Thương hàn luận Từ điều 297 đến điều 309 (C311-C323)
297 少阴病,下利止而头眩,时时自冒者死。C311
297 Thiếu âm bệnh, hạ lợi chỉ nhi đầu huyễn, thời thời tự mạo giả tử. C311
Bài này trình bày về dương khí thượng thoát, âm dương ly tuyệt là tử chứng (chứng trạng chết) của Thiếu âm bệnh.
Thiếu âm bệnh chứng hạ lợi ngưng lại là một hiện tượng tốt, nếu vào lúc này chính khí khôi phục, bệnh tà được trừ khứ thì khỏi bệnh. Nhưng trong bài văn này chỉ ra rằng chứng hạ lợi tuy ngừng lại nhưng đầu mắt lại huyễn vựng (hoa mắt váng đầu) giờ khắc nào cũng có hiện tượng thất thần vựng quyết, đó là chứng chết. “Hạ lợi chỉ”( 下利止) ngừng hạ lợi là không thể tiết tả, là âm khí đã hết, dương khí thoát lên trên dẫn đến huyễn mạo (hoa mắt). Dương khí thoát ở trên, âm khí tuyệt (hết) ở dưới, đây cũng chính là bệnh âm dương ly quyết* (chia lìa), là bệnh khó chữa. Điều này không giới hạn ở Thiếu âm bệnh, trên lâm sàng bệnh nhân tiết tả đã lâu sau đó xuất hiện vựng đầu cũng không phải là hiện tượng tốt, vì đầu là nơi tụ hội của thanh dương, bệnh nhân tiết tả lâu ngày mà xuất hiện vựng đầu (hoa mắt vựng đầu), chính là biểu hiện của tỳ khí hạ hãm. Thanh khí không thăng lên. Có phải là âm dương chia lìa của Thiếu âm bệnh? Chứng hạ lợi ngừng là âm đã hết, lúc nào cũng mạo quyết là dương rời khỏi, đó là hiện tượng âm dương li quyết, tương tự với bài văn trước đó “thượng quyết hạ tuyệt”.
298 少阴病,四逆恶寒而身蜷,脉不至,不烦而躁者,死。 C312
298 Thiếu âm bệnh, tứ nghịch ố hàn nhi thân quyện, mạch bất chí, bất phiền nhi táo giả, tử. C312
Điều văn này trình bày âm thịnh ở trong, dương nhiễu loạn bên ngoài, âm dương ly tuyệt là tử chứng (chứng chết) của Thiếu âm bệnh.
Thiếu âm bệnh tứ chi quyết nghịch, ghét lạnh, thân thể co cuộn lại, là âm hàn thịnh, dương khí hư tổn nặng, mà mạch bất chí (không đến bộ quan), đó là do trung khí không liền lạc, sinh khí đã hết. Không bực bội mà vội vã, là biểu hiện của âm thịnh dương tuyệt (hết), là chứng chết. Vì thế, bệnh nhân có âm chứng mà thấy nóng nảy vội vã, là hiện tượng bệnh nặng.
299少阴病,六七日,息高者,死。 C313
299 Thiếu âm bệnh, lục thất nhật, tức cao giả, tử. C313
Điều văn này trình bày nguyên khí li căn là chứng chết của Thiếu âm bệnh.
Phế là ngọn (tiêu) của khí, Thận là gốc (căn) của khí, thở ra là do tâm phế, hít vào là thận và can.
Thận là tiên thiên, có công năng nạp khí. Hiện tại Thiếu âm bệnh không được điều trị, ngộ trị (điều trị nhầm) đã 6,7 ngày, hơi thở không xuống đến thận, hơi thở không sâu, hơi thở nông cạn. Hơi thở như vậy gọi là khí vô căn (không có gốc), người xưa gọi là “Du tức” (游息) là thở chơi. Trên lâm sàng, bệnh nhân trước khi chết cũng thở như vậy. Thiếu âm bệnh hơi thở trên cao (thở nông) là biểu hiện của thận không nạp khí, là chứng chết. Có một lần người viết khám bệnh ở Thuỷ Định môn, thấy một bệnh nhân bệnh suyễn, miệng bn tựa như miệng cá không thể ngậm miệng được, điều này đã được đề cập đến trong {Nội kinh}. Người viết có cảm giác là Thiếu âm thận của bệnh nhân không còn nạp được khí, bệnh đã không thể điều trị. Một thày thuốc khác khám bệnh cho bệnh nhân bị háo suyễn, cho bệnh nhân tiêm Ma hoàng tố, không lâu sau bệnh nhân đó tử vong. Trên lâm sàng thấy miệng bệnh nhân không ngậm lại được, bệnh nhân thở gấp bằng mũi nhưng hơi thở nông. Hơi thở nông (dân gian gọi là thở hắt ra) là biểu hiện bệnh không thể điều trị.
300 少阴病,脉微细沉,但欲卧,汗出不烦,自欲吐,至五六日,自利,复烦躁,不得卧寐者,死。 C314
300 Thiếu âm bệnh, mạch vi tế trầm, đãn dục ngoạ, hãn xuất bất phiền, tự dục thổ, chí ngũ lục nhật, tự lợi, phục phiền táo, bất đắc ngoạ mị giả, tử. C314
Điều văn này phân tích âm thịnh cách dương, chính không thắng tà là những tử chứng của Thiếu âm bệnh.
“Thiếu âm bệnh, mạch vi tế trầm , đãn dục ngoạ” (少阴病,脉微细沉,但欲卧)Thiếu âm bệnh, mạch rất nhỏ và trầm, chỉ muốn nằm, là chủ mạch chủ chứng của Thiếu âm, nên dùng thang Tứ nghịch. “Hãn xuất bất phiền” (汗出不烦) xuất mồ hôi và không bực bội, là biểu hiện của khí âm dương mất ở ngoài; “tự dục thổ”(buồn nôn), là âm tà nghịch lên, trên đây là một phái âm hàn, nên dùng thang Tứ nghịch để nhanh chóng ôn dưỡng Thiếu âm, phù dương cứu nghịch. “Chí ngũ lục nhật tự lợi, phục phiền táo, bất đắc ngoạ mị” (至五六日自利,复烦躁,不得卧寐) đến 5,6 ngày lại tăng thêm chứng trạng mới như tự hạ lợi, lại buồn bực không thể nằm ngủ, là không điều trị, điều trị sai, âm hàn thịnh, dương đã mất (vong).
