Từ điều 17 đến điều 23
17若酒客病,不可与桂枝汤,得汤则呕,以酒客不喜甘故也。C19
Điều 17
Nhược tửu khách bệnh, bất khả dữ Quế chi thang, đắc thang tắc ẩu, dĩ tửu khách bất hỉ cam cố dã. C19
“Người uống rượu bị bệnh, không thể uống thang Quế chi, uống vào sẽ khiến bệnh nhân ẩu thổ, vì người uống rượu không ưa vị ngọt”
“Tửu khách” là người thích rượu. Liên quan đến “Tửu khách bệnh”, có hai cách nhìn khác nhau. Có nhà chú thích cho rằng điều này chính là giải thích Quế chi thang chứng, chính là nói tửu khách đã bị Thái dương trúng phong, thời điểm ứng dụng thang Quế chi, thì cần tìm hiểu các đặc điểm của tửu khách, trung tiêu của họ luôn luôn có thấp nhiệt lưu lại. Xét từ vọng chẩn, luôn luôn thấy đầu mũi hồng, lưỡi to, có ứ điểm hoặc ứ ban, rêu lưỡi vàng nhầy. Do vị ngọt trợ thấp sinh nhiệt, có người cho rằng ở thời điểm dùng Quế chi thang cho tửu khách, nên bỏ các vị thuốc có vị ngọt như Cam thảo, Đại táo, gia Thượng Cát hoa, Chỉ bái tử,v.v.. là những vị thuốc thanh lợi tửu tà. Nếu không làm như vậy, sẽ “Đắc thang tắc ẩu, dĩ tửu khách bất hỉ cam cố dã” (Uống vào gây nôn, vì người uống rượu không thích vị ngọt) vị thuốc ngọt có hại đối với thấp nhiệt.
Có nhà chú thích cho rằng điều “Tửu khách bệnh” này không phải Thái dương trúng phong bệnh. Tửu khách bệnh do uống rượu một thời gian dài mà phát sinh bệnh, các chứng trạng tương tự như Quế chi thang chứng, có thể thấy phát nhiệt, sợ gió, oẹ khan, bệnh cơ chính là vị phủ có thấp nhiệt dẫn khí doanh vệ vận hành không thuận lợi. Như vậy “Tửu khách bệnh” không phải là Thái dương trúng phong bệnh, nếu dùng thang Quế chi thì chính là sai lầm. Vì vị tràng của tửu khách có thấp nhiệt, không chỉ không dùng vị ngọt như Cam thảo, Đại táo, mà còn không thể dùng các vị thuốc tân ôn (cay ấm) như Quế chi Sinh khương. 《Y tông Kim Giám》 giữ quan điểm này.
19凡服桂枝汤吐者,其后必吐脓血也。C21
Điều 19
Phàm phục Quế chi thang thổ giả, kỳ hậu tất thổ nùng huyết dã C21
Dịch: Phàm uống thang Quế chi mà thổ, sau đó tất sẽ thổ ra máu mủ
Nếu như có người uống thang Quế chi xuất hiện ẩu thổ, có khả năng sau đó sẽ thổ ra máu mủ. Đó là bệnh gì? Bệnh nhân có thể có bệnh mụn nhọt ở trong người, hoặc là phế thống (đau phổi) hoặc là vị ung (nhọt ở dạ dày). Người có mụn nhọt trong tạng phủ khí huyết không thuận lợi, doanh vệ bất hoà, sẽ xuất hiện các chứng trạng như sợ lạnh, phát sốt tương tự như thương hàn Quế chi thang chứng, nếu như dùng nhầm thang Quế chi, sẽ trợ nhiệt làm tăng nặng chứng ung nhọt ở bên trong, xuất hiện thổ mủ thổ máu. Tổng kết các điều ở trên, các chứng cấm kỵ của thang Quế chi bao gồm; Biểu thực không được dùng thang Quế chi; Người uống rượu có thấp nhiệt không uống thang Quế chi; Bên trong cơ thể có mụn nhọt mủ không dùng thang Quế chi; Thái dương bệnh sau khi hạ, mà khí không xung lên (thượng xung) thì không dùng thang Quế chi; Một số hoại bệnh (biến chứng) không dùng thang Quế chi. Xem xét trên lâm sàng, bất luận là Phế nhiệt, vị nhiệt, can nhiệt, hoặc có thấp ở bên trong, đều không được dùng thang Quế chi. Đương nhiên, những điều trên chỉ là những thí dụ, xét rộng ra hơn, trường hợp không được dùng thang Quế chi không chỉ giới hạn như vậy,thí dụ như bệnh ôn, phong ôn cũng là những bệnh không được dùng thang Quế chi.
