Điều 121 đến điều 125 (C129-C133)
121 太阳病吐之,但太阳病当恶寒,今反不恶寒,不欲近衣,此为吐之内烦也。C129
121 Thái dương bệnh thổ chi, đãn Thái dương bệnh đương ố hàn, kim phản bất ố hàn, bất dục cận y, thử vi thổ chi nội phiền dã. C129
Điều này tiếp nối điều trên, giảng về Thái dương bệnh sau khi ngộ thổ (dùng nhầm thổ pháp) xuất hiện hội chứng táo nhiệt của dương minh vị bất hoà.
Thái dương bệnh đã ngộ thổ, thổ đúng là ngộ thổ (vì Thái dương bệnh phải dùng hãn pháp). Đương nhiên Thái dương bệnh đang sợ lạnh, “kim phản bất ố hàn” (今反不恶寒)Bây giờ lại không sợ lạnh, sau khi thổ bệnh nhân không còn sợ lạnh, không sợ lạnh là biểu tà đã được giải trừ.
Biểu tà đã giải thì bệnh đã hoàn toàn khỏi chưa? Chưa khỏi. Không muốn mặc nhiều quần áo, chính là biểu hiện của sợ nóng, bệnh nhân không những không sợ lạnh, ngược lại còn sợ nóng. Đây là biểu hiện của lý nhiệt (nóng ở trong), vì “thổ chi nội phiền dã” (吐之内烦也), là sau khi thổ, tân dịch trong vị (dạ dày) bị tổn thương, vị khô táo sẽ phát sinh nội phiền, đây chính là dương minh đã có vấn đề.
Điều này và điều C71 “Phát hãn hậu, ố hàn giả, hư cố dã; Bất ố hàn, đãn nhiệt giả, thực dã. Đương hoà vị khí, dữ Điều vị thừa khí thang”
(发汗后,恶寒者,虚故也;不恶寒,但热者,实也。当和胃气,与调胃承气汤)Sau khi phát hãn, ghét lạnh, là hư chứng; Không ghét lạnh, là thực chứng, nên hoà vị khí với thang Điều vị thừa khí, hai điều này có điểm chung.
Sự tình chính là mọi việc đều phân thành hai, “phát hãn hậu, ố hàn giả, hư cố dã”, sau khi phát hãn có hư, có dương hư; “Dã hữu, bất ố hàn, đãn nhiệt giả, thực dã” (也有‚不恶寒,但热者,实也) Cũng có, không sợ lạnh, nhưng nóng, là thực chứng, thuộc về vị táo nhiệt thành thực chứng. Vì thế chứng thổ này cũng có hai phương diện. Chứng thổ của điều C128 là vị hàn (dạ dày bị lạnh). Vị hàn cũng có giả tượng, giả nhiệt, thích ăn thực phẩm mát lạnh. Nhưng sau khi ăn, buổi sáng ăn thì đến tối thổ ra. Đây là biểu hiện của vị yếu nhược, vị yếu nhược đã thành nhiệt. Biểu tà giải rồi, cũng giống như thế, thổ có tác dụng giải biểu. Nhưng sau khi thổ thì vị dịch bị tổn hại, vị dịch bị khô, người bệnh này không muốn mặc nhiều quần áo, anh ta sợ nóng. Vì thế gọi biểu hiện này là nội phiền, nội là chỉ về kinh dương minh, dương minh vị khí đã khô nóng (táo nhiệt). Đây là một loại phiền nhiệt, không phải hư chứng, trên danh tự cũng là đồng dạng. Có được dùng Điều vị thừa khí để hoà vị khí không, có thể dùng. Vì thế, điều 128 và điều 129 chính là hai điều tương phản, một là hư hàn, một là nhiệt.
122 病人脉数,数为热,当消谷引食,而反吐者,此以发汗,令阳气微,隔气虚,脉乃数也。数为客热,不能消谷,以胃中虚冷,故吐也。C130
122 Bệnh nhân mạch sác, sác vi nhiệt, đương tiêu cốc dẫn thực, nhi phản thổ giả, thử dĩ phát hãn, lịnh dương khí vi, cách khí hư, mạch nãi sác dã. Sác vi khách nhiệt, bất năng tiêu cốc, dĩ vị trung hư lãnh, cố thổ dã. C130
Điều này là tổng kết, giải thích bệnh cơ sáng ăn chiều thổ, mạch sác.
“Bệnh nhân mạch sác, sác vi nhiệt”(病人脉数,数为热),bệnh nhân mạch sác, mạch sác là nhiệt, nhiệt có thể thay đổi biến hoá vật, “đương tiêu cốc dẫn thực”(当消谷引食), có thể tiêu hoá ngũ côc, dẫn là tiến, Có thể uống thực phẩm và ăn nhiều hơn, nhưng hiện tại, “nhi phản thổ giả” (而反吐者)mà lại ẩu thổ, tại sao lại thổ? “Thử dĩ phát hãn, lịnh dương khí vi” (此以发汗,令阳气微。) Là do sau khi phát hãn “dương khí vi, cách khí hư”(阳气微,膈气虚) , cách bao gồm lồng ngực và hoành cách mô, vị quản (khoang dạ dày) nên dương khí suy vi, khí của hoành cách mô đã hư tổn thì thấy mạch sác, đây là mạch sác sau khi dương khí hư.