Bài này phản ảnh giai đoạn dương hư hàn thịnh của thời gian bắt đầu bệnh, không trị liệu kịp thời, sau 5,6 ngày lại thêm bệnh mới, hàn khí ngày càng mạnh, dương khí ngày càng mất, bệnh này là tử chứng (chứng chết). “Dương minh bệnh cấp hạ, Thiếu âm bệnh cấp ôn”.( 阳明病急下,少阴病急温) Dương minh bệnh cần nhanh chóng công hạ, Thiếu âm bệnh cần nhanh chóng ôn dưỡng). Từ bài C295 đến bài C314 là cương lĩnh chung của Thiếu âm bệnh, thuộc bộ phận tổng luận.
301 少阴病,始得之,反发热,脉沉者,麻黄附子细辛汤主之。 C315
301 Thiếu âm bệnh, thuỷ đắc chi, phản phát nhiệt, mạch trầm giả, Ma hoàng phụ tử tế tân thang chủ chi. C315
Phương thang Ma hoàng phụ tử tế tân
Ma hoàng Tế tân nhị lạng đồng Phụ tử nhất mai lực tối hùng
Thuỷ đắc Thiếu âm phản phát nhiệt Mạch trầm đích chứng tấu kỳ công.
Ma hoàng 2 lạng, bỏ đốt Tế tân 2 lạng Phụ tử 1 củ, nướng, bỏ vỏ, cắt thành 8 lát.
Ba vị trên, dùng 1 đấu nước, đầu tiên sắc vị Ma hoàng, cạn bớt 2 thăng, vớt bỏ bọt, cho thuốc vào hết, đun cạn còn 3 thăng, bỏ bã, uống mỗi lần 1 thăng lúc thuốc ấm, ngày 3 lần (uống sau ăn)
302 少阴病,得之二三日,麻黄附子甘草汤微发汗。以二三日无里证,故发微汗也。 C316
302 Thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tam nhật, Ma hoàng Phụ tử Cam thảo thang vi phát hãn, dĩ nhị tam nhật vô lý chứng, cố phát vi hãn dã. C316
Phương thang Ma hoàng Phụ tử Cam thảo
Ma hoàng Cam thảo nhị lạng giai Nhất mai Phụ tử cố căn cai
Thiếu âm đắc bệnh nhị tam nhật Lý chứng toàn vô hãn khải cai
Ma hoàng 2 lạng, bỏ đối Cam thảo 2 lạng. Cứu Phụ tử, nướng, bỏ vỏ
3 vị thuốc trên, dùng 7 thăng nước, đầu tiên sắc vị Ma hoàng 1,2 phí (sôi trong khoảng 3 đến 5 phút là 1 phí), vớt bọt, cho các vị thuốc còn lại vào, đun còn lại 3 thăng, bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, nên uống lúc thuốc còn ấm, uống sau khi ăn.
Hai điều trên trình bày chứng trạng và phương pháp trị liệu của Thiếu âm bệnh kèm theo biểu chứng.
“Thiếu âm bệnh, thuỷ đắc chi”là vừa bị bệnh, “Thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tam nhật” là đã bị bệnh. Thiếu âm và Thái dương có quan hệ biểu lý, Thái dương chủ biểu, Thiếu âm chủ lý.
Thiên Thái dương bệnh điều C96: “Thái dương bệnh, phát nhiệt đầu thống, mạch phản trầm; Nhược bất sái, thân thể đông thống, đương cứu kỳ lý, nghi Tứ nghịch thang” (太阳病,发热头痛,脉反沉;若不差,身体疼痛,当救其里,宜四逆汤) Thái dương bệnh, phát sốt đau đầu, mạch phản trầm (mạch của Thiếu âm); Nếu không khỏi bệnh, thân thể đau, nên cứu lý, dùng thang Tứ nghịch. Nhìn từ góc độ của Thái dương, Thái dương bệnh lại thấy mạch của Thiếu âm “Mạch phản trầm” (脉反沉); Còn nhìn từ góc độ của Thiếu âm, thì với chứng trạng phát nhiệt là trái ngược với lẽ thường. Kết hợp bài C96 với bài C315 có thể nhận thấy: Người đó là Thái dương bệnh thụ tà, phát nhiệt, nếu dương khí của cơ thể tích cực, khí huyết sung túc thì mạch sẽ phù, đó là Thái dương bệnh; Nhưng hiện tại lại thấy mạch trầm của Thiếu âm, mạch trầm chủ lý (bên trong), điều này phản ảnh dương khí của Thiếu âm không đủ mà hư hàn. Chứng là Thái dương biểu, mạch là mạch của Thiếu âm.
