Từ điều 255 đến điều 262 (C268 – C275)
255 腹满不减,减不足言,当下之,宜大承气汤。C268
255 Phúc mãn bất giảm, giảm bất túc ngôn, đương hạ chi, nghi Đại thừa khí thang. C268
Điều C268 còn chính là điều kế tục của điều C267, chính là có sự liên hệ, là nói về phủ chứng bụng trướng đầy của Dương minh bệnh, “phúc mãn bất giảm”, là bụng trướng đầy, trướng đầy liên tục không giảm, là không giảm nhẹ. “Giảm bất túc ngôn” (减不足言) là giảm không đáng kể, cũng như không giảm, “bất túc ngôn” là không đáng nói. Bệnh này thuộc thực chứng, không thuộc hư chứng, trướng bụng thuộc hư chứng thì có lúc trướng lúc không, gọi là trướng bụng có lúc giảm. Ở đây là chứng trướng bụng không giảm, tuy có giảm một chút, nhưng cũng không đáng để nói (không đáng nói), vì vậy nói “Đương hạ chi, nghi Đại thừa khí thang” Là bụng trướng đầy nếu không đại tiện được thì thuộc thực chứng nên cần sử dụng thang Đại thừa khí.
“Giảm bất túc ngôn” Có hai loại giải thích, một loại giải thích là nhắm thẳng “phúc mãn bất giảm” mà nói, trong vị tràng người này có phân khô, phủ khí không thuận lợi, phân không xuống, vì thế xuất hiện chứng trạng ở bụng, chứng trạng chủ yếu của bụng một là đầy, hai là đau, điểm nổi bật ở điều này là chứng trạng của thang Đại thừa khí, chứng táo thực của Dương minh có chứng trạng đầy bụng, loại đầy bụng này là đầy bụng thực tính, không phải là đầy bụng hư tính, vì thế chứng trạng không có lúc giảm. Nó có vật chất, có phân khô, loại đầy bụng này nếu không bài xuất phân khô ra được, thì bụng trướng đầy không thể giảm nhẹ. Vì vậy đây chính là đầy bụng thực chứng.
“Giảm nhi bất túc ngôn”, tức là có cảm giác giảm một chút, nhưng không đủ để nói là đã
giảm, vẫn còn trướng đầy.
“Giảm bất túc ngôn” là hình dung chứng đầy bụng này không giảm nhẹ, ngay cả khi giảm có giảm một chút cũng không đáng kể, là quá nhỏ không đáng để nói đến, và bụng còn rất trướng đầy. Lại có một loại giải thích của Thành Vô Kỷ, là so sánh chỉ thị, một là chứng đầy bụng không giảm, đây chính là thực chứng, hai là giảm không đáng kể, bụng có thể giảm, có lúc trướng, có lúc giảm. Nếu còn giảm thì không phải là Đại thừa khí thang, mà là hư trướng, vì thế không cần nói thêm. Chúng ta cùng xem xét, chính là có hai thuyết pháp là có lúc giảm hay không, hiểu được ý nghĩa là có thể xử lý chính xác vấn đề.Chứng đầy bụng thuộc thực chứng, trị liệu như thế nào? “Đương hạ chi”, sử dụng phép tả hạ, nên dùng thang Đại thừa khí. Thang Đại thừa khí có Hậu phác, Chỉ thực, có thể trừ chứng bĩ mãn (đầy, bế tắc), tiêu trướng đầy, có thể hạ đại tiện, trừ táo kết. Các điều trong Thương hàn luận là những câu văn bổ trợ ý nghĩa cho nhau, có ý nghĩa hỗ tương. Vì thế khi học tập Thương hàn luận, không nên có tư tưởng đóng khung mỗi điều. Trọng điểm của chứng đầy bụng ở đây là nói về vấn đề đầy bụng của Đại thừa khí thang chứng, nhưng không phải là nói một cách toàn diện về Đại thừa khí thang chứng. Có chứng trạng triều nhiệt không? Có xuất hãn ở tay chân không? Có nói nhảm không? Tất cả đều không đề cập đến. Vì sao? Vì đã nói ở phần trước rồi. Vì thế, điều này nêu bật vấn đề đầy bụng của Dương minh bệnh, giảng về chứng đầy bụng thuộc thực chứng (thực mãn). Trên lâm sàng dùng thang Đại thừa khí điều trị chứng thực mãn của Dương minh bệnh, không thể chỉ thấy bụng trướng đầy, còn có những hội chứng chủ yếu của Dương minh bệnh như rêu lưỡi vàng, mạch trầm trì có lực, hoặc không thể ăn, hoặc là đau chung quanh rốn, nên kết hợp chúng lại. Điều này làm nổi bật được vấn đề bụng trướng đầy của thang Đại thừa khí, loại bụng trướng đầy này là không giảm, liên tục trướng đầy mà không thể giảm nhẹ. (vì là thực chứng)
256 阳明少阳合病,必下利。其脉不负者,顺也;负者,失也。互相克贼,名为负也。脉滑而数者,有宿食也,当下之,宜大承气汤。C269
256 Dương minh Thiếu dương hợp bệnh, tất hạ lợi, kỳ mạch bất phụ giả, thuận dã; Phụ giả, thất dã. Hỗ tương khắc tặc, danh vi phụ dã. Mạch hoạt nhi sác giả, hữu túc thực dã, đương hạ chi, nghi đại thừa khí thang. C269
Điều này thảo luận về chứng trạng và trị liệu hợp bệnh của hai kinh Dương minh và Thiếu dương.
Có tranh luận đây là một điều hay hai điều. Cho rằng đây là một điều, thì sẽ hợp chung hai câu “Mạch hoạt nhi sác hữu túc thực dã” (脉滑而数者,有宿食也) Mạch hoạt mà sác, có thực phẩm qua đêm và “Dương minh Thiếu dương hợp bệnh” (阳明少阳合病) Hai kinh dương minh và thiếu dương cùng bị bệnh, vào với nhau để thảo luận. Có nhà chú thích cho rằng đây là một điều, “mạch hoạt nhi sác giả, hữu túc thực dã, đương hạ chi, nghi Đại thừa khí thang” (脉滑而数者,有宿食也,当下之,宜大承气汤。) Chính là có một nghĩa khác, không liên quan đến Dương minh Thiếu dương, không nên coi là một điều để thảo luận về nó. Đây là 2 quan điểm. Người viết đồng ý với quan điểm chia làm hai loại, không hợp lại làm một, hợp lại không dễ thảo luận, ở đây nên chia làm hai phần. Dương minh và Thiếu dương hợp bệnh, Dương minh thuộc vị, vị thuộc mậu thổ, Thiếu dương bệnh chính là đảm bệnh, đảm thuộc giáp mộc, “Giáp đảm ất can bính tiểu tràng”, can thuộc ất mộc, ở đây chính là tư tưởng học thuyết ngũ hành của Thương hàn luận. Thương hàn luận với chủ yếu là biện chứng âm dương, nhưng đây là một tư tưởng có liên hệ sâu sắc với học thuyết ngũ hành. Vì thế Dương minh và Thiếu dương hợp bệnh, có vấn đề quan hệ giữa mộc và thổ. Thiếu dương thuộc mộc, dương mộc; Dương minh thuộc thổ, dương thổ. Như vậy, một là Dương minh, một là Thiếu dương, đều là kinh dương, đều là dương tà gây bệnh; Mà lại có quan hệ mộc khắc thổ như vậy. Vì sao phải hạ lợi? Vì Dương minh thuộc vị tràng, Thiếu dương bị bệnh, khí mộc hoả của Thiếu dương bức bách âm của tràng vị, vì thế cần hạ lợi. Loại hạ lợi này là nhiệt lợi, không phải là hàn lợi. Đây là vì đảm chủ sơ tiết, Dương minh tràng vị chủ truyền đạo thụ nạp (dẫn truyền tiếp thụ), vì thế chịu ảnh hưởng của đảm, khí của phủ liền sơ tiết bất lợi.