Mạch sác ở đây không phải là thực nhiệt. mà chính là một hiện tượng của hư chứng. Chính khí đã hư tổn, có khi cũng xuất hiện mạch sác, mạch đập nhanh. Loại mạch sác này thường là có các đặc điểm là mạch tế mà sác, mạch vi mà sác, mạch sác vô lực , không phải mạch sác hữu lực, và đều là mạch sác mà vô lực, mạch “sác” ở đây là hiện tượng giả nhiệt, sản sinh theo tiền đề dương khí vi, (hung) cách khí suy. Nhiệt này không thực sự là nhiệt, chính là khách nhiệt, khách nhiệt chính là giả nhiệt, không có khả năng tiêu hoá ngũ cốc. Vì thế “vị trung hư lãnh, cố thổ dã” (胃中虚冷,故吐也), bản chất chính là trong dạ dày hư lãnh (hư yếu và lạnh). Vì thế nên phát sinh ẩu thổ.
Mặc dù điều này đề cập đến việc đổ mồ hôi, “Thử dĩ phát hãn, lịnh dương khí vi, cách khí hư” (此以发汗,令阳气微,膈气虚) phát hãn khiến dương khí suy vi, khí của hung cách hư tổn, sau khi ngộ thổ dương khí của vị đã hư, mạch lúc này cũng thấy sác.
Đây là bệnh có tính chất hư tổn, tâm tạng đã hư, đã hư rồi đúng ra tim phải đập chậm, nhưng có lúc nhịp đập lại nhanh; Vị đã bị hư tổn, có lúc mạch đập cũng nhanh. loại mạch nay không có kình lực. Vì thế Trương trọng Cảnh là người đầu tiên cho rằng mạch tế sác ở quan thượng là mạch vô lực, tế mà có lực sao? Mạch tế sác vô lực. Khách nhiệt là giả nhiệt, nó không phải là nhiệt chân chính, vì thế không thể tiêu hoá ngũ cốc, trên thực tế đây là vị hàn (dạ dày lạnh).
123 太阳病,过经十余日,心下温温欲吐,而胸中痛,大便反溏,腹微满,郁郁微烦。先此时,自极吐下者,与调胃承气汤。若不尔者,不可与。但欲呕,胸中痛,微溏者,此非柴胡证,以呕故知极吐下也。C131
123 Thái dương bệnh, quá kinh thập dư nhật, tâm hạ ôn ôn dục thổ, nhi hung trung thống, đại tiện phản đường, phúc vi mãn, uất uất vi phiền. Tiên thử thời, tự cực thổ hạ giả, dữ Điều vị thừa khí thang. Nhược bất nhĩ giả, bất khả dữ. Đãn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả, thử phi sài hồ chứng, dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dã. C131
Điều này giảng về chứng trạng và điều trị Thái dương bệnh quá kinh truyền biến dẫn đến biến chứng do ngộ thổ hạ (dùng nhầm phép thổ hạ), và giám định phân biệt với chứng Tiểu sài hồ thang. Đoạn văn này sẽ phân thành 3 đoạn nhỏ để giải thích.
Đoạn thứ nhất miêu tả bệnh tà của Thái dương truyền vào bên trong (lý), đoạn thứ hai phản ảnh một số biểu hiện khi thổ hạ mạnh (cực độ), đoạn thứ ba là bệnh này có nhiều điểm tương tự như Thiếu dương chứng, nhưng không phải Thiếu dương chứng, vì thế không thể dùng thang Sài hồ. Nhưng điều này không dễ giải thích, nhiều nhà chú giải đều công nhận như vậy. Tiền Thiên Lai giải thích khá tốt điều này trong 《Thương hàn tố nguyên tập》các bạn có thể xem qua sách này.
Thái dương bệnh đã qua hơn mười ngày, chính là biểu chứng đã ngừng, đã đi qua kinh Thái dương, truyền đến kinh khác. Xuất hiện tâm hạ uẩn uẩn (uẩn: giận) (ôn giống uẩn) có chứng trạng muốn thổ, uẩn uẩn, là diện mạo hối hận, là tâm lý phiền loạn. Đầu tiên truyền đến đâu? Vì lồng ngực là phần của Thái dương, ở gần Thái dương, nên vị trí tà khí nhập lý đầu tiên là lồng ngực. Tà khí ở lồng ngực sẽ ảnh hưởng cơ thể, xuất hiện tâm lý phát phiền, hoảng hốt, như là một triệu chứng khi buồn nôn. Đồng thời tà khí khiến lồng ngực không thuận lợi, lồng ngực cũng bị đau.
“腹微满,郁郁微烦” (Phúc vi mãn, uất uất vi phiền) Bụng trướng nhẹ, bực bội khó chịu, tà khí vào trong, khí bên trong bất hoà, cho nên xuất hiện bụng trướng nhẹ, còn u ám khó chịu, đây là hiện tượng nhiệt. Nếu như đã kết lại thành thực chứng thì phân sẽ khô. Tuy bụng hơi trướng đầy, khó chịu, chỉ là nhiệt tà ngưng kết, nhưng phân lại nát, đúng là thực tế phân lại lỏng mà không khô, vậy điều này phản ảnh vấn đề gì? Vấn đề ở đây là tà khí chưa luyện kết lại thành thực chứng, chưa đến mức độ dương minh vị gia thực (thực chứng ở dạ dày và ruột). Và như vậy, không cần dùng đến thang Điều vị thừa khí.