Thái dương tại biểu bệnh tà phong hàn không được giải trừ, mà dương trong Thiếu âm đã hư tổn, là Thái dương Thiếu âm cả hai cùng cảm thụ tà mà thành bệnh. Vì thế, Trọng Cảnh đề xuất trị pháp kiêm cố (đồng thời chiếu cố) dùng thang Ma hoàng Tế tân Phụ tử chủ trị bệnh này. Đó là phương pháp ôn kinh phát hãn, ôn kinh Thiếu âm, phát hãn kinh Thái dương, như vậy là có đầy đủ tác dụng giải trừ bệnh ở cả hai kinh. Xét theo thành phần của phương thang, Ma hoàng có tác dụng tuyên phát dương khí, trị biểu nhiệt ở kinh Thái dương; Phụ tử làm ấm bên trong của Thiếu âm lại hỗ trợ vị Ma hoàng để giải tán biểu hàn, hai vị Ma hoàng, Tế tân tẩu nhi bất thủ (đi khắp cơ thể không ở một nơi), có lực phát hãn mạnh mẽ. Vì thế, phương thang này thích hợp với Thiếu âm bệnh sơ phát. Nếu bệnh đã 2,3 ngày thì không nên dùng thang Ma hoàng Tế tân Phụ tử, vì Thiếu âm bệnh là Tạng dương hư hữu hàn của Thiếu âm, thời gian của Thiếu âm bệnh hơi dài, dương hư càng tệ, nên cần dùng Ma hoàng Tế tân Phụ tử thang để phát hãn nhẹ. Thiếu âm bệnh đã 2,3 ngày, chưa hạ lợi thanh cốc (tiết tả ra thực phẩm chưa tiêu hoá) là lý chứng hư hàn của Thiếu âm, thời điểm này có thể dùng thang Ma hoàng Phụ tử Cam thảo. Với Phụ tử phối với chích Cam thảo để ôn dương, phối Ma hoàng để phát hãn. Nếu uống 2 thang trở lên mà bệnh không giải, thì căn cứ theo thiên Thái dương bệnh bài C96 để dùng thang Tứ nghịch.
Chúng ta xem xét thiên Thái dương bệnh điều C96: “Thái dương bệnh, phát nhiệt đầu thống? Mạch phản trầm; Nhược bất sái”, ở đây “Nhược bất sái”(Nếu không khỏi bệnh), ở đây là chỉ về việc nếu khi dùng thang Ma hoàng Phụ tử Tế tân, thang Ma hoàng Phụ tử Cam thảo vô hiệu, mà thân thể còn đau nhức thì nên dùng thang Tứ nghịch, vì thế hai bài này là chỉ về chứng ngoại cảm ở Thiếu âm, phong tà sơ khách (mới xâm nhập) Thiếu âm, dùng thang Ma hoàng Phụ tử Tế tân, thang Ma hoàng Phụ tử Cam thảo, thang Tứ nghịch, phân thành 3 giai đoạn để tiến hành điều trị. Là thể hiện được hệ thống âm dương biểu lý của lục kinh. Có nhà chú thích gọi đây là lưỡng cảm, cũng có người gọi là Thiếu âm thương hàn. Hai điều văn này là nói về giai đoạn bắt đầu của Thiếu âm, còn có thể dùng một số thuốc phát tán.
303 少阴病,得之二三日以上, 心中烦,不得卧,黄连阿胶汤主之。 C317
303 Thiếu âm bệnh, đắc chi nhị tam nhật dĩ thượng, tâm trung phiền, bất đắc ngoạ, Hoàng liên A giao thang chủ chi. C317
Phương thang Hoàng liên A giao
Tứ lạng Hoàng liên tam lạng Giao Nhị mai kê tử thủ hoàng xao
Nhất Cầm nhị Thược tâm phiền trị Cánh trị nan miên tiệp bất giao
Hoàng liên 4 lạng, Hoàng cầm 1 lạng, Thược dược 2 lạng, Kê tử hoàng 2 cái, A giao 3 lạng
5 vị thuốc trên dùng 5 thăng nước, sắc ba vị đầu, cạn còn 2 thăng, bỏ bã, cho A giao vào đợi cho tan hết, để hơi nguội, cho Kê tử hoang vào, khuấy đều, uống ấm 7 hợp, ngày uống ba lần.
Điều văn này thảo luận về chứng trạng và phương pháp điều trị Thiếu âm bệnh âm hư hữu hoả, có thể so sánh với chứng dương hư hữu thuỷ của thang Chân võ để nhận thức rõ hơn.
Thiếu âm là tạng của thuỷ hoả, là căn bản của âm dương, bệnh của Thiếu âm phân thành chứng hàn hoá và chứng nhiệt hoá. Hàn hoá với nhiệt hoá ở Thiếu âm là thiên thịnh thiên suy của tự thân âm dương, âm hư rồi nhiệt hoá, vì thế Thiếu âm bệnh được 2,3 ngày trở lên trong lòng phiền muộn, phiền là hình tượng của hoả, mà mức độ phiền đến nỗi “bất đắc ngoạ” (不得卧)là không nằm được. Âm hư nên thuỷ không đủ, không thể chế ngự hoả, thận thuỷ không đủ, tâm hoả nổi lên, vì thế trong lòng phiền muộn, không nằm được, nên tả hoả để tư dưỡng âm, “tráng thuỷ chi chủ, dĩ chế dương quang” (壮水之主,以制阳光) Bổ thuỷ để chế ngự dương. Tả hoả nhiệt đồng thời cần tư bổ âm thuỷ, dùng thang Hoàng liên A giao.
Phương này có ảnh hưởng rất lớn đối với ôn bệnh học. Kết hợp với lâm sàng để làm phong phú nội dung bài văn:
Trên lâm sàng Thiếu âm bệnh âm hư hữu hoả, tâm hoả không xuống được, thận thuỷ không lên được, thuỷ hoả không thể ký tế (không thành công) chính là hiện tượng trạng thái bệnh cang (cao) mà không bị hạn chế. Bệnh nhân tâm phiền, càng về tối càng phiền muộn hơn, ban ngày là dương, chiều tối là âm, ban đêm thì dương cần nhập vào âm.
Bệnh nhân dương thuỷ không đủ, âm hoả có thừa, nên không thể tiềm dương (tiềm dương là một trị pháp: Tư âm tiềm dương) vì thế buổi chiều tối âm dương không thể tương giao, càng về chiều tối bệnh nhân càng phiền muộn hơn. Bệnh nhân không thể nằm, đi đi lại lại, trong lòng bứt rứt, không thể yên tĩnh, cảm thấy rất tệ, muốn đi ra ngoài, nơi trống trải thì có cảm giác thoải mái.