Khái quát lại, lên đến học thuyết ngũ hành, mộc khí khắc thổ, bệnh của đảm(mật) ảnh hưởng đến vị, vị khí bất hoà, vì thế nên hạ lợi (tiết tả). “Kỳ mạch bất phụ giả, thuận dã” (其脉不负者,顺也), Mạch chính là phản ảnh mạch của bệnh ở hai kinh Dương minh và Thiếu dương “bất phụ giả” phụ là ngược lại với thắng, có thắng có phụ, phụ có nghĩa là thất bại, thắng là thắng lợi. Nếu như Dương minh vị khí không chịu sự bức bách là trừng phạt của đảm mộc, mạch của vị còn tốt, chưa phản ảnh sự tổn thất hoặc thụ thương, đó gọi là thuận. Nói cách khác, bệnh tà của mộc không có tác dụng với tỳ vị. Vị khí còn mạnh mẽ. Nếu như phụ, bại, không chống đỡ được, lực đề kháng suy yếu, vô lực. “hỗ tương khắc tặc, danh vi phụ dã” Đây là câu trong ngoặc của Trương Trọng Cảnh, phàm là khắc nhau đều thuộc về tặc tà, “hỗ tương khắc tặc”, là mộc khắc thổ. “Hỗ tương khắc tặc, danh vi phụ dã” (互相克贼,名为负也), là hình tượng của khắc tặc, không phải là hình tượng thuận. Là hoàn thành, rốt cuộc thế nào là thuận thế nào là bại thì không thấy nói đến.
Chứng trạng một là tiết tả, tiết tả là nhiệt của mộc hoả trừng phạt tràng vị, gọi là mộc khắc thổ, phần dưới là nói về vấn đề thắng phụ (bại). Dương minh có thể thắng đảm tà, thắng bất quá là bại thôi. Các nhà chú thích sau này cho rằng, sự thắng phụ này cần phải xét đến mạch chứng của họ. Dương minh và Thiếu dương hợp bệnh, xuất hiện mạch huyền, tiết tả, cho thấy tràng vị đã không tốt, mạch huyền cho thấy mộc khí thắng mà thổ khí bại, bệnh này không dễ điều trị, vì thế gọi là mộc khắc thổ. Nếu như không thấy mạch huyền, thậm chí là mạch hoạt, hoặc giả là các mạch khác, cho thấy mộc khí chưa thắng, thổ khí còn chưa bại, tình trạng này khá thuận lợi, khá tốt. Đây là lời giải thích của các nhà chú giải, tăng thêm nội dung nói về mạch để phản ảnh thế nào là thuận thế nào là bại. Chỉ cung cấp để tham khảo.
Thương hàn luận và Kim Quỹ Yếu Lược nguyên lai là 1 cuốn sách, điều đầu tiên của {Kim Quỹ Yếu Lược*Tạng Phủ Kinh Lạc Tiên Hậu Bệnh} thảo luận về vấn đề can mộc khắc tỳ thổ, “kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ, đương tiên thực tỳ, tứ quý tỳ vượng bất thụ tà, tức vật bổ chi. Trung công bất hiểu tương truyền, kiến can chi bệnh, bất giải thực tỳ, duy trị can dã”, có tư tưởng như vậy.
Bài viết này chắc chắn dưới sự chỉ đạo như vậy, bệnh ở túi mật mà xuất hiện tiết tả, chứng tiết tả này là nhiệt tả không phải là hàn tả. Lúc này nếu thấy mạch huyền, khí Thiếu dương thắng, gọi là đảm thắng mà vị bại, bại là mất, là thất bại. Bệnh này khó điều trị, gọi là “hỗ tương khắc tặc, danh vi phụ dã”, chính là hiện tượng khắc tặc (tổn thương, thất bại)
Nếu như khí của Dương minh mạnh mẽ, không chịu đảm mộc tà khí bức bách, không bị nó sở thắng, gọi là “thuận”, bệnh này sẽ có tiên lượng tốt. Tinh thần ở đây có thể hiểu như vậy.
“Mạch hoạt nhi sác giả, hữu túc thực dã”. Bệnh ở kinh Dương minh thảo luận về chứng thực phẩm không tiêu hoá qua đêm (túc thực) có hai điều, ở đây là một điều. Còn một điều nữa là “Đại hạ hậu, lục thất nhật bất đại tiện, giải bất phiền, phúc mãn thống giả, thử hữu táo thỉ dã. Sở dĩ nhiên giả, bản hữu túc thực cố dã, nghi Đại thừa khí thang.” (大下后,六七日不大便,烦不解,腹满痛者,此有燥屎也。所以然者,本有宿食故也,宜大承气汤。) Lúc này còn có thể lại dùng phép tả hạ, dùng thang Đại thừa khí, sở dĩ như vậy là nguyên bản có túc thực (thực phẩm qua đêm không tiêu hoá. Chứng túc thực có mạch gì? Tình huống như thế nào? Không nói cụ thể, ở điều này nói rằng mạch của chứng túc thực luôn luôn là mạch hoạt hữu lực, mạch sác không phải là mạch chủ yếu, chủ yếu là hoạt, mạch hoạt chủ về túc thực (thực phẩm qua đêm). Mạch hoạt, đàm sinh bách bệnh, thực sinh tai , thực là túc thực, hoạt là mạch của chứng túc thực, vì thế thấy mạch hoạt, đương nhiêm có hàm ý là người này ăn uống không tốt, bị thương thực là ăn uống không tốt, không ăn uống được gì, mà còn đau bụng. Thứ ba là phát sốt sau trưa, mà còn ợ hơi có mùi hôi của thực phẩm. Bệnh này ít gặp ở người trưởng thành, gặp nhiều ở nhi khoa, vì trẻ em ăn uống thường không biết tiết chế, rất dễ bị thương thực. Vì thế có các chứng trạng như đau bụng, sốt sau trưa, mạch hoạt, không thể ăn, bụng trướng đầy và đau, đây là có túc thực. Túc thực phải làm thế nào? Không được sử dụng phép sau, không thể dùng Tiêu tam tiên, Mạch nha, Thần khúc, không tiêu đạo được, không thể không dùng phép tả hạ. Thôi trần chí tân (thay cũ đổi mới), bài tiết thực phẩm ngưng kết ra ngoài, bệnh sẽ biến chuyển tốt, vì thê còn được dùng thang Đại thừa khí. Liên quan đến vấn đề túc thực, mọi người nên chú ý, đây không phải là vấn đề thương hàn, đây là tạp bệnh. Thương hàn là ngoại cảm, truyền đến kinh Dương minh, đã hoá táo, bĩ mãn táo kiên thực, triều nhiệt chiêm ngữ, trấp trấp hãn xuất; Túc thực là bệnh nội khoa, là chứng thương thực. Tại sao {Thương Hàn Luận} gọi là {Thương Hàn Tạp Bệnh Luận}? Từ những điều văn trong Thương Hàn Luận có thể nhìn ra những nội dung như vậy.
257 病人无表里证,发热七八日,虽脉浮数者,可下之。假令已下,脉数不解,合热则消谷喜饥,至六七日,不大便者,有瘀血,宜抵当汤。C270
257 Bệnh nhân vô biểu lý chứng, phát nhiệt thất bát nhật, tuy mạch phù sác giả, khả hạ chi. Giả linh dĩ hạ, mạch sác bất giải, hợp nhiệt tắc tiêu cốc hỉ cơ, chí lục thất nhật, bất đại tiện giả, hữu ứ huyết, nghi Để đương thang. C270
Điều này thảo luận về các hội chứng và cách trị liệu chứng ứ huyết của Dương minh bệnh, đây là một bài viết rất khó trình bày vì có những mâu thuẫn trong bài viết. Nhưng đây là một bài viết có ý nghĩa trên lâm sàng, có giá trị, có thể chỉ đạo lâm sàng. Tinh thần chung là gì? Trước hết chúng ta hãy khái quát về nó. Hãy tìm hiểu ý tưởng chủ yếu của đoạn văn và không nên đóng khung trong văn tự của nó.