Đoạn thứ hai, “nhược bất nhĩ giả” (若不尔者) nếu không như thế, tức là không phát hiện chứng hình nêu trên (loại hình chứng trạng) có liên quan đến bệnh tà Thái dương nhập lý, lúc này bệnh nhân sẽ nôn dữ dội, vì trước khi có bệnh chứng này đã dùng phép thổ hạ, phép thổ hạ có nhẹ có nặng, chữ”cực” này nên giảng là từ “tận”, cái thứ muốn nôn đến tột cùng tức là không dùng phép thổ thông thường, ngược lại còn rất mạnh. Như thế, bệnh nhân này vị khí đã thụ thương. Không những vị khí thụ thương, quan trọng hơn nữa là tân dịch trong vị (dạ dày) cũng đã bị tổn hại, dẫn đến tâm hạ có cảm giác buồn nôn, nhưng phân lại còn nát. Đúng là trong vị có nhiệt, phân lại còn nát. Trong vị dù nhiệt nhưng không thành táo nhiệt, tà khí thừa hư nhập lý, có thể xuất hiện đau trong ngực, cũng có thể xuất hiện bụng trướng đầy nhẹ. Vị khí bất hoà, tân dịch trong vị bị hư tổn, tân dịch không thể điều tiết vị khí, vị khí bị táo (khô táo), có lúc buồn bực phiền muộn. Như vậy phải làm gì? Khác với thực tà truyền nhập của Thái dương, chứng trạng có thể có điểm tương đồng, nhưng bản chất bất đồng, một là chưa thổ ra, là tà truyền nhập; Một là đã thổ ra. Phải làm thế nào? Trương Trọng Cảnh nói “与调胃承气汤” (Dữ điều vị thừa khí thang). Cho bệnh nhân uống một chút thang Điều vị thừa khí, uống ít một, thang Điều vị thừa khí chính là điều hoà vị, không phải là thang tả hạ phân khô cứng. Cho bệnh nhân uống một chút thang Điều vị thừa khí, điều hoà vị khí, để giải quyết chứng buồn bực phiền muộn, muốn nôn ở tâm hạ (vị). “Nhược bất nhĩ giả, bất khả dữ” (若不尔者,不可与) nếu không như thế, thì không dùng (Điều vị thừa khí) , là nói về phần phía trên khi chưa nôn hạ thì không cần dùng thang Điều vị thừa khí. Đây chính là ý nghĩa của đoạn thứ hai.
Đoạn thứ ba, “Đãn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả, thử phi Sài hồ chứng, dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dã” (但欲呕, 胸中痛,微溏者,此非柴胡证,以呕故知极吐下也) Đây là đoạn văn do Trương Trọng Cảnh tự ghi lại. Phần trên là hai phương diện, một là bệnh tà của Thái dương truyền nhập, hai là sau khi ẩu thổ tạo thành, cuối cùng nói, “Đãn dục ẩu, hung trung thống, vi đường giả” (但欲呕, 胸中痛,微溏者), là tổng hợp các hội chứng ở phần trước, cho biết người này luôn nghĩ đến việc nôn mửa, ngực vẫn đau và phân vẫn hơi lỏng, khá giống với hội chứng buồn nôn và nôn mửa của Sài hồ thang chứng ở bệnh Thiếu Dương, “Thử phi Sài hồ chứng”(此非柴胡证) nhưng đó không phải là Sài hồ chứng. Từ Thái dương truyền vào cũng được, từ sau khi ẩu thổ cũng được, nếu không phải Sài hồ chứng thì không được dùng thang Tiểu sài hồ. Thang Tiểu sài hồ không thể giải quyết vấn đề này, vì tà khí không truyền đến kinh Thiếu dương dưới cạnh sườn, mà chính là ở lồng ngực và bụng.
Bên dưới “Dĩ ẩu cố tri cực thổ hạ dã” (以呕故知极吐下也) Do ẩu thổ mà biết là nôn nhiều, đồng thời vì có chứng ẩu thổ mà biết vị khí thụ thương. Bởi vì sau khi ẩu thổ nhiều thì vị khí thụ thương; Hoặc là bệnh tà của Thái dương truyền vào, vị khí bị thương. Nếu như vị khí thụ thương do ngộ thổ ngộ hạ, từ đó suy ra, biết bệnh nhân này đã thổ hạ nhiều, trước đây đã thổ tệ hại, đã tả hạ nghiêm trọng, vị khí đã thụ thương, tạo thành chứng trạng ẩu thổ do vị khí bất hoà.
Điều này được phân thành 3 đoạn để giải thích, một là bệnh tà của Thái dương truyền nhập vào, hai là ngộ trị (điều trị nhầm), thổ hạ quá mạnh, dẫn đến một số tình huống tà khí truyền vào trong, vị khí bất hoà do ngộ thổ ngộ hạ có thể dùng thang Điều vị thừa khí. Bệnh tà quá kinh của Thái dương truyền vào trong thì không sử dụng thang Điều vị thừa khí. Đồng thời cũng không cần uống thang Tiểu sài hồ. Chứng ngộ thổ này, cũng chính là kết hợp với phần trên. Ngộ thổ, chính là cực thổ, nghiêm trọng hơn một chút so với chứng thổ bình thường.