Trần Tu Viên nói: “Tứ lạng Hoàng liên tam lạng giao, nhị mai kê tử thủ hoàng xao, nhất cầm nhị thược tâm phiền trị, cánh trị nan miên tiệp bất giao” . Người viết từng khám bệnh cho một giáo viên, bị mất ngủ, tinh thần còn rất tốt, rất phấn khích và vội vã, sắc mặt đỏ biểu hiện của tâm hoả hữu dư, thận âm không đủ. Loại bệnh nhân này thường không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi hồng hoặc gai lưỡi nổi rõ và rất hồng, mạch tế sác. Đây là trường hợp ứng dụng thang Hoàng liên A giao để tả tâm tư âm. Hậu thế Lý Đông Viên sáng chế Chu sa an thần hoàn①, theo kinh nghiệm của người viết xuất từ Lý Đông Viên {Nội ngoại thương biện cảm luận}: Chu sa 5c (15g), nghiền riêng, thuỷ phi để làm áo, Hoàng liên bỏ lông, rửa bằng rượu 6c (18g) Chích Cam thảo (16,5g) Sinh địa hoàng 1,5c (4,5g) Đương quy 2,5c (7,5g)
Phương thang này dùng cho chứng tâm hoả nội nhiễu. Chu sa chất nặng tính hàn lãnh, chuyên nhập vào đường kinh tâm, chất nặng có thể trấn áp sự khiếp sợ, tính hàn có thể thanh nhiệt, Hoàng liên vị đắng tính lạnh, thanh tâm hoả trừ phiền, phối hợp hai vị thuốc, một trấn (áp) một thanh (nhiệt), là trừ được phiền muộn và nhiệt quấy nhiễu, nên được dùng làm chủ dược.
Vị Đương quy dưỡng huyết, Sinh địa tư âm, một vị để bổ âm huyết bị tổn thương, một vị để tư bổ thận thuỷ, khiến cho tâm huyết đủ để hạ thừa (xuống nhận) với thận, phương Chu sa an thần hoàn là dựa theo thang Hoàng liên A giao kê hoàng phát triển thành.
Ý nghĩa của thang Hoàng liên a giao: Hoàng liên, Hoàng cầm vị đắng để tả tâm hoả, khiến tâm hoả hạ giáng, A giao, Kê tử hoàng là những dược phẩm huyết nhục hữu tình, có thể bổ âm của tâm thận, “dĩ hữu tình bổ hữu tình” (以有情补有情), gia Thược dược có thể tả hoả, lại có thể hoá âm, bình can. Thành Vô Kỷ viết: “Thược dược chi toan thu âm khí nhi tả tà dã”. (芍药之酸收阴气而泻邪也) Bạch thược vị chua, thu âm khí mà tả bệnh tà. Phương này trị người bực bội mất ngủ hiệu quả như thế nào?
Cô giáo cấp 2 nói trên, người viết kê đơn thuốc Hoàng liên A giao, uống thuốc xong cô giáo viên ngủ li bì không dậy được là do tim – thận tương giao nên ngủ rất sâu và lâu. Khi sắc nên theo công thức: Ba vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Thược dược được nấu trước , dùng 5 thăng nước nấu cạn còn 2 thăng thì bỏ bã, cho vị A giao vào, chờ A giao tan hết, đợi thuốc hơi nguội thì cho Kê tử hoàng vào, chia 3 lần uống trong ngày lúc thuốc còn ấm. Phải ghi nhớ phương pháp sắc và uống của thang này.
304 少阴病,得之一二日,口中和,其背恶寒者,当灸之,附子汤主之。 C318
304 Thiếu âm bệnh đắc chi nhất nhị nhật, khẩu trung hoà, kỳ bối ố hàn giả, đương cứu chi, Phụ tử thang chủ chi. C318
Phương thang Phụ tử
Sinh Phụ tam mai Phụ tử thang Truật nghi tứ lạng chủ tư phương
Linh Thược tam lạng Nhân sâm nhị Bối lãnh mạch trầm thân thống dương
Phụ tử 3 củ, cắt làm 8, bỏ vỏ Phục linh 3 lạng Nhân sâm 2 lạng Bạch truật 4 lạng Thược dược 3 lạng
5 vị thuốc trên, dùng 8 thăng nước, đun cạn còn 3 thăng, bỏ bã, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần.
305 少阴病,身体痛,手足寒,骨节痛,脉沉者,附子汤主之。 C319
305 Thiếu âm bệnh, thân thể thống, thủ túc hàn, cốt tiết thống, mạch trầm giả, Phụ tử thang chủ chi. C319
Thận âm đầy đủ thì lên giao tiếp ở tâm, cộng thêm thuốc phụ trợ. Vị Cam thảo điều hoà các vị thuốc, hợp lại thành phương dược, có tác dụng một là tả hoả thiên thịnh, hai là bồi bổ âm huyết còn thiếu, để đạt dược tâm hoả hạ giáng và âm huyết thượng thừa (đưa lên), chính là phương dược có tác dụng trọng trấn an thần, chiếu cố cả tiêu và bản (gốc và ngọn).
Đây là hai điều văn trình bày chứng trạng và trị liệu Phụ tử thang chứng của Thiếu âm hàn hoá
Thiếu âm dương hư hữu hàn khác với âm hư hữu nhiệt. “Thiếu âm bệnh đắc nhất nhị nhật” (少阴病,得之一二日) Thiếu âm bệnh thời gian thụ bệnh là 1,2 ngày, thời gian ở đây không dài. “Kỳ bối ố hàn”(mà lưng sợ lạnh) khá là nghiêm trọng, khác với Bạch hổ gia nhân sâm thang chứng “Bối vi ố hàn” (lưng hơi sợ lạnh), Bạch hổ gia Nhân sâm thang chứng chính là nhiệt gây tổn thương khí, khí âm cùng bị tổn thương, miệng khô khát. Lưng là nơi ở của dương, thang Phụ tử trị chứng dương hư sợ lạnh, miệng không bị khô. Chúng ta nên có thái độ trị liệu tích cực đối với Thiếu âm bệnh, vì thế nên sử dụng phép cứu, thang Phụ tử chủ trị bệnh này. Tại sao cần dùng phép cứu? Vì đây là Thiếu âm bệnh rất nghiêm trọng, phải lập tức dùng phép cứu bổ dương khí để tránh tình trạng dương khí bị suy bại. Sau đó, tái sử dụng thang Phụ tử để điều trị. Đây chính là một chứng dùng hai phương, khi Thiếu âm bệnh mà lưng sợ lạnh là biểu hiện của dương khí đã bị hư tổn, cần lập tức sử dụng phép cứu để bổ dương tiêu trừ âm khí, cũng là để có thời gian điều trị bằng thang Phụ tử.