18喘家作桂枝汤,加厚朴杏子佳。
Điều 18
Suyễn gia tác Quế chi thang, gia Hậu phác Hạnh tử giai.
Người bệnh suyễn uống thang Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thì tốt
Phương Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang: Trong phương Quế chi, gia Hậu phác 2 lạng, Hạnh nhân 50 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn, , còn lại theo phép như trước. Điều này giới thiệu Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang chứng là kiêm chứng hàng đầu của Thái dương trúng phong. “Suyễn gia” là chỉ bệnh nhân có bệnh khí suyễn. Nếu như người bệnh suyễn lại bị bệnh Thái dương trúng phong, chính là trong bệnh mới lại có bệnh cũ. Tình huống này thường hay gặp trên lâm sàng. Bệnh nhân khí suyễn căn bản có phế khia không thuận lợi, cơ biểu dễ thụ tà, một khi bệnh nhân bị bệnh Thái dương trúng phong, bệnh suyễn sẽ tăng nặng. Xuất hiện loại tình huống này, đồng thời với việc sử dụng thang Quế chi để giải quyết chứng Thái dương trúng phong, nếu như dùng Hậu phác, Hạnh tử (hạnh nhân) bình phế định suyễn thì càng “tốt”.
Chữ “Tốt” còn bao hàm một tầng ý tứ, là dùng Hậu phác, Hạnh tử là liệu pháp đối chứng, đồng thời không giải trừ bệnh suyễn từ căn bản.
Trị suyễn trên lâm sàng thường dùng hai phương thang, một là Ma hạnh cam cao thang, hiện tại phương này được dùng khá nhiều, một phương thang khác là Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang, ứng dụng được nhưng không phổ biến nhiều. Trên lâm sàng thượng ngộ dụng (dùng nhầm) thang Ma hạnh Cam Cao để trị liệu tình huống suyễn của Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang chứng. Lão đại phu Bồ Phụ Chu, trong y án có ghi lại một trường hợp, một em bé được chẩn đoán và trị liệu, chính là phong tà tác suyễn dùng nhầm Ma hạnh Cam Cao thang, kết quả sau khi uống thuốc sốt cao không hạ, đi tả, sau đó mời Bồ lão tiên sinh đến, đầu tiên dùng Quế chi gia Hậu phác Hạnh tử thang, tiếp đến dùng Xạ can ma hoàng thang, Bệnh đã được trị liệu tốt. Và là y án nêu rõ được vấn đề.
20太阳病,发汗,遂漏不止,其人恶风,小便难,四肢微急,难以屈伸者,桂枝 加附子汤主之。(C22)
Điều 20
Thái dương bệnh, phát hãn, toại lậu bất chỉ, kỳ nhân ố phong, tiểu tiện nan, tứ chi vi cấp, nan dĩ khuất thân giả, Quế chi gia Phụ tử thang chủ chi.C22
Dịch: Thái dương bệnh, phát hãn, mồ hôi ra mãi không ngừng, bệnh nhân ghét gió, tiểu tiện khó, tứ chi co quắp nhẹ, khó co duỗi, thang Quế chi gia Phụ tử chủ trị bệnh này.
Phương thang Quế chi gia Phụ tử: Phương thang Quế chi gia Phụ tử 1 củ, nướng, bỏ vỏ, đập vỡ làm 8 miếng, còn lại theo phép (của thang Quế chi).
