại nhiệt, thủ túc quyết nghịch, mạch vi dục tuyệt, thân phản bất ố hàn, kỳ nhân diện xích sắc, hoặc phúc thống, hoặc can ẩu, hoặc yết thống, hoặc lợi chỉ, mạch bất xuất giả, Thông mạch tứ nghịch thang chủ chi. C331
Phương thang Thông mạch tứ nghịch
Nhất mai sinh Phụ Thảo Khương tam Chiêu nạp vong dương thử chỉ nam
Ngoại nhiệt lý hàn diện xích quyết Mạch vi trung mạch pháp trung tham
Diện xích gia Thông kinh dụng cửu Phúc thống khứ thông chân hảo thủ
Yết thống khứ Thược tu gia cát Cát cánh nhất lạng tuần kinh tẩu
Mạch nhược bất xuất nhị lạng sâm Cát cánh đâu khai mạc xế trửu.
Cam thả 2 lạng, nướng Phụ tử 1 củ lớn, dùng sống, bỏ vỏ, chia làm 8 miếng, Can khương 3 lạng, người khoẻ mạnh dùng 4 lạng.
Ba vị trên, dùng 3 thăng nước, nấu còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, phân 2 lần uống (sau ăn) (dùn Phụ tử sống nên đun trong nước sôi 1h30’ theo người dịch). Xuất hiện mạch là khỏi bệnh.
Sắc mặt đỏ, gia 9 cọng hành.
Đau bụng, khứ hành, gia Thược dược 2 lạng.
Ẩu thổ, gia Sinh khương 2 lạng.
Đau họng, khứ Thược dược, gia Cát cánh 1 lạng.
Nếu không thấy mạch thì khứ Cát cánh gia Nhân sâm 2 lạng.
Điều văn này thảo luận về biến hoá bệnh lý nội hàn ngoại nhiệt của Thiếu âm bệnh. Lý hàn (lạnh ở trong) là bản chất, ngoại nhiệt (nóng ở ngoại) là giả tượng (hiện tượng giả). Các y gia sau này gọi loại bệnh lý này là “Đái dương”(đái là đội) hoặc “Cách dương” (格阳) . Lý hàn ngoại nhiệt là hội chứng âm thịnh cách trở, hội chứng âm thịnh đái dương.
“Thiếu âm bệnh, hạ lợi thanh cốc” (少阴病,下利清谷) thanh cốc là ngũ cốc chưa tiêu hoá, cho thấy dương hư mà hàn đã đến cực điểm. Âm thị lý hàn, âm dương phát sinh cách cự (âm cực thịnh đẩy dương ra ngoài), âm và dương không thuận tiếp (không liên tiếp hoà thuận với nhau), tay chân sẽ quyết nghịch (lạnh đến khuỷu, gối). Mạch vi dục tuyệt phản ảnh dương hư rất nặng. Ngoại nhiệt có biểu hiện là, “Thân phản bất ố hàn, kỳ nhân diện xích sắc” (身反不恶寒,其人面赤色) Ngược lại thân thể không ghét lạnh, bệnh nhân có sắc mặt đỏ. Đây chính là cách dương, vì âm hàn rất mạnh, mà gốc của dương khí ở Thiếu âm, âm hàn liền cách cự (đẩy) dương khí nhỏ yếu, đây gọi là dương vô căn, lại gọi là hư dương ngoại phù (dương không có gốc, dương hư yếu, vượt ra ngoài). Cái nhiệt này chính là phản ảnh của dương vô căn. Dương khí ở hạ tiêu không ẩn tàng được, bị hàn tà cách cự (đẩy lên) đầu mặt, má có sắc đỏ, thân thể lại không ghét lạnh, “kỳ nhân diện sắc xích” (其人面色赤) người bệnh có sắc mặt đỏ, Trương Trọng Cảnh gọi đây là ngoại nhiệt.
Bệnh này rất nghiêm trọng, nếu như toàn thân xuất nhiều mồ hôi sẽ vong dương. Hoặc lại bị suyễn, đó là dương khí vượt ra ngoài. Hội chứng này cũng có hoặc thấy các chứng “hoặc phúc thống, hoặc can ẩu, hoặc yết thống, hoặc lợi chỉ mạch bất xuất”( 或腹痛,或干呕,或咽痛,或利止脉不出) hoặc đau bụng, hoặc nôn khan, hoặc đau họng, hoặc ngừng tiết tả mà mạch không xuất hiện.