Điều văn này là lời cảnh báo của Trọng Cảnh với chúng ta: Khi Thiếu âm bệnh mà có chứng trạng lưng sợ lạnh là dương khí đã hư, cần phải kiến vi tri trứ (见微知著) là thấy mầm biết cây. Thầy thuốc cần có thái độ điều trị tích cực đối với Thiếu âm bệnh. Tham khảo các nhà chú giải, có thuyết cho rằng cứu huyệt Cách quan để khứ trừ tà âm hàn, cứu 5 tráng, có thuyết cho rằng nên cứu Quan nguyên để phù trì dương khí. Dùng phương Phụ tử thang gồm Thục Phụ tử, Phục linh, Nhân sâm, Bạch truật, Thược dược
Phục tử nướng, lượng dùng là 2 củ, đời sau có thang Sâm Phụ, là biến hoá của Phụ tử thang.
Phụ tử thang chủ yếu với Nhân sâm, Phụ tử, thục Phụ tử có tác dụng bổ dương xua tan mây mù (Bổ dương dĩ tiêu âm ế) (Thục phụ tử thiên về bổ, mà Sinh phụ tử thì trong bổ có phát tán), Nhân sâm bổ khí phù trợ căn bản của hậu thiên, bồi bổ nguyên khí hư yếu. Dương hư âm thịnh sẽ động thuỷ sinh thấp nên trong phương có Bạch truật Phục linh để vận hoá thuỷ thấp và kiện tỳ. Quế chi khứ Quế gia thêm Phục linh Bạch truật để lợi thuỷ tà, thông đạt dương khí của Thái dương. Diệp Thiên Sĩ viết: “Phù dương bất tại ôn, nhi tại lợi tiểu tiện”.( 扶阳不在温,而在利小便) Phù trợ dương khí không phải tại ôn dược mà là do lợi tiểu. Phụ tử, Nhân sâm bổ khí tiên thiên, gia Phục linh, Bạch truật lợi thuỷ thấp, gia Thược dược để chế bớt tính mãnh liệt của Phụ tử, đề phòng Phụ tử gây tổn thương âm. Phương này chủ yếu là phù trợ chính khí.
Điều C319 là hội chứng thứ hai của thang Phụ tử. Sự khác biệt biện chứng của Thái dương và Thiếu âm có thể thấy từ điều văn này. Nếu đau thân thể, đau khớp xương, thấy bệnh nhân phát nhiệt mạch phù khẩn, là hội chứng của thang Ma hoàng. Hiện tại có thêm chân tay lạnh, mạch trầm, phản ảnh dương khí của kinh Thiếu âm bị hư tổn, âm hàn thịnh, âm hàn ngưng trệ, dương khí không thể đầy đủ đến cho thân thể tứ chi, nên thân thể xương khớp bị đau và tay chân lạnh. Những chứng trạng này với hội chứng Thái dương Ma hoàng thang có sự khác biệt về hư thực, sự phân biệt về biểu lý, vì thế chứng này nên dùng thang Phụ tử bổ dương, bồi bổ chính khí đã hư suy, để trừ khứ hàn tà ngưng trệ.
{Thương hàn luận} giảng về một số cơn đau trên cơ thể, hội chứng thang Quế chi, hội chứng thang Ma hoàng đều có thể xuất hiện các cơn đau trên cơ thể, giải biểu phát hãn là có thể; Sau khi xuất hãn thân thể bị đau, mạch trầm trì, dùng Quế chi tân gia thang; Điều văn này thuộc Thiếu âm dương hư hữu hàn, hàn tà ngưng trệ, tay chân mát và mạch trầm, dùng thang Phụ tử; Nếu điều văn này có “Phản phát nhiệt” (反发热) trái lại còn phát nhiệt, thì dùng Ma hoàng Tế tân Phụ tử thang, hoặc Ma hoàng Phụ tử Cam thảo thang.
Tất cả những đạo lý này cần được làm rõ, cái gì là biểu, cái gì là lý, cái gì là hàn, cái gì là nhiệt, cái gì là hư, cái gì là thực, cái gì thuộc âm, cái gì thuộc dương, có như vậy nhận thức mới rõ ràng. Đây chính là hai điều văn của thang Phụ tử, một là lưng sợ lạnh của chứng dương hư là chủ yếu, hai là tay chân lạnh, mạch ngược lại còn trầm, toàn thân đau nhức là chủ; Một là dùng nó (thang Phụ tử) để trị chứng sợ lạnh của dương hư, hai là dùng nó (thang Phụ tử) để trị chứng toàn thân đau nhức của âm hàn thịnh, dựa theo hai góc độ này để nói rõ về tác dụng và phạm vi trị liệu của thang Phụ tử.
306少阴病,下利便脓血者,桃花汤主之。C320
306 Thiếu âm bệnh, hạ lợi tiện nùng huyết giả, Đào hoa thang chủ chi. C320
Phương thang Đào hoa
Nhất cân Cánh mễ nhất cân chi Chi bán ma nghiên pháp diệc ky
Nhất lạng Can khương đồng tiễn phục Thiếu âm nùng huyết ẩm lai y
Xích thạch chi 1 cân, một nửa dùng, một nửa tán mạt Can khương 1 lạng Cánh mễ 1 cân
3 vị thuốc trên, dùng 7 thăng nước, nấu chín gạo, bỏ bã, uống 7 hợp, cho bột xích thạch chi vào, dùng muỗng canh (phương thốn chuỷ) ngày uống ba lần. Nếu uống 1 lần đã khỏi bệnh, còn dư lại không cần uống.