Điều này nói về chứng trạng và trị liệu của trường hợp phát hãn quá độ gây tổn thương dương khí mà biểu chứng chưa được giải. Thái dương bệnh đúng ra là nên phát hãn, nhưng nếu phát hãn thái quá, xuất hiện “Toại lậu bất chỉ ” (Mồ hôi ra mãi không ngừng), cũng chính là ngộ trị (điều trị sai lầm), “Lậu= Rò rỉ” là không thể khống chế tình trạng xuất hãn. Trung y gọi loại mồ hôi này là “lậu hãn”. Vệ khí có chức năng điều khiển mở đóng, khống chế chức năng đóng mở của tấu lý (thớ thịt) và huyền phủ (lỗ chân lông). Nếu như khí của vệ dương không có khả năng đóng lại, sẽ xuất hiện chứng “Lậu hãn”(Rò rỉ mồ hôi không ngừng). Liên quan đến nguyên nhân lậu hãn của điều này(điều 22), một số nhà chú thích cho rằng chính là Thái dương trúng phong chứng uống nhầm thang Ma hoàng. Vì thế, ở điều này (điều 22) và câu “Quế chi căn bản là giải cơ” ở điều 18 chính là hỗ tương đối chiếu cho nhận định trên. Quế chi thang chứng lại uống nhầm thang Ma hoàng, chính là đã hư lại thêm hư, nguyên nhân vì vốn đã có mồ hôi, lại dùng thang Ma hoàng có tác dụng phát hãn mãnh liệt, làm cho vệ khí càng hư tổn hơn, doanh khí cũng yếu nhược hơn, vì thế nên mồ hôi xuất ra rò rỉ không ngừng.
Quế chi thang chứng đã ngộ phục (uống nhầm) thang Ma hoàng, dương không giữ được âm, vệ không làm cho biểu kiên cố vững chắc, mồ hôi sẽ rò rỉ không ngừng. Xét theo phương pháp sắc và uống của thang Quế chi, biểu chứng cũng chưa được giải quyết, mồ hôi càng ra nhiều, biểu chứng ngược lại không được giải quyết, chính là ứng với câu nói ở thang Quế chi “Vi tựa hữu hãn giả ích giai, bất khả linh như thuỷ lưu li, bệnh tất bất trừ” (微似有汗者益佳,不可令如水流离,病必不除)Tựa như có một chút mồ hôi thì tốt, không thể như nước chảy, bệnh sẽ không trừ được. Do mồ hôi rò rỉ không ngừng, vệ dương bị tổn hại, cộng thêm phong tà chưa được giải trừ, vì thế cảm giác sợ gió nặng hơn so với trước khi xuất mồ hôi.
“Tiểu tiện khó, tứ chi co quắp nhẹ, khó co duỗi”, Do phát hãn quá nhiều, nên đã tổn thương dương lại tổn thương âm, làm cho tân dịch tàng chứa trong bàng quang (Châu đô chi quan, tân dịch tàng yên) cũng ít đi, khí cũng lạnh lẽo, làm cho tiểu tiện khó khăn; “Tứ chi là căn cản của chư dương”, “Dương khí giả, tinh thì nuôi dưỡng thần, mềm mại nuôi gân”, dương khí đã hư tổn, tân dịch ít, cơ nhục, gân mạch không được nuôi dưỡng sưởi ấm, tứ chi sẽ co quắp, co duỗi khó khăn.
Đối với loại tình huống này, nên dùng “Quế chi gia phụ tử thang chủ chi”. Mâu thuẫn chủ yếu của bệnh này là “Hãn lậu bất chỉ” (Mồ hôi rò rỉ không ngừng), vì thế dùng thang Quế chi điều hoà doanh vệ, giải cơ khứ phong, đồng thời gia thêm Phụ tử vị thuốc cay ấm rất nóng, có khả năng bổ nguyên dương của Thiếu âm, tăng cường tác dụng phù dương ôn kinh củng cố thể biểu, khiến cho mồ hôi ngừng lại. Dương khí có đủ khả năng cố mật (làm dày đặc kín đáo) tân dịch, khiễn mồ hôi không xuất, tiểu tiện khó khăn, tứ chi co quắp nhẹ, co duỗi khó tự nhiên cũng được giải quyết. Điều này thể hiện được đặc điểm nắm vững mâu thuẫn chủ yếu khi điều trị bệnh của Trương tiên sư. Tuy bệnh nhân âm dịch không đủ, nhưng chỉ cần dương khí chặt chẽ, âm dịch nhờ vào thuỷ cốc ẩm thực tự do phát triển cũng có thể hoá sinh được, từ đó có khả năng bổ sung ở trên, và sẽ “đắc tiểu tiện lợi, tất tự dũ” (得小便 利,必自愈)Tiểu tiện thuận lợi, bệnh tự khỏi.