Người này phát sốt, mạch phù sác, đồng thời còn không đại tiện. Phát sốt có phải là biểu chứng không? Phát sốt nên coi là biểu chứng, chỉ sốt, không ghét lạnh. Không đại tiện là lý chứng, nhưng cũng không đau bụng, đầy bụng. Là một bệnh như vậy, tiền đề của bệnh, vì thế mới nói thêm “Bệnh nhân vô biểu lý chứng” không phải là nói không có biểu lý chứng, mà là nói bệnh không điển hình, như chúng ta giảng về Dương minh bệnh tam cấp hạ, “Thương hàn lục thất nhật, mục trung bất liễu liễu, tình bất hoà, vô biểu lý chứng, đại tiện nan, thân vi nhiệt giả, thử vi thực dã” 伤寒六七日,目中不了了,睛不和,无表里证,大便难,身微热者,此为实也, đại tiện khó khăn có phải là lý chứng không?, thân thể sốt nhẹ có phải là biểu chứng? Phải nói một cách nghiêm túc, đương nhiên cũng tính là biểu lý chứng, tại sao lại nói chính là không biểu lý chứng? Chính là nói đây là rất không điển hình (tiêu biểu). Phát sốt mà không ghét lạnh thì làm sao lại tính là biểu chứng?
Tuy không đại tiện 7, 8 ngày, bụng không trướng đau, làm sao tính là lý chứng?
Nói một cách chính xác là không đủ bằng chứng và chứng cứ để xác định là biểu chứng và lý chứng, ý tưởng này chỉ là một cách viết bài.
Căn cứ theo vấn đề này, làm sao để giải quyết? Bệnh nhân 7,8 ngày không đại tiện, sốt thoáng qua, mạch phù sác, điều trị làm sao? Theo Trương Trọng Cảnh: “Tuy mạch phù sác giả, khả hạ chi” Tuy mạch phù sác, không nên phát hãn, “khả hạ chi”. Là không nên cho bệnh nhân phát hãn, vì sao không thể phát hãn? Phát hãn chính là giải trừ biểu tà, có biểu tà thì tại sao không phát hãn? Hiện tại bệnh nhân chỉ phát sốt mà không ghét lạnh, mà còn 7,8 ngày không đại tiện, thời điểm này anh ta không bị phong hàn, nếu bị phong hàn anh ta sẽ ghét lạnh, anh ta chỉ phát sốt mà không ghét lạnh, và 7,8 ngày chưa đại tiện, vì thế lúc này không nên cho bệnh nhân phát hãn. Phải làm sao? “Khả hạ chi” Lời nói này ít nhiều đã có những thương lượng. “Giả linh dĩ hạ” (假令已下) Lời nói rất sống động, giả sử thày thuốc đã dùng phép tả hạ, nếu như bệnh nhân thuộc lý nhiệt, hạ một lần chưa giải trừ được bệnh, vì “hạ chi tắc bệnh giải” (下之则病解) công hạ sẽ giải trừ bệnh.
Hiện tại bệnh không giải, vì sao biết là không tốt? Vì, “mạch sác bất giải” (脉数不解), mạch còn đập rất nhanh, nguyên là mạch phù sác, sau khi tả hạ mạch còn là mạch sác, phản ảnh là nhiệt cũng không được giải trừ, sẽ phát sinh một số vấn đề.
“Hợp nhiệt tắc tiêu cốc thiện cơ” (合热则消谷善饥) hợp với nhiệt thì tiêu hoá thực phẩm và hay đói. Nhiệt nên tương hợp với vị tràng, tựa như chén và nắp đậy kết hợp lại, nếu như vậy sẽ hoá nhiệt, gây tổn thương âm và thành chứng táo (khô), người này sẽ không ăn uống được gì, vì đã có phân khô, có phân khô là không thể ăn. Hiện tại người này không có phân khô, chỉ là “hợp nhiệt”, mà không phải là hợp với táo, vì thế anh ta còn “Tiêu thực thiện cơ” còn có thể ăn uống. . Còn ăn uống và không đại tiện, trước mắt tuy có tả hạ, phần dưới còn có “ Lục, thất nhật bất đại tiện giả, hữu ứ huyết” lại đến 6,7 ngày không đại tiện, nhiệt ở đây không phải do táo uất lại, không phải tương hợp với táo của kinh Dương minh, mà tương hợp với huyết trong ruột, là nhiệt với ứ huyết, nhiệt với huyết bác (đấu tranh) thời điểm này tạo thành chứng huyết ứ, sẽ không dùng thang Thừa khí, nên dùng Để đương thang, Để đương thang có thể tả nhiệt phá ứ. Đây là giải thích theo câu văn, i, nhưng e rằng mọi người nghe không thấy hợp lý. Vì sao lại thành ứ huyết? Vì sao cần dùng thang Để đương. Điều này không dễ hiểu. Vấn đề này đã từng xuất hiện trong lớp học “Thương hàn luận” trước đây, và điều này không dễ để nói về nó. Ngày hôm đó, một cuộc họp của toàn bộ nhóm giảng dạy và nghiên cứu đã được tổ chức để bàn về vấn đề này. Vấn đề là gì và điều gì đang xảy ra? Trần Thận Ngô là trưởng nhóm, và ông ấy chủ trì cuộc họp này. Ông nói, đây là một loại bệnh trên lâm sàng, chỉ là phát sốt, càng về sau buổi trưa cơn sốt càng tệ hại. Bệnh nhân sốt kéo dài, phân tương đối khô nhưng có thể bài xuất ra được và có màu sẫm. Bệnh này là huyết ứ trong ruột, Trần Lão cho rằng phải dùng thang Để đương để làm tan huyết ứ trong ruột thì sẽ hết sốt. Nếu như không như vậy thì phát hãn cũng không hạ sốt, dùng thang Đại thừa khí tả hạ cũng không hạ sốt, không dùng thang Để đương thì không thể. Theo ông thì đây chính là tinh thần của điều này, gọi là phát sốt do ứ huyết. Điều này đối chiếu với điều “Cửu hữu ứ huyết, kỳ nhân hỉ vong, đại tiện phản dị” (久有瘀血,其人喜忘,大便反易), tăng thêm vấn đề phát sốt, trong huyết có nhiệt, nhiệt lại khiến máu bị ứ trệ, nên sốt như vậy, cần dùng thang Để đương để điều trị. Căn cứ theo lời giảng của Trần lão, ông đã ứng dụng trên lâm sàng và có được những trường hợp thực tế. Từ đó về sau, chúng tôi giảng dạy cho học sinh là giảng theo như vậy. Vấn đề là gì? , “phát nhiệt thất bát nhật,”nhiệt và huyết ngưng kết, ngưng kết với huyết tại Dương minh, Dương minh có thể không đại tiện, nhưng nhiệt tại huyết phận, khác nhau với chứng táo kết. Loại bệnh này tuy đã dùng thuốc tả hạ, nhưng vẫn không hạ nhiệt. Nếu đây là táo nhiệt, thì khi tả hạ là nhiệt hạ ngay, bất luận là triều nhiệt hay là loại nhiệt gì, chỉ cần là táo nhiệt, thì sau khi tả hạ sẽ hạ sốt ngay. Nhưng là nhiệt với ứ huyết, sau khi tả hạ, mạch sác không giải, không hạ sốt, không hạ sốt vì sao? Nên sử dụng thang Để đương. Làm sao biết là ứ huyết ngưng kết? Vì trước mặt 7,8 ngày không đại tiện, nhưng chính là đại tiện phân còn bài xuất ra được, màu phân đen, xem xét điều này kết hợp với điều ở trên, tuy khó đại tiện, nhưng vẫn còn có thể đại tiện, đây là điểm khác biệt với chứng táo kết. Nên hiểu rằng ở mức độ này, trên lâm sàng gặp chứng huyết ứ phát sốt như vậy, thì nên điều trị bằng thang Để đương.
258 若脉数不解,而下不止,必胁热而便脓血也。C271
258 Nhược mạch sác bất giải, nhi hạ bất chỉ, tất hiếp nhiệt nhi tiện nùng huyết dã. C271
Điều này liên kết với điều trên, trình bày một biến chứng sau khi hạ. Nếu là nhiệt kết với huyết thì dùng thang Để đương; Nếu nhiệt bức bách huyết hành mà biến thành tiết tả máu mủ (nùng huyết tiện), đây là hai phương diện của một vấn đề. Có nhiệt là không đại tiện; Nhiệt làm hại ứ huyết, liền biến thành phân có lẫn máu mủ, phân máu mủ giống như kiết lỵ. Cho nên nhiệt của Dương minh ở ruột không giải, một là có thể phát sinh ứ huyết, hai là có thể phát sinh cùng với nhiệt lợi, chính là đại tiện ra máu mủ. Một là nhiệt kết với huyết, một là nhiệt bức bách huyết hành, xuất hiện nhiệt gây tổn thương âm lạc ở hạ tiêu; Một là phát sốt không hạ, có ứ huyết và không thể đại tiện, hai là kèm theo nhiệt mà tiết tả, phân có máu mủ, đây là hai loại hình thức.