307 少阴病,二三日至四五日,腹痛,小便不利,下利不止便脓血者,桃花汤主之。 C321
308少阴病,下痢便脓血者,可刺。 C322
307 Thiếu âm bệnh, nhị tam nhật chí tứ ngũ nhật, phúc thống, tiểu tiện bất lợi, hạ lợi bất chỉ tiện nùng huyết giả, Đào hoa thang chủ chi. C321
308 Thiếu âm bệnh, hạ lỵ tiện nùng huyết giả, khả thích. C322
Ba bài này đều trình bày chứng trạng và phương pháp trị liệu của chứng hạ lợi ra máu mủ ở Thiếu âm bệnh.
Thiếu âm bệnh có hạ lợi, chính là chứng lý hàn, Thiếu âm bệnh hạ lợi thanh cốc (thực phẩm chưa tiêu hoá), tự lợi mà khát thì thuộc Thiếu âm, tự lợi mà không khát thì thuộc Thái âm, cho thấy Thiếu âm bệnh có chứng hạ lợi. Nếu như hạ lợi mà phân có máu mủ, hạ lợi là hạ lợi, đại tiện ra máu mủ là đại tiện ra máu mủ, chứng hạ lợi cuối cùng thành ra đại tiện ra máu mủ, Là lý do gì? Thiếu âm bệnh hạ lợi, chúng ta có thể lý giải, vì Thiếu âm lý hàn (bên trong lạnh) vì thế hạ lợi, Tại sao còn có máu mủ? , sự việc là như vậy, dương hư liền liên quan đến âm, như khi khí bị bệnh sẽ liên quan đến huyết, Thiếu âm bệnh dương hư hạ lợi, đến một mức độ nhất định sẽ hạ huyết (ra máu) sẽ đại tiện ra máu mủ.
Chúng tôi đã gặp những trường hợp như vậy trên lâm sàng, lúc bắt đầu là đi tả, sau đó xuất hiện các chứng trạng hư nhiệt thăng lên như đau họng, vết lở trong miệng, cũng có khi trước đó không có máu mủ, sau đó hạ lợi trong phân có máu mủ, khống chế không tốt, có một vài trường hợp có chứng trạng hoạt thoát (đi tả quá nhiều không thể khống chế). Không phải là chứng phân có máu mủ của lý cấp hậu trọng (Cảm giác rất muốn đại tiện nhưng lại khó), có niêm dịch, là hội chứng hạ lỵ nhiệt tính của thang bạch đầu ông, hội chứng thang Hoàng cầm, mà chính là hạ lợi hư hàn của Thiếu âm, kế phát cuối cùng là phân có lẫn máu mủ, máu có sắc ảm đạm, đại tiện quá dễ không cầm lại được, đây là do hạ tiêu không ước chế mà bên trong thì lạnh (lý hàn).
Vậy phải làm gì? Nên dùng thang Đào hoa để điều trị. Thang Đào hoa có thể trừ hư hàn, đồng thời có thể ngưng cố tình trạng hoạt thoát, chính là sáp tràng hoạt thoát (là một pp điều trị chứng tiết tả không cầm dược), đây chính là một phép điền bổ cho hạ tiêu. Xích thạch chi là một vị thuốc cố sáp, có thể trị chứng hoạt thoát phân có máu mủ ở hạ tiêu, vì thế không giống với chứng hạ trọng nan thông, hạ trọng nan thông là không bài tiết được. Chứng hạ lợi có máu mủ này không được kiểm soát. Đồng thời, loại hạ lợi này thường thấy ở kế phát, đầu tiên là hạ lợi hàn tính, sau đó xuất hiện hạ lợi có kèm theo máu mủ, màu máu ảm đạm, đồng thời đại tiện có chút khuynh hướng hoạt thoát (quá dễ không thể kiểm soát), chứng này cần dùng thang Đào hoa để trị liệu.
Bài C321 Thiếu âm bệnh 2,3 ngày đến 4,5 ngày đau bụng, vì sao bụng đau? Vì lạnh. Vì sao tiểu tiện bất lợi? Vì chứng tiết tả đã tổn thương tân dịch.
Chứng hạ lợi không cầm mà phân có lẫn máu mủ, hạ lợi không cầm gọi là hoạt thoát, hạ tiêu hoạt thoát không thể kiềm chế, không thể thu liễm, là việc đóng cửa không thuận lợi, vì thế phân có máu mủ như vậy thì gọi là hạ tiêu hạ lợi, cũng thuộc về bệnh thận của Thiếu âm, có thể dùng thang Đào hoa để trị bệnh này. Chứng hạ lợi trong hạ lợi hàn tính không ngoài ba điểm này, một là chứng hạ lợi hư hàn của trung tiêu, thì dùng thang Lý trung; Hai là hạ lợi hư hàn của hạ tiêu, thì dùng loại hình Tứ nghịch, thang Tứ nghịch; Nếu như là chứng hạ lợi hư hàn, hạ tiêu hạ lợi, mà còn kèm theo hoạt thoát, thì dùng thang Đào hoa.
Người viết trên lâm sàng đã từng khám qua bệnh nhân hạ lợi hoạt thoát, nghiêm trọng đến mức không thể mặc quần, để kịp đại tiện. Đầu tiên cho bệnh nhân uống Ô mai hoàn, mới uống thuốc cũng có chút hiệu quả, sau đó thì bệnh trở lại như cũ, khi đổi thành thang Đào hoa thì cầm được chứng hạ lợi.
Đào hoa thang có Xích thạch chi 1 cân, dùng 1 nửa, một nửa tán mạt. “Can khương 1 lạng Cánh mễ 1 cân 3 vị thuốc trên, dùng 7 thăng nước, nấu chín gạo, bỏ bã, uống 7 hợp, cho bột xích thạch chi vào, dùng muỗng canh (phương thốn chuỷ) ngày uống ba lần,” Đây là điểm rất quan trọng.