Điều cần nhấn mạnh chính là, chứng lậu hãn của biểu dương hư, không dùng Phụ tử là không thể. Hư chứng xuất hãn đã có nguyên nhân ở khí hư, cũng có nguyên nhân ở dương hư. Đối với chứng khí hư xuất hãn, có thể dùng thang Bổ trung ích khí hoặc thang Bảo nguyên của Lý Đông Viên để giải quyết vấn đề. Đối với chứng xuất hãn do Phế khí hư, còn có thể dùng Hoàng kỳ để cầm mồ hôi, đối với chứng dương hư mồ hôi rò rỉ không ngừng, thuộc khí vệ dương của thái dương không giữ vững tân dịch, dùng các loại như Hoàng kỳ, Tiểu mạch, Long cốt, Mẫu lệ đều vô hiệu, đây là trường hợp phải dùng Phụ tử, vì chứng lậu hãn chính là đầu mối của chứng vong dương.
Người viết có một bệnh nhân là người nhà của một đồng sự, bị chứng tự hãn, do xuất hãn quá nhiều nên thân thể rất suy nhược, lại còn rất dễ bị cảm mạo. Người viết và đồng sự đều có chung nhận định là hư chứng, dùng các loại thuốc bổ khí huyết như Hoàng kỳ, Đảng sâm, thậm chí dùng Hoàng kỳ (đến 1 lạng), vấn đề xuất hãn vẫn không được giải quyết. Sau đó, người viết dùng thang Quế chi gia Phụ tử, mồ hôi không xuất ra nữa.
21太阳病,下之后,脉促胸满者,桂枝去芍药汤主之。C23
Điều 21
Thái dương bệnh, hạ chi hậu, mạch xúc hung mãn giả, Quế chi khứ Thược dược thang chủ chi. C23
Điều 21
Thái dương bệnh, sau khi dùng phép hạ, mạch xúc lồng ngực đầy, thang Quế chi khứ Thược dược chủ trị bệnh này.C23
22若微恶寒者,去芍药方 中,加附子汤主之。(C23)
Nhược vi ố hàn giả, khứ thược dược phương trung, gia Phụ tử thang chủ chi. C23
Nếu sợ lạnh nhẹ, khứ Thược dược trong phương, gia Phụ tử thang chủ trị bệnh này.
Quế chi khứ Thược dược thang phương:
Trong phương thang Quế chi, khứ Thược dược, còn lại làm theo phép.
Phương thang Quế chi khứ Thược dược gia Phụ tử:
Trong phương thang Quế chi, khứ Thược dược, gia Phụ tử 1 củ, nướng, bỏ vỏ, phách ra làm 8, còn lại theo như phép trước.
Điều này giới thiệu kiêm chứng (chứng kèm theo) của Thái dương trúng phong. “Thái dương bệnh, hạ chi hậu”, hạ nhầm sẽ có thể dẫn đến tà của Thái dương từ biểu nhập vào lý. “Mạch xúc hung muộn giả” (脉促胸满者)Mãn đọc khứ thanh thành chữ Muộn. Hung mãn (lồng ngực đầy) cho thấy tà khí đã xâm phạm lồng ngực. Đương nhiên, Trên lâm sàng khi xuất hiện chứng trạng lồng ngực đầy thì không phải đều là do Thái dương bệnh ngộ hạ gây ra, không cần giáo điều đối với vấn đề ngộ hạ.