Cho thấy, bệnh ở kinh dương minh là bệnh ở vị tràng, vị tràng bệnh gồm một khí và một huyết.
Dương minh là kinh mạch nhiều khí nhiều huyết, thuộc thực kinh, vì thế nhiệt tà gây tổn thương kinh Dương mnh, có khí và cũng có huyết. Thuộc về táo nhiệt và loại hình này thuộc về chứng của khí phận, ở đây nói đến huyết phận chứng, một là nhiệt và ứ huyết, chính là Để đương thang chứng, một là nhiệt bức bách huyết hành, là hiệp nhiệt lợi chứng. Đây là huyết phận chứng của Dương minh bệnh.
259 伤寒,发汗已,身目为黄,所以然者,以
寒湿在里,不解故也。以为不可下也,于寒湿中求之。C272
259 Thương hàn, phát hãn dĩ, thân mục vi hoàng, sở dĩ nhiên giả, dĩ hàn thấp tại lý, bất giải cố dã. Dĩ vi bất khả hạ dã, vu hàn thấp trung cầu chi. C272
Điều này thảo luận về hội chứng và điều trị chứng vàng da do hàn thấp. Chứng vàng da phân thành hai loại, một loại là âm hoàng, một loại là dương hoàng. Dương hoàng là chứng vàng da do thấp nhiệt, âm hoàng là chứng vàng da do hàn thấp. Vàng da thấp nhiệt thường thuộc thực chứng, hàn thấp thường thuộc hư chứng, đây là sự khác biệt. Để phân biệt hàn thấp và thấp nhiệt, vì thế Trương Trọng Cảnh dùng cách “tương đề tính luận” ( là một thành ngữ có ý là: Để những sự vật không giống nhau vào cùng một nơi để thảo luận, để so sánh), “thương hàn, phát hãn dĩ”, phát hãn hoàn tất, cần phải hãn xuất thì nhiệt vượt. Hãn đã xuất ra, nhiệt cũng đã vượt, lẽ ra phải không phát hoàng, nhưng hiện tại lại trái ngược, sau khi đã phát hãn “Thân mục vi hoàng” toàn thân và mắt đều bị vàng. Khi Trương Trọng Cảnh đề cập đến bệnh vàng da là luôn kèm theo mắt bị vàng “Thân mục vi hoàng”, cho thấy việc mắt bị vàng rất có ý nghĩa, nên chú trọng vấn đề này. Lý do là gì? Vì chứng thấp nhiệt vàng da là do nhiệt không vượt ra được, thấp không bài tiết được, thấp và nhiệt kết lại với nhau, vì thế phát sinh chứng hoàng đản. Hiện tại đã phát hãn, nhiệt đã vượt (hạ), tại sao còn vàng da? “Sở dĩ nhiên giả, dĩ hàn thấp tại lý bất giải cố dã” (所以然者,以寒湿在里不解故也) sở dĩ như vậy, là do hàn thấp ở bên trong không giải, Trương Trọng Cảnh tự giải thích rồi, vì hàn thấp ở bên trong, hàn thấp không phải là thấp nhiệt, nhiệt vượt thì không vàng da là nói về thấp nhiệt, còn đây là hàn thấp, hàn thấp có quan hệ với chứng tỳ hư, có quan hệ với tỳ vị trung tiêu dương hư. Vì hàn thấp ở trong, dương khí của tỳ vị không đầy đủ, vì thế tuy hãn đã xuất, nhưng tà khí hàn thấp còn tồn tại, mà sau khi phát hãn thì dương khí của tỳ vị càng bị hư tổn hơn. Vì thế hàn thấp ở bên trong, tỳ dương đã suy yếu, hàn thấp không được vận hoá, liền xuất hiện chứng vàng da có tính âm hàn. Loại vàng da này khác với chứng vàng da thấp nhiệt của thang Nhân trần hao.
Đó là kinh Dương minh có nhiệt xen lẫn thấp, còn đây chính là Thái âm tỳ thụ hàn mà có thấp, hai trường hợp khác nhau.
Đã khác nhau “dĩ vi bất khả hạ dã” (là cho rằng không thể dùng phép hạ). Bệnh này không thể dùng thang Nhân trần hao, thang này có vị Đại hoàng, “dĩ vi bất khả hạ dã” (không thể dùng phép hạ) không thể dùng phép hạ thì phải làm gì? Phải dùng phép ôn. Vì thế “Vu hàn thấp trung cầu chi” (于寒湿中求之) cầu tìm trong hàn thấp, ở phương pháp điều trị hàn thấp thì không nên dùng thang Nhân trần hao, đây có phải là phân biệt? đây chính là so sánh với thấp nhiệt. Không nên dùng phương pháp trị thấp nhiệt để điều trị chứng hàn thấp vàng da, nên tìm trị pháp cho hàn thấp. Chứng vàng da do hàn thấp thường thấy chứng trạng dương hư, như tay chân lạnh, sợ lạnh, thân thể lạnh chân tay lạnh, đây chính là một điểm, Ngoài ra màu vàng của bệnh có màu tối ảm đạm, âm hoàng, giống như ám khói, màu vàng không tươi, giống như chứng viêm gan mạn tính hiện nay, can hoại tử á cấp tính có khi xuất hiện hoàng đản (vàng da). Vì thế sắc vàng không tươi, khác với chứng thân thể vàng như màu quả quất ở phần sau. Ngoài ra không thấy mạch hoạt, mạch sác, mà thấy mạch trầm, mạch trì, mạch vô lực. Rêu lưỡi không vàng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi mềm nhạt, đã xuất hiện một số hiện tượng âm hoàng. Vì thế, chứng hoàng đản phân thành hai loại. Dương hoàng thuộc về lục phủ, thuộc thực chứng, thuộc nhiệt, âm hoàng thuộc về ngũ tạng, thuộc tạng tỳ, thuộc dương khí không đủ, chính khí hư suy. Điều trị không nói “vu hàn thấp chi trung cầu chi” (cầu tìm trong hàn thấp) đưa ra một nguyên tắc, một tiền đề, không đề cử phương thang. Có thể cân nhắc thang Nhân trần lý trung, nếu chân tay quyết lãnh (lạnh), cũng có thể nghĩ đến việc sử dụng thang Tứ nghịch gia Nhân trần hao. Đây chính là chứng vàng da do hàn thấp.
260 伤寒七八日,身黄如橘子色,小便不利,腹微满者,茵陈蒿汤主之。C273
261 伤寒身黄发热者,栀子蘖皮汤主之。C274
260 Thương hàn thất bát nhật, thân hoàng như quất tử sắc, tiểu tiện bất lợi, phúc vi mãn giả, Nhân trần hao thang chủ chi. C273
261 Thương hàn thân hoàng phát nhiệt giả, Chi tử nghiệt bì thang chủ chi. C271
Phương thang Chi tử nghiệt bì
Nhất lạng Cam thảo nhị lạng bá
Thập ngũ mai Chi bì bất khứ
Thân nhiệt phát hoàng vô tha chứng
Lý uất nghiệp dĩ hướng ngoại khu
Chi tử 15 quả Cam thảo 1 lạng Hoàng nghiệt 2 lạng
Ba vị trên, dùng 4 thăng nước, nấu còn 1,5 thăng, bỏ bã, phân hai lần uống lúc ấm.
262 伤寒瘀热在里,身必发黄,麻黄连轺赤小豆汤主之。C275
262 Thương hàn ứ nhiệt tại lý, thân tất phát hoàng, Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu thang chủ chi. C275
Phương thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu
Nhị lạng Sinh khương Kiều Cam Ma
Nhất thăng Xích Đậu Tử bì gia
Tứ thập Hạnh nhân thập nhị Táo
Ứ nhiệt thân hoàng liêu thuỷ khoa
Ma hoàng 2 lạng, bỏ đốt Xích tiểu đậu 1 thăng Liên diêu 2 lạng cũng là Liên kiều căn (gốc cây Liên kiều)
Hạnh nhân 40 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn Đại táo 12 quả Sinh tử bạch bì 1 thăng Sinh khương 2 thăng, thái lát Cam thảo 2 lạng, nướng
Tám vị thuốc trên, dùng 1 thăng nước, cho Ma hoàng vào nấu sôi, vớt bọt, cho các vị thuốc còn lại vào, đun cạn còn 3 thăng, chia 3 lần uống khi thuốc còn ấm, uống hết trong nửa ngày.