Liên quan đến trị liệu, “Thông mạch tứ nghịch thang chủ chi” (通脉四逆汤主之) Thang Thông mạch tứ nghịch chủ trị bệnh này. Xét theo thành phần các vị thuốc, Thông mạch tứ nghịch thang chính là thang Tứ nghịch. Tại sao lại gọi là Thông mạch tứ nghịch? Vì lượng thuốc nhiều hơn thang Tứ nghịch. Vị Phụ tử của thang Tứ nghịch là 1 củ, lượng Phụ tử trong Thông mạch tứ nghịch là 1 củ lớn. Ban đầu lượng Phụ tử là 6 tiền, Phụ tử củ lớn là 1,2 lạng, là tăng gấp đôi. Lượng Can khương trong thang Tứ nghịch là 1,5 lạng, “Sinh phụ nhất mai lạng bán khương, chích Cam nhị lạng ngọc hàm phương”, lượng Can khương trong Thông mạch tứ nghịch là 3 lạng, người khoẻ mạnh là 4 lạng.
Do lượng Phụ tử và Can khương tăng nhiều nên tác dụng chiêu nạp vong dương, ôn thông huyết mạch của Thông mạch Tứ nghịch cũng lớn mạnh hơn. Vì thế gọi là thang Thông mạch tứ nghịch.
Một năm nọ, tôi đến Viện Y học Cổ truyền tỉnh Sơn Tây ở Thái Nguyên, Sơn Tây, có một vị giám đốc cũ tên là Lý Hán Khanh, người bạn cùng học với tôi về bệnh sốt thương hàn. Tôi dẫn các bạn cùng lớp đến thực tập trong viện, nên tôi hỏi anh ấy vài câu. Thí dụ như bây giờ còn nên giảng về Thiêu côn tán của {Thương hàn luận}nữa không? Thang Thông mạch tứ nghịch chỉ là thang Tứ nghịch tăng lượng thuốc nhiều hơn thì có nên gọi là Thông mạch tứ nghịch hay không? Lý lão nói thang Thông mạch tứ nghịch nên gia thêm vị Nhân sâm, không gia thêm Nhân sâm thì không gọi là Thông mạch tứ nghịch, vì ở đó đã nói rất rõ, “Lợi chỉ mạch bất xuất giả, khứ Cát cánh gia Nhân sâm nhị lạng” (利止脉不出者去桔梗加人参二两)Ngừng tiết tả mà mạch không xuất hiện khứ Cát cánh gia Nhân sâm 2 lạng, Vì “Lợi chỉ mạch bất xuất giả, vong huyết dã, gia Nhân sâm dĩ bổ chi, kim nhật mạch vi nhi lợi, vong huyết dã. Tứ nghịch gia Nhân sâm chủ chi.” (利止脉不出者,亡血也,加人参以补之,今日脉微而利,亡血也。四逆加人参汤主之。) Tiết tả ngừng mà mạch không xuất hiện là do vong huyết, gia Nhân sâm để bồi bổ, ngày nay mạch vi mà tả lợi, cũng là vong huyết, thang Tứ nghịch gia Nhân sâm chủ trị bệnh này. Ông nói không nên chỉ viết việc này vào mục ghi chú nhỏ, mà nên viết trực tiếp vào phương thang gốc, chính là thang Thông mạch tứ nghịch có vị Nhân sâm, ông ta nói trên lâm sàng rất nhiều trường hợp thang Tứ nghịch gia Nhân sâm, trị chứng dương hư vô mạch, hoặc xuất hiện chứng hạ lợi thanh cốc nguy hiểm, tay chân quyết nghịch, đều thu được công hiệu với thang Tứ nghịch gia Nhân sâm.
Đối với chứng cách dương, cần “gia thông cửu kính” là gia 9 cọng hành. Thông bạch (hành) có tác dụng thông dương phá âm, có thể tiêu giải thế lực của âm hàn, khiến dương khí khôi phục. Vì thế, một là gia Nhân sâm để thông mạch, hai là gia Thông bạch chính là để thông dương phá âm, hai điểm này rất quan trọng
Cần có ý thức chung trong điều trị lâm sàng. Người bệnh cao tuổi đột nhiên nóng bừng bừng, nên chia làm hai để xem, một số có thể là dương khí đã hồi phục là điều tốt, một số có thể là dương khí bị cách cự, dương khí sẽ bị hủy hoại (vong dương). Mọi người có sắc mặt hồng hào khi sắp chết, sau đó chuyển dần sang màu trắng và vàng. Đây chính là hồi quang phản chiếu (hồi dương).
Đời sau như Triệu Dưỡng Quỳ, Trương Cảnh Nhạc có phương pháp dẫn hoả quy nguyên, với Can khương, Phụ tử gia thêm Ngưu tất, Xa tiền, đều phát triển theo thang Thông mạch tứ nghịch của {Thương hàn luận}.
Nghịch trị và tòng trị
Kỳ Bá viết: Hoặc dùng nghịch trị, hoặc dùng tòng trị, hoặc chủ dược nghịch trị mà tá dược tòng trị, hoặc chủ dược tòng trị mà tá dược nghịch trị, sơ thông khí cơ, khiến cho điều hoà, đó là con đường trị liệu chính đáng.
Lương y Trường Xuân