Trên cơ thể có hai nơi gọi là Khí hải, Trong lồng ngực là nợi hội tụ của Tôn khí, gọi là Khí hải trên; Dưới rốn 3 thốn là nơi hội tụ của khí gọi là Đan điền, được gọi là Khí hải dưới. Trung y học cho rằng “胸为阳位似天空” (Hung vi dương vị tựa thiên không)Lồng ngực là vị trí dương tựa như bầu trời (Trần Tu Viên), “Hung thị tâm phế chi cung thành dã” (胸是心肺之宫城也)Lồng ngực cung điện thành luỹ của tâm phế. Khí của Phế gọi là Vệ, khí của Tâm gọi là Doanh, Doanh Vệ mở mang đều chính là bắt đầu từ lồng ngực, thượng tiêu mở mang, lan toả vị ngũ cốc, ấm áp da thịt, thân thể sung túc, lông tóc mượt mà, tưới tắm như sương sa, gọi là vị khí.” Bởi vì, biểu của Thái dương và lồng ngực chính là cận kề nhau, “Tà khí nhập lý thủ tiên hung” (邪气入里首先胸)Tà khí nhập lý trước tiên là vào lồng ngực. Xúc giả, tốc dã, bách dã (Mạch xúc là mạnh nhanh và cấp bách). Mạch xúc ở đây không phải chỉ “Sác mạch khiêu lục chí nhất chỉ” (Mạch sác đập 6 chí ngừng một lần), mà chỉ về mạch đập rất nhanh, trên thực tế có ý chỉ về mạch sác. Vì cái gì mà hung mãn lại đồng thời xuất hiện với mạch xúc? Mạch xúc thuộc dương mạch, tà khí đã từ biểu vào lồng ngực, dương khí của tâm hung liền đề kháng, mạch liền nhanh. “Đại, Phù, Sác, Động, Hoạt là các mạch dương”, phản ảnh dương khí còn khả năng đấu tranh với tà khí. Ngoài ra, cũng thấy được một phương diện không đầy đủ của chính khí. Nếu tà khí không hãm vào lồng ngực, làm sao ngực lại đầy? Đây không phải là vấn đề của khí thượng xung. Ngực tuy cận kề với biểu, nhưng lồng ngực không phải là biểu. Lúc này khí của hung dương ở vào địa vị bất lợi, tuy vậy vẫn còn khả năng đề kháng bệnh tà, mạch còn gắng gượng nhanh, nhưng đã lực bất tòng tâm rồi.
Đối với loại tình huống này, cần phải “Quế chi khứ Thược dược thang chủ chi”(Dùng thang Quế chi khứ Thược dược để điều trị bệnh). Vì sao phải khứ Thược dược? Có hai nguyên nhân, thứ nhất, Thược dược vị chua, nhập huyết phận và âm phận, đối với khí của hung dương không thuận lợi, vì thề cần giảm khứ. Căn cứ theo chuẩn mực dụng dược của Trương Trọng Cảnh, lồng ngực là dương, phàm khi dương của lồng ngực không thuận lợi sẽ xuất hiện lồng ngực đầy, đều phải khứ Thược dược, bụng là âm, phàm tỳ âm bất lợi sẽ xuất hiện đầy bụng thì đều gia Thược dược. “Vì thế, khứ Thược dược là tránh âm để cứu dương”. Thứ hai là e ngại Thược dược ảnh hưởng đến các tác dụng như tuyên phát(lan toả), thăng lên, chấn hưng của Quế chi. Sau khi giảm khứ Thược dược, trong thang Quế chi còn lại là những vị thuốc tân cam (cay ngọt). Quế chi và chích Cam thảo đã thành thang Quế chi Cam thảo, có tác dụng bổ tâm dương. Bổ tâm dương tức là chấn hưng(phấn khởi) dương của lồng ngực, Vì lồng ngực là cung điện là thành trì của Tâm Phế, Tâm chính là dương trong Thái dương, thông với khí mùa Hạ. Đại táo và Sinh khương có thể điều hoà doanh vệ, kiêm khả năng phù trì chính khí, có tác dụng phụ tá. Thông qua ứng dụng của các vị thuốc tân cam (cay ngọt), có thể khiến tà khí từ lồng ngực trở lại biểu.