Cả ba điều này đều giảng về chứng trạng và phương pháp điều trị chứng vàng da do hàn thấp, một về biểu, một về lý, một về chứng vàng da thông thường. Điều C273 nên nối kết với điều C248 khi xem xét, thang Nhân trần hao của điều đó không nói màu vàng như thế nào, đồng thời cũng không đề cập đến chứng trạng ở bụng, không nói đến vấn đề đầy bụng, chỉ nói đến tiểu tiện bất lợi, khát uống nước tương (loại nước đặc như nước đậu). Điều này bổ sung cho chứng thấp nhiệt vàng da mà nhiệt nhiều hơn thấp, nhan sắc của màu vàng chính là “Thân hoàng như quất tử sắc”màu vàng của thân thể giống như màu của quả quất, vàng tươi, có một chút sắc hồng, màu vàng sáng, vàng tươi, không phải là màu vàng tối, không phải là màu vàng đen, đây là phản ảnh của thấp nhiệt. Thứ hai là chứng vàng da do thấp nhiệt mà nhiệt nặng hơn thấp, vì là chứng của kinh Dương minh, khát nước, khí của lục phủ không thuận lợi. Thấp nhiệt uẩn uất nên phủ khí không thuận lợi, vì thế bụng bị trướng đầy, chứng đầy bụng này nhẹ hơn rất nhiều so với Thừa khí thang chứng, vì thế “phúc vi mãn” (bụng hơi đầy) là một từ để so sánh. Thấp nhiệt tuy không phải là phân khô nhưng cũng khiến cho khí của tỳ vị không thuận lợi. Thấp tà ngưng tụ lại cũng chính là phản ảnh uất nhiệt ở dạ dày, vì thế nên bệnh nhân thích uống nước dạng đặc (tương). Ngoài bụng trướng đầy còn có tiểu tiện không thuận lợi, thân thể vàng như quả quất, như vậy “Nhân trần thang chủ chi”. Vì thế thang Nhân trần hao có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt chính là thiên về lý. Lý ở đây là nói về tràng vị, bụng trướng đầy, nhiệt tà nhiều hơn thấp tà.
Điều C275 cho rằng thấp nhiệt không chỉ tại lý, còn có ở biểu, cũng có thể phát hoàng (gây chứng vàng da). Loại bệnh vàng da này không thể dùng thang Nhân trân hao, vì thế Trương Trọng Cảnh liền đề cử phương thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu. “Thương hàn ứ nhiệt tại lý” (伤寒瘀热在里), ứ nhiệt là ứ nhiệt, thương hàn là thương hàn, chính là nói về biểu tà uất lại không được khai thông, thương hàn có bệnh tà ở biểu, bệnh tà phong hàn ở biểu, uất lại không được giải trừ, vì thế khiến cho thấp nhiệt uất tích lại ở bên trong, bên ngoài có biểu hàn mà trong thì có thấp nhiệt, như vậy nên “Thân tất phát hoàng” (身必发黄) xuất hiện chứng hoàng đản. Thấp nhiệt tại lý là một vấn đề, ngoại cảm còn biểu tà, bên ngoài có biểu tà uất lại không được giải, bên trong có thấp nhiệt uất tích, hai vấn đề này không cô lập, mà chính là hỗ tương liên hệ, do biểu tà không giải nên hình thành thấp nhiệt ngưng tụ ở bên trong, nội uất, thấp nhiệt uất ở trong tất nhiên cũng ảnh hưởng đến việc biểu tà không được giải. Bệnh này chúng tôi đã từng gặp trên lâm sàng, mạch đều là mạch phù, toàn thân phát lãnh phát sốt, còn thêm đau đầu, chắc chắn là có biểu chứng, đồng thời xuất hiện toàn thân hoàng đản, tiểu tiện cũng có điểm không thuận lợi, tại sao như vậy? Dùng thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu để bên ngoài giải biểu, bên trong thanh lợi thấp nhiệt, đây chính là phương pháp trị liệu biểu lý song giải, khác với tác dụng đơn thuần trị liệu ứ nhiệt tại lý của thang Nhân trần hao.
Thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu sử dụng rất hiệu quả, trị chứng hoàng đản cấp tính, có các chứng trạng như sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, mạch còn phù, có hiệu quả đặc biệt tốt. Không những trị được chứng hoàng đản, mà còn là phương thang trị được nhiều bệnh khác. Năm địa chấn 1976, người viết người bạn học toàn thân bị ngứa, trên người có vết xước đỏ, ngứa ngáy suốt ngày, đang học cũng gãi. Sau khi người viết khám bệnh, thấy mạch phù, rêu lưỡi nhờn, nước tiểu vàng, người viết cho rằng đây là thấp nhiệt tại biểu, dùng nguyên phương Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu, uống hai thang liền khỏi bệnh ngứa. Phương thang này cũng được sử dụng điều trị chứng Tầm ma chẩn thuộc loại hình phong thấp thu được hiệu quả rất tốt, vì thế phương thang này không chỉ có hiệu quả với chứng hoàng đản có biểu chứng, mà còn có thể trị được chứng tầm ma chẩn. Với chứng viêm thận mạn tính khi tiểu tiện ít, bệnh này khi đến giai đoạn nặng thì tiểu tiện ít, xuất hiện toàn thân đặc biệt ngứa, dùng thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu, đây chính là phương đặc hiệu. Uống thang này không những hết ngứa mà còn giúp thông tiểu tiện, khai thông quỷ môn, làm sạch lục phủ, thông ngoại khiếu, lợi nội khiếu. Con của cô giáo tôi là Vương Bằng. Mười bốn tuổi, cháu bị viêm thận và mắc chứng thiểu niệu (ít tiểu tiện). Các đồng chí trong Tây y cho rằng cháu không đi tiểu được. Chất thải trong nước tiểu có lẫn máu nên ngứa ngáy toàn thân. Làm thế nào để điều trị nó sau này? Ngay sau khi tôi thấy mạch của anh ấy phù và ngứa khắp người, tôi đã kê thuốc thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu, và sau khi cháu uống thuốc cháu đổ mồ hôi và nó đã ổn. Thành phần phương này gồm Ma hoàng, Xích tiểu đậu, Liên diêu, Hạnh nhân, Đại táo, sinh tử Bạch bì, Sinh khương, Cam thảo. Ở đây vị thuốc sinh tử Bạch bì ở phương bắc không có vị này, vị này chỉ có ở phương nam, chúng ta có thể dùng Tang bì để thay thế.
Chứng thấp nhiệt hoàng đản có ở biểu, có ở lý. Như vậy ở biểu gây vàng da như thế nào? Đây là điều khó hiểu, vì thế nguyên văn là “Thương hàn ứ nhiệt tại lý”. Nhất định là biểu còn bệnh tà, biểu tà không được giải, tà khí sẽ bế uất lại, lúc này ứ nhiệt còn ở trong, nhiệt bị uất tích. Thấp nhiệt ngưng kết ở trong, vì thế phát bệnh vàng da, nhưng nó khác với Nhân trần hao thang chứng. Vì chủ yếu nó là bệnh tà ở biểu, điều văn của {Thương hàn luận} nói về việc này không rõ ràng như vậy, kết hợp với lâm sàng thì nhất định có mạch phù, phát lãnh phát sốt, nhất định sẽ có chứng trạng đau đầu, có biểu chứng, lúc này tiểu tiện có màu vàng, xuất hiện hoàng đản. Lúc này không nên dùng thang Nhân trần hao, còn cho rằng Đại hoàng, Chi tử, Nhân trần hao và phương Nhân trần hao trị bệnh hoàng đản. Điều đó là sai lầm, lúc này nên dùng thang Ma hoàng liên diêu xích tiểu đậu, là một phân loại hình. Nhất định phải ghi nhớ, một cái là biểu, một cái là lý. Nếu như không có biểu chứng, dùng Ma hoàng liên diêu không có nhiều ý nghĩa, Ma hoàng liên diêu có tác dụng xuất hãn đưa bệnh tà xuất ra ngoài, vì thế phương này có Ma hoàng và Liên diêu, Ma hoàng phối Quế chi là các vị thuốc tân ôn phát hãn (cay ấm xuất mồ hôi), vị Ma hoàng phối với vị Liên diêu, có người cho rằng Liên diêu chính là vị Liên kiều, có người lại cho rằng Liên diêu là Liên kiều căn, đó là hai loại ý kiến, hiện tại chúng ta chưa tìm thấy Liên kiều căn, nên dùng vị Liên kiều, Ma hoàng phối Liên kiều là trong phát hãn có tác dụng giải nhiệt, vì Liên kiều là vị thuốc thanh nhiệt, đã có khả năng giải biểu, cũng có khả năng thanh nhiệt, phát hãn để thanh tà nhiệt uất kết.