124 太阳病六七日,表证仍在,脉微而沉,反不结胸,其人发狂者,以热在下焦,少腹当硬满,小便自利者,下血乃愈,所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也。抵当汤主之。C132
124 Thái dương lục thất nhật, biểu chứng nhưng tại, mạch vi nhi trầm, phản bất kết hung, kỳ nhân phát cuồng giả, dĩ nhiệt tại hạ tiêu, thiểu phúc đương ngạnh mãn, tiểu tiện tự lợi giả, hạ huyết nãi dũ, sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lý cố dã. Để đương thang chủ chi. C132
Phương thang Để đương
Đại hoàng tam lạng Để đương thang
Lý chỉ nhâm xung bất chỉ quang
Manh điệt Đào nhân các tam thập
Công kỳ huyết hạ định kỳ cuồng
Thuỷ điệt 30 con, nấu Manh trùng 30 con, nấu bỏ chân cánh Đào nhân 20 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn Đại hoàng 3 lạng, tẩm rượu
4 vị trên tán mạt vụn, dùng 5 thăng nước, nấu còn 3 thăng, bỏ bã uống ấm 1 thăng, nếu không hạ uống tiếp.
125 太阳病,身黄脉沉结,少腹硬,小便不利者,为无血也;小便自利,其人如狂者,血证谛也,抵当汤主之。C133
125 Thái dương bệnh, thân hoàng mạch trầm kết, thiểu phúc ngạnh, tiểu tiện bất lợi giả, vi vô huyết dã; Tiểu tiện tự lợi, kỳ nhân như cuồng giả, huyết chứng đế dã, Để đương thang chủ chi. C133
Hai tiết này thảo luận về biện chứng luận trị chứng súc huyết (ứ huyết tích tụ) nặng và giám định phân biệt với chứng thấp nhiệt phát hoàng (vàng da).
Đây là bút pháp đâu đầu thời nhà Hán. “Sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lý cố dã” (所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也), đây là một câu trong ngoặc, một câu do Trương Trọng Cảnh ghi lại. Đây là nguồn gốc của bệnh “Thái dương bệnh lục thất nhật” (太阳病六七日) lúc này biểu chứng vẫn tồn tại, biểu chứng còn , tại sao mạch vi mà trầm, lại không kết hung? Kết nối này có vẻ đột ngột, theo nhận định của những người nổi tiếng trong quá khứ, thì ở chỗ này phải có một quá trình ngộ hạ, bên dưới “Phản bất kết hung” (反不结胸) lại không kết hung, kết nối với bên trên. Bởi vì “Bệnh phát vu dương, nhi phản hạ chi, nhiệt nhập nhân tác kết hung” (病发于阳,而反下之,热入因作结胸). Bệnh phát Thái dương biểu, nếu lại tả hạ, thường hình thành thuỷ và nhiệt kết lại với nhau thành chứng kết hung, hiện tại ngược lại không kết hung, tà khí tuy đã từ biểu nhập lý, nhưng chính là chúng không kết lại thành chứng kết hung. Vậy thì đã biến thành bệnh gì? Điều này tiếp tục ở hạ tiêu, nói rằng “Mạch vi nhi trầm” (脉微而沉) là mạch không phù, từ mạch phù biến thành mạch trầm, mạch trầm chủ bệnh ở lý, như vậy bệnh đã ở bên trong.
“Kỳ nhân phát cuồng” (其人发狂者)bệnh nhân đã phát cuồng, là không kiềm chế, tinh thần hưng phấn. Những hành động la hét, đánh người, phá phách, bỏ chạy, hú hét, không biết thân sơ, những hành động này gọi là phát cuồng.
Nhiệt kết ở hạ tiêu, chính là biểu tà của Thái dương với nhiệt truyền nhập uất kết với nhau ở hạ tiêu, vì thế bụng dưới ngạnh mãn là bụng dưới cứng và trướng đầy.
Làm sao để biết bụng bệnh nhân cứng? Thày thuốc phải dùng tay khám bụng, đầy bụng là trướng đầy, như thế nào là tâm hạ mãn, đau bụng, đau cứng bụng dưới, tất cả đều phải dùng tay khám bụng. Tìm hiểu tính chất của trướng đầy, cơ bụng mềm hay cứng, thích ấn nắn hay không thích ấn nắn. Bụng dưới cứng đầy, mạch trầm, phát cuồng, đây là vấn đề thực chứng ở hạ tiêu, không phải là vấn đề của hư chứng. Thực chứng của hạ tiêu không ngoài hai loại, một là ngưng kết của thuỷ, hai là sự ngưng kết của huyết. Lúc này cần chẩn đoán phân biệt. “Tiểu tiện tự lợi giả” (小便自利者), nếu tiểu tiện không có vấn đề, chứng đầy cứng bụng dưới này không do súc thuỷ, mà là do ngưng tụ của huyết.
“Hạ huyết nãi dũ” (下血乃愈), phải dùng thuốc công hạ tụ huyết thì bệnh sẽ khỏi. Trường hợp này không thể dùng thang Đào hạch thừa khí. Chứng trạng chủ yếu của thang Đào hạch thừa khí là bụng dưới ngưng kết cấp tính, huyết tự hạ, sau khi hạ sẽ khỏi bệnh, và còn có cơ hội tự giải. Vì nhiệt và huyết kết lại với nhau, nhiệt nhiều hơn huyết, tuy bụng dưới trướng kết, rất khó chịu, nhưng thế bệnh còn nhẹ chưa kiên cố vững chắc (thâm căn cố đế), nên không hình thành như mô tả ở điều này.