“Nhược vi ố hàn giả”( 若微恶寒者)Nếu hơi ghét lạnh, trong phương khứ Thược dược cần gia thêm Phụ tử. Có nhà chú thích cho rằng “Nhược vi ố hàn” chính là mạch vi mà sợ gió, như vậy là không đúng. Hơi sợ lạnh cho thấy dương của lồng ngực không vững vàng, mà dương khí cũng đã suy yếu rồi. Nếu như xuất hiện dương hư sợ lạnh, lực lượng của thang Quế chi khứ Thược dược là quá nhỏ, nên gia thêm Phụ tử thì lực lượng chấn hưng dương khí của tâm hung sẽ lớn mạnh. Trên lâm sàng đối với bệnh của lồng ngực, bao gồm bệnh hung tí trong Kim Quỹ Yếu Lược, nếu như xuất hiện hung mãn, hoặc đau ngực xuyên sang lưng, đau lưng xuyên sang tâm, hoặc hơi thở ngắn, hoặc ho, chỉ cần thuộc dương của lồng ngực hư tổn mà khí âm hàn lại tương đối nhiều, thì thang Quế chi khứ Thược dược gia Phụ tử sẽ thu được hiệu quả như ý.
Người viết trong thời gian công tác tại y viện Đông Trực Môn, cùng với các y sinh khám bệnh Tôi đã thấy một nhân viên của một công ty xây dựng họ Wang, có triệu chứng chính là nghẹt thở, trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, cũng như ho và ớn lạnh. Khi tôi chẩn mạch , mạch đập chậm và nặng nề, và chất lưỡi thì nhạt và to, đây là một hội chứng dương hư điển hình, vì vậy Quế chi thang khứ Thược dược gia Phụ tử được sử dụng, và thu hiệu quả rất tốt.
23太阳病,得之八九日,如疟状,发热恶寒,热多寒少,其人不呕,清便欲自可,一日二三度发,脉微缓者,为欲愈也。脉微而恶寒者,此阴阳俱虚,不可更发汗、更下、更吐也。面色反有热色者,未欲解也,以其不能得小汗出,身必痒,宜桂枝麻黄各半汤。C24
Điều 23
Thái dương bệnh, đắc chi 8,9 nhật, như ngược trạng, phát nhiệt ố hàn, nhiệt đa hàn thiểu, kỳ nhân bất ẩu, thanh tiện dục tự khả, nhất nhật nhị tam độ phát, mạch vi hoãn giả, vi dục dũ dã. Mạch vi nhi ố hàn giả, thử âm dương câu hư, bất khả canh phát hãn, canh hạ, canh thổ dã. Diện sắc phản hữu nhiệt sắc giả, vị dục giải dã, dĩ kỳ bất năng đắc tiểu hãn xuất, thân tất dưỡng, nghi Quế chi Ma hoàng các bán thang. C24
Dịch: Thái dương bệnh, bị 8,9 ngày, giống như sốt rét, phát sốt ghét lạnh, sốt nhiều lạnh ít, bệnh nhân không nôn, đại tiện có thể tự mình, một ngày 2,3 lần, mạch vi hoãn, là bệnh muốn khỏi. Mạch vi mà ghét lạnh, là âm dương đều hư, không thể hãn, hạ, thổ. Sắc mặt lại có có sắc nóng là bệnh chưa muốn giải, vì chưa xuất một chút mồ hôi, thân thể phát ngứa, nên dùng Quế chi Ma hoàng các bán thang.
Phương thang Quế chi Ma hoàng các bán thang: Quế chi 1 lạng 16 thù (1 thù =1/24 lạng) bỏ vỏ Thược dược Sinh khương thái Cam thảo chích Ma hoàng đều 1 lạng, bỏ đốt, Đại táo 4 quả (bổ) Hạnh nhân 24 hạt, bỏ đầu nhọn và hạt sinh đôi (độc tính cao), 7 vị thuốc trên dùng 5 thăng nước, đầu tiên sắc vị Ma hoàng sôi một hai dạo vớt bỏ bọt, cho hết thuốc vào, đun còn lại 1 thăng 8 hợp (hợp = 1/10 thăng), bỏ bã, uống lúc thuốc còn ấm 6 hợp.
Sau đây sẽ giới thiệu 3 tiểu phương pháp phát hãn, và một số vấn đề xuất hiện trong quá trình uống thang Quế chi. Điều này có thể phân thành 3 đoạn, phân biệt chính là 3 loại tình huống của diễn biến Thái dương bệnh.