Hạnh nhân có tác dụng thuận lợi cho tạng phế, cần giải biểu và thuận lợi phế khí, thang Ma hoàng cũng chính là Ma hoàng phối Hạnh nhân, không nhất thiết phải có hen suyễn, Ma hoàng lợi phế, đồng thời có thể khiến phế khí thông điều thuỷ đạo mà có tác dụng lợi tiểu tiện. Lại gia thêm vị Xích tiểu đậu, Xích tiểu đậu là vị thuốc có thể giải độc, lại có thể giải nhiệt, lợi thấp, Xích tiểu đậu kiêm cả ba tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi thấp, vì biểu có bệnh tà mà lý có thấp nhiệt uất tích nên cần phải gia thêm vị Xích tiểu đậu.
Tử căn Bạch bì là vỏ của Tử thụ, Tử căn Bạch bì là vị thuốc đắng lạnh (khổ hàn), có thể thanh nhiệt lợi thấp, có thể thanh tà nhiệt. Vị thuốc này ít, không có ở phương bắc, hiện nay người ta dùng Tang bì để thay thế. Vị này dùng nhiều gây nôn ói, các bạn ở phương nam nên chú ý khi sử dụng. Xích tiểu đậu Đương quy tán trị bệnh cô cảm (lở môi), vì thế vị thuốc Xích tiểu đậu là vị thuốc tốt. Người viết điều trị chứng hạ chi thấp nhiệt bị đau, hiện nay gọi là chứng viêm khớp, đùi đau tệ hại, người viết liền dùng phương này, chứng đau khớp thấp nhiệt, thời gian bị bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến huyết phận, huyết phận không thuận lợi, nếu chỉ hoàn toàn dùng thuốc thanh nhiệt lợi thấp hiệu quả sẽ không quá tốt. Vì vậy chúng tôi dùng Thược dược Cam thảo thang, một cái chính là dùng thang Đương quy xích tiểu đậu, gia thêm Tiên phương hoạt mệnh ẩm, lại gia thêm một số vị thuốc hoạt huyết hoá ứ như Xuyên sơn giáp, Taok thích, Nhũ hương, Một dược, sau đó tái gia Phòng kỷ, Thương Bá, vì Xích tiểu đậu ngoài tác dụng thanh nhiệt lợi thấp còn ít nhiều có tác dụng hoạt huyết. Trong phương này còn có Sinh khương, Đại táo để điều hoà doanh vệ, Cam thảo có tác dụng bổ trung ích khí. Vì thế phương này ở bên ngoài thì có tác dụng giải biểu giải nhiệt, trị sốt, bên trong có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giải độc, có tác dụng lợi tiểu, mở quỷ môn (mở lỗ chân lông), cũng là làm sạch các phủ. Vì thế, chứng vàng da do thấp nhiệt uất tích, nếu như có kèm theo biểu tà uẩn uất không được giải trừ, thì việc sử dụng phương thang này là phi thường thích hợp. Hiện tại chưa nhiều người biết cách sử dụng, vì thế chúng tôi phải hết sức quảng bá một cách mạnh mẽ. Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu là một phương thang cực kỳ tốt, hiệu quả trị liệu đã được xác thực.
Điều trị chứng thấp nhiệt cần phân biểu lý (bên trong, bên ngoài), biểu chứng dùng Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu, Lý chứng dùng thang Nhân trần hao.
Nếu như bệnh này không phải biểu cũng không phải lý, như vậy phải làm gì? “Thương hàn thân hoàng, phát nhiệt giả, Chi tử bá bì thang chủ chi”, thân thể còn sốt, đồng thời vàng da, hoàng đản, phát sốt mà không sợ lạnh, vàng da mà cũng không đầy bụng, uống nước tương như của lý chứng, chỉ là phát sốt lại có chứng trạng hoàng đản và là một bệnh không đáng kể. Bệnh này ở giữa biểu và lý, không phải là chứng biểu uất của thang Ma hoàng Liên kiều xích tiểu đậu, cũng không phải là thấp nhiệt uất tích tại lý của Nhân trần hao thang chứng, mà thuộc chứng vàng da do thấp nhiệt, không ở biểu cũng không ở lý, dùng thang Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu thang cũng không được, dùng thang Nhân trần hao cũng không đúng chứng. Lúc này, Trương Trọng Cảnh nói rằng nên dùng thang Chi tử Bá bì. Chi tử bá bì chủ yếu là phép thanh, là phép thanh lợi thấp nhiệt, thang dược không chú trọng vào tả hạ, cũng không chú trọng vào phát hãn. Thành phần của phương thang gồm 3 vị thuốc : Chi tử, Bá bì gia thêm vị Cam thảo. Chi tử có thể thanh nhiệt lợi thấp, có thể giải trừ sự ngưng tụ của thấp nhiệt, vì sao? Thấp nhiệt ngưng kết thành thực (vật chất), dính nhờn, Chi tử là vị thuốc rất nhẹ nhàng linh hoạt, có tác dụng khứ trừ vật thực, vì thế trong tác dụng thanh nhiệt có tác dụng tuyên thấu, thanh tuyên (宣透、清宣) lan toả thẩm thấu, lan toả nhẹ nhàng, đối với chứng thấp, trừ thấp là sở trường khá tốt của Chi tử. Vì thấp là trọc tà, không trong trẻo không khai mở, vì thế Chi tử có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, còn có tác dụng lợi tiểu tiện, lợi tam tiêu và thanh nhiệt giải phiền, vì thế trong phương thang này với vị Chi tử là chủ dược. Bá bì là vỏ của Hoàng bá, hoàng bá vị đắng tính lạnh, có thể kiên âm (giúp âm kiên cố vững vàng), có thể thanh nhiệt táo thấp, đắng lạnh kiên âm, tại sao gọi là kiên âm? Là lúc nhiệt tà gây tổn hại cho âm, Chi tử, Hoàng bá khiến nhiệt tà không thể gây tổn thương âm, đối với âm khí có tác dụng bảo hộ kiên định, còn có thể thanh nhiệt, táo thấp, khứ thấp. Chi tử có tác dụng thiên lên trên, tác dụng của Hoàng bá thiên xuống dưới, Cam thao thiên vào trung tiêu, có tác dụng hoà vị kiện tỳ, chế ngự bớt sự tệ hại của đắng lạnh. Vì hai vị thuốc này đều là thuốc khổ hàn, chúng ta đã từng nói về Chi tử thị thang, “bệnh nhân cựu vi đường giả, bất khả dữ phục chi” (病人旧微溏者,不可与服之) Bệnh nhân trước đây phân lỏng nát nhẹ thì không thể uống, Tại sao? Chi tử không khứ thấp, chính là thanh nhiệt không giữ lại được, Hoàng bá cũng là thuốc đắng lạnh, một trên một dưới, vì thế gia Cam thảo để hoà vị kiện tỳ, chống đỡ chế ngự cái tệ của khổ hàn, khiến khổ hàn không đến mức gây tổn thương chính khí.