Bụng dưới đang cứng đầy, bụng dưới vừa cứng lại trướng đầy, cứng biểu hiện điều gì? Chính là có vật. Là đã hình thành ứ huyết, đã ngưng kết, nếu không dùng phép hạ thì không thể giải quyết bệnh.
Để đương thang chứng chủ yếu là trục huyết, Đào hạch thừa khí thang chủ yếu là trục (đuổi) nhiệt, cả hai nặng nhẹ khác nhau. Điểm giám định phân biệt hai phương này trên lâm sàng chính là: Nhiệt nặng, nhiệt kết với huyết mà nghiêng nặng về nhiệt thì dùng thang Đào hạch thừa khí; Nhiệt kết với huyết mà nghiêng nặng về ứ huyết, bụng dưới cứng đầy, bệnh nhân như phát cuồng thì dùng thang Để đương. “Sở dĩ nhiên giả, dĩ Thái dương tuỳ kinh, ứ nhiệt tại lý cố dã”( 所以然者,以太阳随经,瘀热在里故也) Sở dĩ như vậy là do bệnh tà Thái dương theo kinh, hình thành ứ nhiệt bên trong. “Sở dĩ nhiên giả” (所以然者)Mặc dù là vậy, cũng cần biết tại sao như vậy, nguyên nhân của bệnh là gì? Tại sao mạch lại trầm, bụng dưới cứng đầy, bệnh nhân như cuồng? Biết là như vậy, nhưng cũng cần biết tại sao như vậy. Nguyên nhân của bệnh chính là do nhiệt của Thái dương theo kinh nhập lý, nhiệt kết với huyết, là nguyên do ứ nhiệt ở hạ tiêu. Vì thế, chính Trương Trọng Cảnh nói về kinh, một số người không thừa nhận kinh (mạch), làm sao có thể không thừa nhận kinh, điều đó là không thể.
Tiết 133 đã bổ sung một vấn đề, là ứ huyết còn làm cho thân thể có sắc vàng. Mạch gì? Ở trên mạch trầm mà vi, mạch ở đây trầm mà kết, mạch kết là mạch đang đập có lúc ngừng lại, mạch trầm kết là loại mạch biểu hiện của khí huyết ngưng trệ không thuận lợi.
Thân thể hiện ra sắc vàng có hai khả năng, một là do thấp nhiệt gây ra, hai là do ứ huyết. Hai loại này đều có thể xuất hiện chứng trạng bụng dưới bị cứng, mà điểm phân biệt của chứng vàng da do thấp nhiệt ngưng kết là tiểu tiện không thuận lợi, Thành Vô Kỷ chủ trương dùng thang Nhân trần hao, các y gia sau này chủ trương dùng Nhân trần ngũ linh tán. Cả hai đều có thể dùng được. Tiểu tiện bất lợi, bụng dưới cứng, thanh lợi thấp nhiệt, chứng vàng da sẽ giảm. Nếu tiểu tiện tự lợi, còn có thêm chứng trạng như cuồng, theo ý của Kha Cầm, chữ như trong như cuồng, không được coi như một từ xác định, nên đừng nghĩ nó thực sự là cuồng, nó chỉ có nghĩa giống như cuồng mà không phải cuồng.
Tiểu tiện tự lợi thì không thuộc thấp nhiệt, chỉ cần loại trừ hội chứng Nhân trần hao thang, Nhân trần ngũ linh tán. Như thế điều duy nhất còn lại là nhiệt với ứ huyết, nhiệt với huyết kết lại. Đồng thời chứng thấp nhiệt gây vàng da chỉ có thể làm cho bệnh nhân bực bội phát phiền, không thể gây chứng phát cuồng. Vì thế khi nói tiểu tiện tự lợi, người này như phát cuồng, lúc này, chính xác là huyết chứng, đó là sự thực không sai, là hiện thực tồn tại thuộc về huyết chứng và không là gì khác.
Cần phải làm gì? Nên dùng thang Để đương để điều trị bệnh, chứng vàng da do ứ huyết khác với chứng vàng da do thấp nhiệt, vàng da do ứ huyết có màu vàng tối, ảm đạm, không tươi. Chứng vàng da do thấp nhiệt là dương hoàng, thân thể có sắc vàng của quả quất, có màu vàng sáng.
Người xưa không không mô tả quá nhiều về bệnh cơ của chứng vàng da do ứ huyết. Tại sao ứ huyết lại gây vàng da? Không thể nói chính xác như y học hiện đại, nhưng dù sao cũng biết bệnh nhân ứ huyết xuất hiện chứng hoàng đản (vàng da), không cần dùng thang Nhân trần hao, thang Chi tử bá bì, chúng đều vô hiệu, nên hạ ứ huyết, khi ứ huyết đã hạ, chứng cuồng cũng hết, bụng dưới không cứng, chứng vàng da cũng thoái lui.