“Thái dương bệnh, đắc chi 8,9 nhật, như ngược trạng, phát nhiệt ố hàn, nhiệt đa hàn thiểu, kỳ nhân bất ẩu, thanh tiện dục tự khả, nhất nhật nhị tam độ phát, mạch vi hoãn giả, vi dục dũ dã” là một loại tình huống; “Mạch vi nhi ố hàn giả, thử âm dương câu hư, bất khả canh phát hãn, canh hạ, canh thổ dã.”chính là một loại tình huống; “Diện sắc phản hữu nhiệt sắc giả, vị dục giải dã, dĩ kỳ bất năng đắc tiểu hãn xuất, thân tất dưỡng, nghi Quế chi Ma hoàng các bán thang.” Chính là một loại tình huống. Có thể thấy có khi không chữa mà tự khỏi; Có khi phát triển thành biểu lý đều hư; Có khi tiểu tà lưu luyến ở giữa doanh vệ mà không đi, cần xuất một chút mồ hôi, để giải quyết vấn đề.
“Thái dương bệnh đã 8,9 ngày”, câu này như một cái mũ của 3 đoạn văn. Thời gian này khá dài rồi. “Thái dương bệnh, đau đầu 7 ngày trở lên là tự khỏi, đã đi hết kinh mạch của nó ”, đến ngày thứ bảy là đến kỳ hạn trở lại, bệnh đang tốt lại không tốt; “Nhược dục tác tái kinh giả”, bệnh đang truyền kinh cũng không truyền kinh. Tại tiền đề này, xuất hiện “Như ngược trạng, phát nhiệt ố hàn”, là giống như sốt rét, chính là một trận lạnh một trận nóng, mà “Nhiệt đa hàn thiểu) nóng nhiều lạnh ít, chính điểm này đã có ý nghĩa biện chứng.
Trong quá trình của Thái dương bệnh, nếu như ghét lạnh nhiều, phát nhiệt ít, cho thấy tà khí chiếm thượng phong, biểu chứng khá nặng; Nếu phát nhiệt nhiều, ghét lạnh ít, cho thấy biểu tà khá nhẹ, năng lực kháng bệnh tà khá mạnh. Nhiệt đại biểu cho dương khí, hàn đại biểu cho tà khí.
“Nhất nhật nhị tam độ phát” nên tiếp tại “Nhiệt đa hàn thiểu”, chính là nói loại phát nhiệt ghét lạnh, nhiệt nhiều hàn ít, giống như sốt rét ngày phát 2,3 lần. Đây là phép viết văn thời nhà Hán, gọi là Đâu đầu bút pháp, câu tử như vậy gọi là câu đảo trang (là phép tu từ). Cho thấy biểu tà khá nhẹ, khí thái dương chiếm ưu thế. Ngoại trừ quan sát tình huống của biểu chứng, còn cần xem xét có lý chứng hay không. “Kỳ nhân bất ẩu, thanh tiện dục tự khả”, “bất ẩu” (không nôn) phản ảnh vị khí hoà; “Thanh tiện dục tự khả” (清便欲自可), có nhà chú thích cho rằng chữ “dục” (欲)nên đổi thành chữ “tục” (续), chính là đại tiện thường xuyên duy trì không sai, phản ảnh lý khí hoà (khí bên trong hòa). “Mạch vi hoãn giả” mạch tuy mềm yếu, nhưng rất hoà hoãn, cho thấy cơ thể điều hoà. Trong trường hợp nay “Vi dục dũ dã”, cho thấy bệnh sẽ khỏi, chính khí ở vào giai đoạn hồi phục. “Mạch vi nhi ố hàn giả, thử âm dương câu hư, bất khả canh phát hãn, canh hạ, canh thổ dã.”Thái dương bệnh 8,9 ngày, mạch phù khẩn biến thành mạch vi. Chữ “vi” này chính là vi mạch, không giống “vi” trong “mạch vi hoãn” là được dùng làm từ hình dung. “Vi mạch khinh vi phách phách hồ, án chi dục tuyệt hữu như vô, vi vi dương nhược tế âm nhược, tế tỉ vu vi lược giác thô”, (Mạch vi nhịp đập nhẹ nhàng, ấn tay muốn hết như có như không, vi là dương nhược, tế là âm nhược, mạch tế so với mạch vi thì mạch tế hơi thô), mạch vi là mạch bé và yếu hơn mạch tế, phản ảnh dương khí suy yếu, khí huyết không đủ. Loại mạch này nhịp đập tựa như có tựa như không, vô cùng vi nhược (bé và yếu), người xưa thường lấy váng dầu mỡ trong nước canh làm thí dụ. Đồng thời với mạch vi, lại xuất hiện ghét lạnh, cũng phản ảnh dương khí thái dương hư mà có khuynh hướng biến thành Thiếu âm bệnh, vì thế nói “Thử âm dương câu hư”(Âm dương đều hư).