Vì dùng 1 cân Xích thạch chi, trong thang dược dùng 0,5 cân, còn lại 0,5 cân tán thành bột mịn, trong nước thuốc còn hoà thêm bột mịn Xích thạch chi , sau đó lại uống. Vì chứng hạ lợi ở hạ tiêu, đại tràng không thể kiềm chế, nếu chỉ uống thuốc thang thì không hiệu quả, Xích thạch chi là dạng bột, sau khi uống với nước thuốc, xích thạch chi vào đến ruột, có thể khiến cho phân lẫn máu mủ hoạt thoát cố sáp lại, có năng lực kiềm chế. Hiện tại tây y dùng bột than, có tác dụng hút, cũng chính là đạo lý này. Để bảo hộ niêm mạc ruột, trung y có lý luận gọi là sáp tràng cố thoát, Xích thạch chi tính ấm mà sáp rít, có 3 tác dụng, một là tác dụng ích khí, hai là tác dụng điều trung, ba là tác dụng cố hạ, cố là thu súc (co lại), kiên cố hạ tiêu. Chúng ta nói qua về Xích thạch hồ chỉ Vũ dư lương hoàn: “Xích thạch Dư lương các nhất cân, hạ tiêu hạ lợi thử thang hân” (赤石余粮各一斤,下焦下利此汤欣) , cũng chính là để điều trị chứng hạ tiêu hạ lợi. Trước đây người viết đã đọc qua một bản báo cáo về điều trị chứng thương hàn khi phân có máu mủ, niêm mạc thoát ra, dùng Xích thạch chi, thang Đào hoa cũng thu được hiệu quả trị liệu.
Danh y Du Gia Ngôn đời nhà Thanh viết trong y án {Ngụ ý thảo} dùng Xích thạch chi Vũ dư lương nghiền thành bột trộn vào cơm ăn để điều trị chứng hạ tiêu hạ lợi, đây là một bước phát triển. Tại sao cần ăn như vậy? Vì chứng hạ lợi ở hạ tiêu, ruột hoạt thoát (hạ lợi không cầm lại được). nếu như sử dụng lượng thuốc quá nhỏ, thì không đạt được mục đích trị liệu, vì thế cần phải ăn nhiều, nhất là khi trộn với cơm để ăn, thì có khả năng phát huy tác dụng sáp tràng cố thoát.
Bài C322 là một loại văn so sánh (đối tỉ), giảng về chứng hạ lợi nhiệt tính ở Thiếu âm. Vì Thiếu âm bệnh hạ lợi đại tiện ra máu mủ, có tính lạnh, cũng có tính nhiệt, chứng đại tiện máu mủ hàn tính luôn luôn kế phát trong quá trình hạ lợi, nhưng cũng chính là có nhiệt trong âm của Thiếu âm, mà xuất hiện chứng hạ lợi đại tiện có máu mủ. Loại hạ lợi đại tiện có máu mủ này khác với chứng hạ lợi lâu ngày mà xuất hiện đại tiện có máu mủ, nó thuộc nhiệt chứng, không phải là vấn đề của dương bệnh ảnh hưởng đến âm, khí bệnh ảnh hưởng đến huyết, nó chính là khi phát bệnh liền đại tiện có máu mủ, vì thế chứng này thuộc nhiệt chứng mà không thuộc hàn chứng, là phục nhiệt của Thiếu âm gây tổn thương âm lạc của hạ tiêu. Vì thế, loại hạ lợi đại tiện ra máu mủ này có lý cấp hậu trọng (rất muốn đại tiện nhưng khó đại tiện), còn xuất hiện một loạt hội chứng nhiệt, thời điểm này không nên cho bệnh nhân uống thang Đào hoa.
Đối với việc điều trị, Trương Trọng Cảnh nói: “Khả thích”, thích (châm) là tả, cứu là bổ, vì thế chứng hạ lợi nhiệt tính ở hạ tiêu cần phải châm, là tả, không được dùng phép bổ, cũng không được cho bệnh nhân dùng thuốc cố sáp. Nhưng liên quan đến việc châm ở đâu, châm như thế nào thì không thấy bài văn ghi lại. Một số nhà chú giải đời sau cho rằng có thể châm U môn, châm Giao tín để tả nhiệt của Thiếu âm. Cũng có người chủ trương rằng, đã là chứng hạ lợi nhiệt tính thì cũng có thể uống thang Bạch đầu ông trị chứng hạ lợi nhiệt tính. Đây đều là những ý kiến để tham khảo. Bài văn này không phải là hạ lợi hàn tính mà chính là hạ lợi nhiệt tính. Liên quan đến vấn đề hạ lợi có máu mủ ở Thiếu âm bệnh có phân thành hàn nhiệt, bổ tả khác nhau.
309 少阴病,吐利,手足厥冷,烦躁欲死者,吴茱萸汤主之。 C323
309 Thiếu âm bệnh, thổ lợi, thủ túc quyết lãnh, phiền táo dục tử giả, Ngô thù du thang chủ chi. C323
Điều văn này trình bày về chứng trạng và trị liệu chứng thổ tả của Thiếu âm bệnh, và rất giống với bài C310 “Thiếu âm bệnh, thổ lợi, táo phiền, tứ nghịch giả tử”( 少阴病,吐利,躁烦,四逆者死).
Thiếu âm bệnh tiên lượng không tốt, hàn thịnh nên bên trên thì ẩu thổ, bên dưới thì hạ lợi, đồng thời âm khí thịnh mà dương khí hư suy, vì thế táo phiền, không phải là phiền táo, với táo là chủ; Dương chủ phiền, âm chủ táo, táo nhiều hơn phiền, đúng là người này chủ yếu là táo (vội vã), chi thể nhiễu loạn bất an, đứng ngồi không ổn định, phản ảnh âm hàn rất nhiều mà dương khí không thể điều tiết. Thổ lợi chính là hàn chứng, vội vã lại chính là biểu hiện của âm khí độc thịnh, nếu như lại xuất hiện tứ nghịch , không chỉ là thủ túc nghịch, mà chính là tay lạnh ngược lên quá khuỷu, chân lạnh ngược lên quá đầu gối, đây chính là biểu hiện của có âm không có dương, dương khí không thể liên tục, vì thế chính là “Tử” chứng (chứng chết).