Phương thang này gọi là thang Để đương, có rất nhiều phương pháp giải thích, tại sao lại gọi là Để đương? Có y gia cho rằng huyết ứ ở hạ tiêu như vậy, không có nhiều vị thuốc có thể điều trị, duy chỉ có Thủy điệt, Đại hoàng, Đào nhân, Manh trùng là những vị thuốc có thể ngăn chặn bệnh. Cũng có những y gia phản đối ý kiến này, họ cho rằng như vậy là không đúng, họ đề ra các phương như Thập táo thang, Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, tác dụng cũng khá mạnh, có thể so sánh với lực tiết thủy không? Tại sao họ không gọi là Để đương thang, họ gọi là Thập táo thang. Đại hãm hung thang, Đại hoàng phối Cam toại sức mạnh cũng không kém, tại sao không gọi là Để đương thang mà gọi là Đại hãm hung thang. Cuối cùng tại sao Trương Trọng Cảnh lại gọi phương này là Để đương thang? Nghiên cứu văn bản, nghiên cứu nhiều lần, thấy rằng vị Thủy điệt, Đào Hoằng Cảnh gọi nó là Chí chưởng, nó còn được gọi là Chí đáng. Vì Thủy điệt chính là vị Chí đáng, chí cũng chính là để, vì thế gọi là Điệt đáng thang, trong thang này vị Thủy điệt là chủ dược, vì thế có y gia lại goi nó là Điệt đáng thang, hiện nay nếu nói là Điệt đáng thang thì ít người biết, mọi người do tập quán đều gọi là Để đương thang.
Bài thuốc này rất có công dụng, bài thuốc cổ phương thông kinh hoạt huyết hóa ứ, phá huyết giải ứ có thể nói là tuyệt phẩm, quan trọng hơn là có sử dụng một số vị thuốc sinh học.
Các vị thuốc sinh vật đều không phải là thuốc thực vật, như Thủy điệt, Manh trùng, là những vị thuốc sinh vật (gốc động vật). Lực phá huyết của chúng rất mạnh, mạnh hơn rất nhiều so với các vị thuốc như Đào nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật. Ở đây cũng có một điển cố nhỏ là Thủy điệt được phát hiện khá sớm, theo “Tân tự” của Lưu Hướng, có một người tên là Chu Huệ Vương đã ăn món rau trộn, món rau trộn này không sạch sẽ. Trong món rau trộn có thủy điệt nó cong người rồi duỗi ra bò trong món rau trộn, người đông bắc gọi nó là con đỉa. Vua Chu Huệ thấy trong thức ăn có một con đỉa, nếu công khai chuyện này thì người đầu bếp, sẽ bị giết. Vì vậy, ông ta cảm thấy không thể chịu nổi, ông ta còn ăn cả đỉa cùng rau. Sau khi ăn xong, nhà vua không nói gì, đến khi trời tối, vua Chu Huệ muốn đi đại tiện và bài xuất con đỉa ra ngoài.Vua Chu Huệ có bệnh đã lâu, là bệnh trong tâm phúc tức là đau dạ dày, sau khi đi tiêu ra con đỉa thì khỏi bệnh. Theo Vương Xung viết trong “Luận hành” cho rằng con đỉa thích máu, bệnh của Chu Hồi l;à bệnh do ứ huyết huyết ứ nên khi con đỉa hút máu, bệnh tích huyết chữa khỏi. Sau khi ăn đỉa mà có thể trị được bệnh, đó là chứng ứ huyết. Từ ghi chép này, người xưa đã biết đỉa có thể hoạt huyết, khử ứ huyết.
Vị thuốc Thủy điệt có vị mặn nhẹ, vị mặn có tác dụng phá huyết. Manh trùng có vị đắng, vị khổ mà phá huyết, mặn đắng phối hợp để hoạt huyết trục ứ, lại gia thêm Đại hoàng, Đào nhân, Đại hoàng có thể gột rửa, thay cũ đổi mới phá huyết kết, vị Đào nhân hoạt lợi, có thể hành huyết khứ ứ trệ. 4 vị thuốc hợp lại có tác dụng phá huyết trục ứ rất mạnh. Khi dùng Thủy điệt phải chú ý đến vấn đề này.
Thủy điệt 30 con, sao. Manh trùng 30 con cũng sao, bỏ chân, bỏ gai. Đây là thành phần của phương thang. Dùng 5 thăng nước, sắc còn 3 thăng, bỏ bã uống ấm 1 thăng. “bất hạ tái phục” (不下再服) có ý là sau khi uống mà đi tả thì không cần uống nữa. Căn cứ theo đoạn văn này, nói về hiệu quả lâm sàng của phương thang này.
Để đương thang là phương thuốc cổ, truyền lại từ thời hậu Hán. Cổ vi kim dụng, hiện tại phương thang này rất thường được sử dụng trên lâm sàng, điều trị rất nhiều bệnh do ứ tích, đồng thời còn có thể điều trị các bệnh đặc biệt, khiến cho mọi người kinh ngạc.