Liên quan đến “Âm dương câu hư”, có hai loại giải thích. Một loại là khí Thái dương, khí Thiếu âm đều hư.Nguyên bản của bệnh này là Thái dương bệnh, lại xuất hiện mạch vi của Thiếu âm, “Thiếu âm chi vi bệnh, mạch vi tế, đãn dục mị dã”(Thiếu âm bệnh, mạch vi tế, nhưng muốn ngủ), vì thế dương khí của Thái dương, Thiếu âm đều đã hư. Một loại khác là biểu lý đều hư. Thực ra, hai loại giải thích này bản chất là giống nhau. Đối với tình trạng bệnh này, nên dùng phép ôn bổ để trị liệu, có nhà chú thích cho rằng nên dùng thang Cam thảo Thược dược Phụ tử thang, cũng có nhà chú thích cho rằng nên dùng Đương quy tứ nghịch thang, mà “Bất khả canh phát hãn, canh hạ, canh thổ dã”, cần nhanh chóng phù trì chính khí củng cố căn bản, không thể lại khứ tà.
“Diện sắc phản hữu nhiệt sắc giả, vị dục giải dã, dĩ kỳ bất năng hữu tiểu hãn xuất, thân tất dưỡng, nghi Quế chi Ma hoàng các bán thang.” Thái dương bệnh 8,9 ngày, mà còn phát nhiệt, chính là do khí Thái dương bế uất gây ra, hàm ý là còn biểu tà. Càng nóng, sẽ xuất hiện khuôn mặt có nhiệt sắc, cũng chính là khuôn mặt ửng đỏ. “Vị dục giải dã”, đó là bệnh không tốt, vì sao không tốt ? “Dĩ kỳ bất năng đắc tiểu hãn xuất” (Chưa thể xuất một chút mồ hôi) thì chưa thể giải quyết vấn đề biểu chứng. Vì sao cần phát hãn nhẹ? Vì Thái dương bệnh đã 8,9 ngày, bệnh thế đã chậm, chỉ là một chút tà khí bế uất dương khí. “Thân tất dưỡng”(Thân thể ngứa), là ngứa ngoài da. Tà khí khá mạnh, thông thường sẽ xuất hiện cơ thể da thịt bị ngứa. Dương khí bế uất khá nặng, thông thường sẽ xuất hiện thân thể nặng nề. Chỉ vì dương khí bế uất nên không xuất được mồ hôi, khiến thân thể bị ngứa.
Đối với tình huống này, “Nên dùng Quế chi Ma hoàng các bán thang” , lấy tễ lượng của hai phương rồi lấy một nửa. Quế chi Ma hoàng các bán thang chính là phép tiểu hãn (phương pháp phát hãn nhẹ). Quế chi Ma hoàng các bán thang, Quế chi nhị Ma hoàng nhất thang, Quế chi nhị Việt tì nhất thang đều dùng Quế chi thang là chủ phương, như vậy vừa có thể phát hãn, lại có thể tư dưỡng chính khí.
Quế chi Ma hoàng các bán thang trên thực tế chính là thang Quế chi gia Ma hoàng, Hạnh nhân, bất quá chỉ là phân lượng nhỏ, căn cứ tễ lượng trên y thư, “Quế chi nhất lạng thập lục thù, cam thược khương ma nhất lạng cụ, hạnh trập tứ mai táo tứ lạp, diện trình nhiệt sắc dưỡng quân khu”. Là hai phương hợp thành một, biến chế thang thuốc lớn thành thang thuốc nhỏ, mà mục đích chính là để cho thuốc không quá mạnh so với bệnh. Đó chính là phép tiểu hãn, cũng là phép phát hãn kết hợp giữa Quế chi và Ma hoàng.