Phương thang này ít được dùng trên lâm sàng. Một thang Chi tử bá bì có gì là nổi bật? Trước đây người viết cũng không nhìn thấy điểm gì hay ở Chi tử bá bì thang, người viết cũng không dùng nó. Tuy có nghĩ về nó, nhớ nó, nhưng chưa từng dùng qua. Có một năm tôi trị bệnh cho người nhà là một bé trai 10 tuổi bị viêm gan, chỉ số hoàng đản rất cao, thời gian dài, rất nguy hiểm. Chứng vàng da không khỏi, điều trị tại y viện bệnh truyền nhiễm và tư vấn với người viết. Theo Trung y thì đây là bệnh vàng da do thấp nhiệt, hiện tượng chủ yếu là nhiệt, nên kê đơn thang Nhân trần hao. Nhìn qua, các đồng chí tây y đều dùng thuốc tiêm, như dịch tiêm Đại hoàng, Nhân chi hoàng đều đã dùng qua, lặp đi lặp lại sẽ vô nghĩa, có khả năng sẽ không thu được hiệu quả điều trị tốt.
Tại sao? Chính là do nhiệt, phân còn bị lỏng, ăn uống không tốt lắm.
Phải làm sao? Bệnh nhân còn nóng, phân hơi lỏng, ăn không tốt, nhưng còn nóng, ở dưới có thấp nhiệt, rêu lưỡi màu vàng, tâm lý bực bội, và chủ yếu là có chứng trạng đặc thù, mọi người nên chú ý, hai chân bệnh nhân bị nóng, khi ngủ luôn để chân ra ngoài chăn, hai chân bị nóng. Người viết suy nghĩ về điểm này, phải làm sao? Không thể dùng thang Nhân trần hao, kê đơn dùng thang Chi tử Bá bì, Hoàng bá trị thận nóng, chân nóng e rằng hạ tiêu còn nóng, Cam thảo có thể hoà trung kiện tỳ, xuất phát điểm là như vậy, chính là tình thế bức bách, không có cách nào khác nên nghĩ đến cách này. Người viết quyết định dùng ba vị thuốc. Lúc đó có BS Thôi hỏi: Thày Lưu, sao lại dùng 3 vị thuốc này?, tôi đáp: “Đây là thang Chi tử Bá bì thang, là một phương thang của Trương Trọng Cảnh.” Phương này đặc biệt linh hiệu, sau khi uống chứng vàng da đã giảm ngay.
Từ đó về sau tội nhận thức được thang Chi tử bá bì. Vì sao Trương Trọng Cảnh có thang Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu để phát hãn, thang Nhân trần hao để tả hạ, còn có thang Chi tử bá bì để làm gì? Nó có ba cương lĩnh, có hãn pháp, có hạ pháp và có thanh pháp. Phàm là chứng vàng da do thấp nhiệt. dùng qua thang Nhân trần hao, chứng vàng da không giảm, tỳ vị còn không tốt,là âm phận có phục nhiệt, lòng bàn tay nóng, ngũ tâm phiền táo, lúc này dùng thang Chi tử bá bì sẽ thu được hiệu quả đặc biệt tốt. Từ đó người viết không chỉ dùng 1 lần, dùng lần nào tốt lần đó, ngàn vạn lần không nên xem thường ba vị thuốc này. Thang Nhân trần hao chính là Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, thang Chi tử bá bì là Chi tử, Bá bì và Cam thảo, một là ở thượng tiêu, một ở trung tiêu và một ở hạ tiêu, Hoàng bá là ở hạ tiêu, có một chút tính chất tư âm, tư âm thanh nhiệt, tả tướng hoả, Chi tử có khả năng thanh tâm hoả, một vị tả tâm, một vị tả thận, đều còn có tác dụng táo thấp và thanh nhiệt lợi thấp, ở đây còn gia thêm một vị thuốc Cam thảo có tác dụng bổ hư cho trung tiêu, có khả năng hạn chế những phương diện bất lợi do vị đắng lạnh gây tổn thương cho chính khí của Chi tử và Hoàng bá. Ngoài ra, Cam thảo còn được xác định là một vị thuốc phù trợ chính khí, có tác dụng bổ tỳ vị. Vì thế bệnh Hoàng đản, bệnh viêm gan trong giai đoạn mạn tính, thời gian khá dài, chính khí có suy yếu, thời điểm này còn thuộc chứng vàng da do thấp nhiệt, không thuộc chứng vàng da do hàn thấp, dùng thang Chi tử bá bì. Phương thang này rất tốt, có thể bổ sung những thiếu sót của thang Nhân trần hao.
Có những nhà chú giải phản đối điều này, thậm chí còn cho rằng vị Cam thảo của thang Chi tử bá bì là sai lầm, mà chính là Chi tử, Bá bì và Nhân trần hao, bỏ vị Cam thảo thay bằng Nhân trần hao. Đây là sai lầm, không tán đồng phương pháp như vậy. {Kim Quỹ Yếu Lược} Có khả năng đề xuất quan điểm như vậy, loại lý thuyết đó là sai lầm. Điều kỳ diệu là ở vị Cam thảo. Tại sao thiên Dương minh bệnh lại có vấn đề thấp nhiệt vàng da? Một cái là táo nhiệt, một cái là thấp nhiệt, đây chính là vấn đề một chia thành hai. Táo nhiệt chính là chứng trạng của thang Thừa khí, thấp nhiệt là chứng trạng nủa thang Nhân trần hao. Đồng thời còn nói đến hàn thấp, chứng hàn thấp ít khi được đề cập, phía trước có vài điều, phía dưới có 1 điều, hàn thấp là để so sánh với thấp nhiệt. Vì thế ở thiên Dương minh bệnh, Dương minh và Thái âm là biểu lý, thực chứng ở dương minh, hư chứng tại Thái âm, chính khí không suy yếu thuộc về Dương minh, chính khí suy, trung tiêu dương khí hư suy thuộc về Thái âm. Theo âm dương, biểu lý, hàn nhiệt , hư thực đối lập hỗ tương, một chia thành hai để trình bày hội chứng của các kinh, có biểu có lý, có hàn có nhiệt, có hư có thực, có hàn thấp có thấp nhiệt, nói một cách tương đối là để củng cố tư tưởng của biện chứng luận trị.
Tiểu kết
Dương minh bệnh từ điều C188 đến điều C275, tổng cộng là 88 điều.
Từ điều C188 đến C198, thảo luận về nguyên nhân, bệnh lý, mạch chứng, chính là cương lĩnh tổng quát, vì Dương minh bệnh chủ yếu là vị gia thực, vì thế nguyên nhân của Dương minh bệnh cũng được, bệnh lý cũng được, mạch chứng cũng được, tóm lại là nói đến chung quanh vị gia thực, táo nhiệt thành thực chứng.
Từ điều C199 đến điều C210 là thảo luận về vấn đề thứ yếu, vị dương bất túc của dương minh bệnh, dương khí bất túc của trung quản nên phát sinh các loại chứng trạng hàn thấp, dùng để nói rõ quan hệ biểu lý của dương minh thái âm và quan hệ chuyển hoá hỗ tương của âm dương, hư thực. Đầu tiên giảng về chứng táo thực của dương minh, một vấn đề có tính cương lĩnh. Lại giảng về do vị dương bất túc dẫn đến phát sinh chứng hàn thấp. Vì thế {Thương hàn luận}không được giảng nguyên văn là không thể, nếu như không giảng nguyên văn, những nội dung này sẽ bị bỏ mất. Nhất là trước đây chúng ta giảng có chọn lựa, những điều khó giảng, rắc rối liền bị cắt bỏ, chỉ giảng về thang Thừa khí, thang Bạch hổ, chúng ta đã loại bỏ ý nghĩa và những tóm tắt lâm sàng của Trương Trọng Cảnh, điều này mang tính phiến diện. Mọi người chọn giảng về táo thực sau đó lại giảng về hàn thấp, như vậy có toàn diện không?
Từ điều C211 đến điều C218 luận về thấp nhiệt vàng da của dương minh bệnh, vấn đề chảy máu mũi vì nóng và vấn đề cấm sử dụng phép công hạ của dương minh bệnh.
Điều C219 đến điều C225 được kết hợp với nhau để thảo luận về bệnh chứng của dương minh bệnh có thể dùng phép tả hạ hay không. Như thế nào có thể tả hạ? Như thế nào không thể tả hạ? Đồng thời chỉ ra vấn đề tiên lượng của Dương minh bệnh. Dương minh bệnh cũng có tử chứng, Dương minh bệnh cũng có tiên lượng không tốt, dương minh bệnh thuộc thực chứng rất sợ chính khí hư, âm khí hư, chính khí suy, cũng chính là không tốt.