Phần dưới, người viết sẽ giới thiệu 2 trường hợp bệnh. Có một bệnh nhân họ Ngụy, người Hà nam, nữ, 30 tuổi, năm 1969 bị bệnh tâm thần phân liệt, không thể ở nhà, phải nhập viện. Bệnh viện dùng trị pháp điện và Di đảo tố (insulin), bệnh biến chuyển tốt. Nhưng không hoàn toàn khỏi bệnh, sau khi xuất viện, có cảm giác như da đầu bị căng ra như có một lớp bằng sắt. Đây là một chứng trạng đặc thù, thêm nữa lại hay quên, trí nhớ kém. Nghe thấy, nhìn thấy nhưng quên ngay. Biểu hiện của bệnh nhân là hai mắt đờ đẫn, tinh thần hờ hững, chu kỳ kinh nguyệt còn chuẩn xác, 28 ngày, nhưng khi hành kinh bệnh nhân đau bụng, mạch trầm hoạt, rêu lưỡi nhờn, sắc lưỡi hơi tối. ⸨Nội kinh⸩ viết: “Ứ huyết tại hạ sử nhân phát cuồng; Ứ huyết tại thượng sử nhân kiện vong” (ứ huyết ở dưới làm cho bệnh nhân phát cuồng; Ứ huyết ở trên làm cho bệnh nhân hay quên). Đồng thời bệnh nhân đau bụng khi hành kinh, mạch trầm hoạt, Lý Tần Hồ viết “Hoạt mạch vi nguyên dương khí suy, đàm sinh bách bệnh thực sinh tai. Thượng vi thổ nghịch hạ súc huyết, nữ mạch điều thời định hữu thai” (滑脉为阳元气衰,痰生百病食生灾。上为吐逆下蓄血,女脉调时定有胎。)(Mạch hoạt chủ về các chứng như khí nguyên dương suy yếu, ứ huyết gây cuồng, chủ về đàm, thực, thổ nghịch, súc huyết và là mạch có thai), căn cứ theo những tình huống vừa nêu, người viết cho rằng bệnh nhân có ứ huyết. Liền dùng Đại hoàng 3 chỉ, Đào nhân 4 chỉ, Thủy điệt 2 chỉ (sao), Manh trùng 2 chỉ (sao), còn có Bán hạ, Sài hồ, phối Sài hồ, Bán hạ để thư can trừ đàm. Sau khi uống 2 thang bệnh nhân đi tả nhẹ, đi tả không quá tệ hại, giống như có biến chuyển tốt, nhưng không rõ rệt, tả hạ cũng không quá mạnh. Sau đó, người viết chuyển phương, dùng phương bao gồm ý của thang Đào hạch thừa khí, có ý tứ của thang Quế chi phục linh hoàn, một phần có ý tứ của Thất tiếu tán, cả ba phương hợp lại. Chính là gồm các vị thuốc như Quế chi 2 chỉ, Đào nhân 4 chỉ, Đại hoàng 3 chỉ, Đan bì 3 chỉ, Phục linh 8 chỉ, Bồ hoàng 2 chỉ, Ngũ linh chi 2 chỉ, Xích thược 2 chỉ. Chủ yếu chính là hoạt huyết. Vì sao lại dùng đến 8 chỉ Phục linh, vì lưỡi của bệnh nhân có chất nhờn, đồng thời Phục linh có thể điều trị một số bệnh tâm thần, có thể lý khí an định tinh thần. Uống 2 thang có các vị thuốc kể trên, cộng với tác dụng có thể có của hai thang trước, (không nên chỉ xét đến tác dụng của 2 thang sau), bệnh nhân tả hạ ra phân lỏng rất hôi hám, sau khi tả hạ, chứng da đầu căng cứng như có lớp sắt được giải trừ, chứng hay quên giảm rất nhiều, lần sau gặp lại, thì thấy thần thái, sắc mặt của bệnh nhân so với lần trước như là hai người khác nhau.Hỏi bệnh nhân, bệnh nhân cho biết sau khí uống thuốc chứng hay quên biến chuyển rất tốt, tôi hỏi tiếp là tốt như thế nào? Bệnh nhân cho rằng chứng hay quên đa hồi phục được 7,8 phần 10. Lúc này bệnh nhân nói muốn về Hà nam, người viết liền cho bệnh nhân toa thuốc Đào nhân thừa khí gia Xương bồ, Uất kim.
Trường hợp thứ hai, cũng là một bệnh nhân nữ, họ Lưu, 37 tuổi, kể rằng hai năm trước sau khi sanh bị cảm mạo, xuất hiện đau mắt, đau con ngươi mắt, mất ngủ. Ngay từ đầu đã bị bệnh đau mắt, mất ngủ. Sau đó, vấn đề không chỉ là đau mắt, xuất hiện thị lực của bệnh nhân hạ thấp, bắt đầu từ mắt phải, từ 1.2 xuống còn 0.1, kiểm tra ở khoa mắt được chẩn đoán là viêm thị võng mạc loại hình trung tâm, tiến hành điều trị, có hiệu quả. Thị lực mắt bên phải khôi phục đến 1.0, mà mắt trái ngược lại từ 1.5 hạ xuống 0.01, là mắt trái không tốt. Kiễm tra đáy mắt, đáy mắt bị thủy thũng (phù nề).
Lúc này, bệnh nhân không đến khám bệnh ở phòng khám tây y, cô ta tìm đến một lão trung y, thày thuốc cho uống Thạch hộc dạ quang hoàn, sau khi uống, thị lực hạ thấp được khống chế, thị lực mắt trái thăng đến 0.08, thị lực mắt phải khôi phục đến 1.2. Nhưng lúc này lại xuất hiện một số chứng trạng, là đau ở sau lưng, bên phải bụng dưới cũng đau, khi đến kỳ hành kinh thì hai đùi tức trướng. Đồng thời tinh thần căng thẳng.