Điều C323 không phải là chứng chết, có thể dùng “Ngô thù du thang chủ chi”(thang Ngô thù du chủ trị bệnh này). So sánh hai bài này, cần phải phân tích cụ thể. Thiếu âm bệnh, nếu hàn tà xâm phạm tỳ vị, sẽ thấy ẩu thổ ở trên, tả hạ ở dưới, vì thế mà tay chân quyết lãnh. Tay chân quyết lãnh khác với tứ nghịch, thủ túc là bàn tay và bàn chân, tứ nghịch thì sâu rộng hơn, là từ chân đến đầu gối, từ tay lên đến cánh tay, là vấn đề của tứ chi, chỉ giớt hạn ở tay chân, vì thế tuy là dương hư nhưng ở mức độ không nặng. Đồng thời, “phiền táo ” ở phía sau thổ lợi và tay chân quyết lãnh, cũng có sự khác biệt. Cái nào ở trước, cái nào ở sau, bệnh cơ phản ảnh cũng chính là khác nhau. Tuy chính là lý hàn thổ lợi, dương hư tay chân quyết lãnh “Táo phiền”, nhưng chính phiền là chủ, mức độ phiền táo nghiêm trọng như muốn chết, phản ảnh dương khí tương tranh với âm khí. Đó là “Táo phiền, tứ nghịch giả tử”, đây là “Thủ túc quyết lãnh, phiền táo” Dương khí không tuyệt (hết), còn có thể tiến hành đấu tranh với âm hàn. Bởi vì, những chứng trạng này là nhẹ, có thể dùng thang Ngô thù để tán hàn giáng nghịch, ôn trung để phù trợ dương khí, bệnh này có thể biến chuyển tốt. Bài C310 chính là dương khí tuyệt rồi, độc âm vô dương (chỉ có âm mà không có dương) Còn ở đây là dương khí tồn tại, còn có thể đấu tranh với tà âm hàn, Cho nên một bài chủ về sự sống và một bài chủ về sự chết.
Bài này tuy có ẩu thổ có hạ lợi, nhưng với thổ là chủ, làm gì để thấy được?Thiên Dương minh viết: “Thực cốc dục ẩu giả, Ngô thù du thang chủ chi.” (食谷欲呕者,吴茱萸汤主之。) Ăn thực phẩm mà muốn nôn, thang Ngô thù trị chứng này, ẩu chính là vị khí nghịch (trào ngược). Theo thiên Quyết âm “Can ẩu, thổ diên mạt, đầu thống giả, Ngô thù du thang chủ chi” (干呕,吐涎沫,头痛者,吴茱萸汤主之)Nôn khan, thổ ra bọt dãi, đau đầu, thang Ngô thù chủ trị hội chứng này)
Điều văn này là “Thiếu âm bệnh thổ lợi”, thổ là ở phía trước, thang Ngô thù du tuy trị chứng ẩu thổ nhưng cũng trị chứng hạ lợi, nhưng chứng trạng trọng điểm là ẩu thổ. Thang Ngô thù du chính là trị chứng ẩu thổ, thang Tứ nghịch, thang Lý trung là trị chứng hạ lợi, điểm thiên lệch khác nhau. Đời nhà Tống có một vị y gia gọi là Quách Ung, hiệu là Bạch Vân, viết một bộ sách có tên là {Bổ Vong Luận} Ông ta ứng dụng ba phương thang gồm thang Ngô thù du, thang Tứ nghịch và thang Thông mạch Tứ nghịch vào Thiếu âm bệnh để tiến hành tổng kết. Tổng kết này đối với chúng ta là một tấm gương rất tốt trong việc học tập chứng âm hàn và sử dụng ôn dược để phù trợ dương. Quách Ung cho rằng, chứng phong hàn hễ là thủ túc quyết lãnh mà có chứng trạng phiền táo, không cần hỏi vấn đề khác, mà có thể cho bệnh nhân uống ngay thang Ngô thù. Nếu như chỉ có tay chân quyết lãnh, mà không thấy phiền táo, thì nên dùng thang tứ nghịch, mà không dùng thang Ngô thù du. Nếu như thủ túc quyết lãnh mà lại hạ lợi, mạch bất xuất giả, thì trước tiên nên dùng thang Thông mạch tứ nghịch.
“Thăng hứa Ngô du tam lạng Sâm, Sinh khương lục lạng cứu hàn xâm, Táo đầu thập nhị trung cung chủ, thổ lợi đầu thống phiền táo tầm”. Thang Ngô thù du với Ngô thù là chủ dược. Ngô thù du vị đắng mà cay, cay có thể tán hàn, đắng có thể giáng nghịch, vào can và vị, trị chứng hàn tà ở can vị có hiệu quả rất tốt, nhất là chứng hàn tà thượng nghịch gây ẩu thổ, trong phương còn gia thêm một lượng lớn Sinh khương, tán hàn hoá thuỷ, vì thế thang Ngô thù du chuyên trị chứng vị hàn mà ẩu thổ có đàm và nước.
Ly Trường Xuân
Chú:
Các câu có dấu* đăng ở Đông y thuật ngữ.
“Thông dương bất tại ôn, nhi tại lợi tiểu tiện” (通阳不在温,而在利小便)Thông dương không phải do các vị thuốc ấm áp, mà do tác dụng lợi tiểu, đây là trị pháp mấu chốt của bệnh thấp ôn, thấp là âm tà, dễ gây trở ngại dương khí, chỉ có lợi tiểu, khiến bệnh tà xuất ra thì dương khí được thông.