Điều C226 đến điều C231 lại thảo luận về chứng có thể tả hạ của dương minh bệnh, nhưng có thể hạ ở các mức độ khác nhau, phân thành Đại thừa khí thang chứng và Tiểu thừa khí thang chứng khác nhau.
Từ điều C232 đến điều C237 thảo luận nhiệt chứng của dương minh bệnh, nhiệt chứng thì dùng phép thanh, nhiệt ở trên, nhiệt ở giữa và nhiệt ở dưới, phép thanh cũng phân ra ở trên, ở giữa và ở dưới, nhiệt ở trên dùng Chi tử thị thang, ở giữa dùng Bạch hổ thang, nhiệt ở dưới dùng Trư linh thang.
Từ C238 đến C239 là so sánh với nhiệt chứng, vì phần trước giảng về thanh pháp của nhiệt chứng, hiện tại đề xuất biểu nhiệt lý hàn, hàn chứng của dương minh bệnh vị trung hư lãnh (dạ dày hư yếu và lạnh), hỗ tương phát huy, có lạnh thì có nóng, phần trên giảng về Chi tử thị thang chứng, Bạch hổ thang chứng, Trư linh thang chứng, sau đó lại giảng Tứ nghịch thang chứng của biểu nhiệt lý hàn, chứng trạng của dạ dày hư lãnh, hàn nhiệt so sánh hỗ tương, phát huy hỗ tương, tăng cường tư tưởng biện chứng.
Điều C240 luận về nhiệt ở kinh mạch gây chảy máu mũi, điều C241 luận về nóng ở dạ dày gây phiền dùng Chi tử thị thang, dùng hai điều này để giải thích, dương minh có bán biểu bán lý, biểu không thành biểu, lý không thành lý, đây là ý kiến của danh y Hà Vận Bá(1662~1735)
Từ C242 đến C244 thảo luận về nhiệt chưa thành thực của dương minh bệnh, xuất hiện ngực sườn phiền muộn của Tiểu sài hồ thang chứng, vì Xu cơ (mấu chốt vận động của sự vật) bất lợi, sơ tiết bất lợi, tân dịch bất lợi, tam tiêu bất lợi, vì thế xét theo đại tiện phân không ra được, tựa như dương minh bệnh, trên thực tế chính là vấn đề của Thiếu dương tam tiêu bất lợi. Vì thế dùng thang Tiểu sài hồ để thông lợi tam tiêu, tân dịch hạ xuống được, vị khí hoà, thân thể xuất hãn mà giải trừ bệnh.
Từ C246 đến C247 là thảo luận về hội chứng dương minh kinh biểu phong hàn có thể phát hãn. Kinh dương minh có chứng phát hãn không? Cũng có, làm sao thấy nó?
C246, C247 có Quế chi thang chứng, có Ma hoàng thang chứng, hy vọng các bạn với thiên Thái dương bệnh “Thái dương dương minh hợp bệnh, tất tự hạ lợi giả, Cát căn thang chủ chi” (太阳阳明合病,必自下利者,葛根汤主之)Hợp bệnh của hai kinh Dương minh và Thái dương, tất sẽ tự hạ lợi, thang Cát căn chủ trị bệnh này và “Thái dương dương minh hợp bệnh, phiền nhi hung hiếp mãn bất khứ giả, dĩ Ma hoàng thang” (太阳阳明合病,烦而胸胁满不去者,以麻黄汤) Hai kinh Thái dương và dương minh hợp bệnh, bực bội ngực sườn trướng đầy, dùng thang Ma hoàng ① Trước sau cần đối chiếu. Nếu như không đối chiếu, thì không dễ giải thích, cảm giác ranh giới của Quế chi thang chứng, Ma hoàng thang chứng của Dương minh bệnh với Quế chi thang chứng, Ma hoàng thang chứng của Thái dương bệnh không rõ ràng lắm. Để “Thái dương Dương minh hợp bệnh, phiền nhi hung hiếp mãn bất khứ giả, dĩ Ma hoàng thang” và liên hệ với điều này.
C245 là thảo luận về ba phương pháp đạo tiện (làm cho dễ đi đại tiện) gồm Trư đảm trấp (nước mật lợn), Mật tiễn đạo (mật ong) và Thổ qua căn.
Điều C248 luận về chứng vàng da, điều C249 luận về chứng súc huyết, “cửu hữu súc huyết, kỳ nhân hỉ vong” (久有蓄血,其人喜忘) Tích ứ huyết lâu ngày, người bệnh hay quên.
Điều C250 đến điều C254 chính là thảo luận Đại thừa khí thang chứng của Dương minh bệnh phân khô. Thang Đại thừa khí trị chứng phân khô ở điều C250 đến điều C254 là rất minh xác, thang Đại thừa khí điều trị chứng phân khô, thang Tiểu thừa khí điều trị chứng phân cứng, thang Điều vị thừa khí điều trị chứng vị khí bất hoà, vì thế ba thang Thừa khí có những mục tiêu khác nhau.
Điều C255 thảo luận về chứng ẩu thổ của Dương minh bệnh, vị khí thượng nghịch gây ẩu thổ (trào ngược dạ dày). Điều này là một chứng chia làm hai, một là vị hàn, dùng thang Ngô thù du, hai là bên trên có nhiệt, “đắc thang phản kịch giả”, một chứng chia thành hai phương diện.
Từ điều C257 đến C260 thảo luận về bản thân kinh Dương minh tân dịch không đủ, âm dương không thể điều hoà, mạch chứng và trị liệu chứng tỳ ước của dương khí kết ở trong, điều trị dùng Ma tử nhân hoàn. Chủ yếu giảng về tân dịch không đầy đủ. Sau khi tân dịch không đủ, dương khí sẽ kết ở trong, âm dương không thể điều hoà, vì thế xuất hiện chứng tỳ ước, “vị cường tỳ nhược” (胃强脾弱)vị mạnh tỳ yếu.
Điều C261 đến điều C264 thảo luận về Điều vị thừa khí thang chứng và Tiểu thừa khí thang chứng, chính là cùng đề cập cùng thảo luận, trước hai điều này chính là Điều vị thừa khí hoặc Tiểu thừa khí, hai điều này so sánh với nhau, thang điều vị thừa khí không nói đến xuất ra phân cứng, thang Tiểu thừa khí nói đến bài xuất phân cứng, cho nên từ những so sánh vừa nêu cho thấy phản ảnh bệnh lý và chứng trạng của Điều vị thừa khí thang chứng và Tiểu thừa khí thang chứng có sự khác biệt.
Điều C265 đến điều C267 thảo luận về dương minh bệnh tam cấp hạ tồn âm chứng, cấp hạ tồn âm chứng tuy không đầy đủ Đại thừa khí thang chứng điển hình của Dương minh bệnh, nhưng chính là táo nhiệt gây tổn thương, chứng trạng âm bị tổn thương rõ rệt, xuất nhiều mồ hôi hoặc mắt nhìn không rõ, mắt không tốt, nhanh chóng tả hạ, nên dùng Đại thừa khí thang.
Điều C268 thảo luận về chứng đầy bụng không giảm của Đại thừa khí thang, đề xuất chứng trạng của vùng bụng.
Điều C269 giảng về hình tượng mạch và trị pháp của chứng túc thực (thực phẩm qua đêm không tiêu hoá).
Điều C270 thảo luận về phương pháp trị liệu nhiệt và huyết ứ của Dương minh bệnh, nên dùng Để đương thang.
Điều C271 thảo luận nhiệt bức bách huyết hợp với nhiệt bức bách nùng huyết (máu mủ) mà tiết tả. Đây cũng chính là hai hội chứng của một vấn đề.. một là ứ huyết, một là nhiệt lợi.
Cuối cùng, điều C272 đến C275, phần trước giảng về hàn thấp gây vàng da, phần sau giảng về thấp nhiệt gây vàng da.
Thiên Dương minh bệnh là một thiên quan trọng, 88 điều có nội dung phong phú, hàn nhiệt hư thực đầy đủ. Nhất là Dương minh bệnh với chủ yếu là vị gia thực, có 5 loại hạ pháp: Đại thừa khí thàng, Tiểu thừa khí thang, Điều vị thừa khí thang, Ma tử nhân, Ngoại đạo pháp.
Trường Xuân