Bệnh nhân lục (6) mạch trầm huyền, trầm hoạt, chất lưỡi đỏ thẫm ảm đạm, cạnh lưỡi phía trên có ban ứ huyết, cạnh đầu lưỡi có ban ứ huyết màu lam to bằng hạt đậu, biện chứng chính là khí huyết ứ trệ, gây nhiễu loạn tạng tâm, vì thế tâm thần bị ứ trở mà nhiễu loạn, kinh sợ hay quên; Khí huyết ứ trệ, bất thông tắc thống, vì thế bệnh nhân xuất hiện một số chứng trạng như đau eo lưng, đau lưng, đau bụng, đùi tức trướng. Lúc này không suy xét đến vấn đề thị lực, vì mắt của chị ta đã tốt hơn so với trước; Vì thế đã cho bệnh nhân uống phương thang: Đào nhân 5 chỉ, Đại hoàng 3 chỉ, Đan bì 3 chỉ, Manh trùng 2 chỉ, sao Thủy điệt 2 chỉ, Bạch thược 2 chỉ, cũng chính là thang Để đương thang gia Bạch thược, Đan bì hai vị gia thêm để thông can. Bệnh nhân này lần thứ hai trở lại cho biết, sau khi uống thuốc khoảng 6,7 giờ, xuất hiện một cảm giác đặc thù là vùng đầu phía sau khiêu động, đồng thời xuất hiện cảm giác đau, vừa khiêu động lại vừa đau.
Ngoài ra lúc này bụng dưới cũng đau, bụng dưới đau không chịu nổi, đó là một cảm giác, đồng thời bệnh nhân đại tiện rất nhiều, nước tiểu có màu như máu, như máu lỏng (huyết trấp), từ đó về sau, bệnh nhân có cảm giác toàn thân rất thoải mái nhẹ nhàng, các loại đau đớn đều biến chuyển tốt, và điều ngạc nhiên hơn nữa là thị lực của bệnh nhân đã chuyển biến rất tốt. Trước đó không dùng thuốc điều trị thị lực cho bệnh nhân, nhưng uống vào thị lực lại tốt hơn, vì thế bệnh nhân rất vui, thấy bệnh nhân như vậy, cho nên lần thứ hai người viết không dám dùng Để đương thang, bệnh nhân đã đại tiện phân lỏng, nước tiểu có màu như máu, thì không dám dùng lại Để đương thang, lần thứ hai người viết dùng huyết phủ trục ứ thang gia Sung úy tử, Quyết minh tử để chiếu cố mắt của bệnh nhân. Sau khi uống hết 6 thang, bệnh nhân đến khoa mắt để kiểm tra, Vậy tại sao? Mắt chị cảm thấy rất tốt, chị sẽ tìm các chỉ số Tây y để xét nghiệm xem bệnh có đỡ không. Chỉ có những triệu chứng chủ quan không tốt, còn một số dấu hiệu khách quan. Khi cô ấy đến bệnh viện nơi cô ấy từng khám mắt, bác sĩ nhãn khoa biết cô ấy và nói với cô ấy rằng các vết rám ở vùng điểm vàng (hoàng ban khu) của bạn hiện đã nhẹ hơn và nhỏ hơn. Bác sĩ nhãn khoa cũng cảm thấy kỳ lạ, tại sao những vết rám lại đột nhiên mờ đi và nhỏ lại? Thị lực của cô ta khôi phục, biến chuyển tốt có quan hệ với những điều này, vì thế cô ta nhìn mọi vật rõ ràng hơn, thị lực biến chuyển rất tốt. Sau đó cô ta lại đến, đến để kể lại tình hình của bệnh, sau cùng người viết dùng Huyết phủ trục ứ thang gia vị Tề tào, Tề tào là một loại trùng, có tác dụng sáng mắt, gia thêm Thổ miết trùng, Kê huyết đằng, Sung úy tử, sau đó, bệnh nhân uống theo đơn thuốc này vài lần và khỏi bệnh. Trong đơn thuốc này, tôi có một thu hoạch ngoài mong đợi, đó là dù là Để đương thang hay Huyết phủ trục ứ thang đều có thể chữa được bệnh viêm mắt, chữa được bệnh thị võng mạc viêm võng mạc trung tâm, và đây thực sự cũng không phải là chuyện lạ, vì Nội kinh viết: “Cố nhân ngọa, huyết quy vu can” (故人卧,血归于肝)bệnh nhân nằm, máu về gan, can khai khiếu vu mục, mục đắc huyết nhi năng thị, thủ đắc huyết nhi năng nhiếp (can khai khiếu ra mắt, mắt có huyết có thể nhìn, tay có đầy đủ máu có thể cầm nắm) bệnh nhân này sau khi sanh bị cảm mạo có ứ huyết, ứ huyết không trừ khứ sẽ không sinh được máu mới,và ảnh hưởng đến mắt của bệnh nhân, vì thế, sau khi uống thuốc hoạt huyết hóa ứ, ứ huyết được giải quyết, khi ứ huyết được giải quyết thì huyết mới có thể nuôi mắt, can khai khiếu ra mắt, người viết cũng không biết hoàng ban khu là ở đâu, dù sao bệnh cũng đã tốt hơn, đây chính là một y án, mong cùng các vị tham khảo.