Điều 116 đến 120 (C122-C128)
116 微数之脉,慎不可灸,因火为邪,则为烦逆,追虚逐实,血散脉中,火气虽微,内攻有力,焦骨伤筋,血难复也。C122
Điều 116. Vi sác chi mạch, thận bất khả cứu, nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch, truy hư trục thực, huyết tán mạch trung, hoả khí tuy vi, nội công hữu lực, tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dã. C122
Điều này giảng về chứng hư nhiệt ngộ dụng (dùng nhầm) phép cứu mà gây ra biến chứng động huyết.
Các y gia hậu thế gọi điều này là tứ tự chân ngôn (Thần chú 4 ký tự)). “Vi sác chi mạch, thận bất khả cứu”, mạch sác chủ về nhiệt, “Sác mạch vi dương nhiệt khả tri, trực tướng quân tướng hoả lai y ” (数脉为阳热可知,直将君相火来医) Mạch sác là thuộc dương nhiệt… nhưng ở đây lại thấy mạch vi, là mạch sác mà vô lực, đây gọi là mạch vi sác. Loại mạch này chính là do hư nhiệt, và thường thuộc nội thương, chính khí không đầy đủ. Vì thế “thận bất khả cứu” (cẩn thận không được dùng phép cứu), câu này nhắc nhở người thày thuốc phải cẩn thận, không thể dùng phép cứu cho những bệnh nhân có mạch vi sác. Tại sao? Những người bệnh này nguyên là chính khí hư nhược, không có uất khí, chứng trạng phát sốt chính là vấn đề của tự thân âm dương bất hoà, không phải do ngoại tà. Dùng phép cứu là trợ dương, có thể động dương, bệnh đã là hư nhiệt, chính khí hư hoặc âm hư hữu nhiệt, lại sử dụng phép cứu, “nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch” (因火为邪,则为烦逆), dùng phép cứu chẳng những không trừ được bệnh, mà lại tạo thành một nhân tố gây bệnh (hoả tà). Phiền nghịch, ý của người viết không cần nói quá cụ thể, phiền là tâm phiền, nghịch là ẩu nghịch, là nói theo ý hẹp, ý của người viết là, “Nhân hoả vi tà, tắc vi phiền nghịch” phiền là có nghĩa là nhiệt, nghịch có nghĩa là hoả nghịch.
Vì hoả tà dẫn đến chứng hoả nghịch, cũng không nên giới hạn ở chứng trạng trên. Mà cần tìm hiểu “truy hư trục thực” (追虚逐实) truy hư chính là truy tìm diễn biến của hư chứng, trục thực là truy tìm diễn biến của thực chứng. Mạch vi sác vốn là mạch của hư chứng, nguyên bản thuộc âm hư hữu nhiệt, hiện tại dùng ngải hoả để cứu, là tăng thêm hư, làm cho âm phận càng hư thêm, truy trục có nghĩa là tăng thêm. Tuy là nhiệt chứng, nhưng nhiệt ở đây căn bản là hư nhiệt, không phải là thực nhiệt, nay lại dùng phép cứu là tăng thêm thực, hư nhiệt đã biến thành thực nhiệt. Ở đây nói lên hai vấn đề, một là tăng thêm hư, hai là tăng thêm thực, đây được gọi là, “nhân hoả vi tà” (因火为邪)do cứu sai nên hoả là bệnh tà. Theo cách này, tổn hại chính khí của bệnh nhân là rất nghiêm trọng, quả thật chính là “huyết tán mạch trung” (血散脉中), tán là tiêu tán, tiêu tan trong mạch, ở phần trên nói đến đại tiện hạ huyết, khác huyết (khạc ra máu), chính là nói đến xuất huyết, ở đây tuy không thấy xuất huyết, nhưng huyết đã bị tiêu tán trong mạch, huyết cũng chịu ảnh hưởng như đại tiện hạ huyết và khạc nhổ huyết như ở phần trên, cũng bị ảnh hưởng tương đương (như tiện huyết, thoá huyết), nên huyết cũng đã bị tổn thương.
Phần dưới nhấn mạnh “Nhân hoả vi tà”
( 因火为邪) vì hoả (do cứu) là hoả tà khiến mọi người chú ý đến vấn đề này.
“Hoả khí tuy vi, nội công hữu lực”( 火气虽微,内攻有力) có ý nói lực của hoả khi dùng phép cứu tuy nhỏ yếu, nhưng lực công phạt của nó đối với huyết dịch, âm khí, tân dịch trong cơ thể rất mạnh. Có thể đạt đến mức độ nào? “Tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dã” (焦骨伤筋,血难复也) Ở đây có điểm nói quá (khoa trương) khô xương, gân thụ thương. Tại sao như vậy? “huyết nan phục dã” (血难复也) huyết dịch khó khôi phục. Gân xương là tầng trong cùng của ngũ thể (gân, mạch, bì, nhục cốt) là kết cấu chủ yếu của hệ vận động, hoả tà gây tổn thương huyết dịch, huyết bị tiêu tán trong mạch, đương nhiên vì thế huyết không còn đầy đủ, huyết chủ về tưới nhuần chất dinh dưỡng, hiện tại huyết bị tiêu tán, tác dụng tưới nhuần chất dinh dưỡng không còn, vì thế nên gọi hoả này là “tiêu cốt thương cân”.
“Tiêu cốt thương cân” là một cách nói khoa trương, chính là có ý nói đây là một bệnh tệ hại, rất khó khôi phục. Văn pháp cổ đại có một câu 4 chữ, tức là có 4 từ trong một câu, trong bình mạch biện mạch lý, còn có mỗi câu 4 từ. Căn cứ theo khảo chứng của một số học giả. Cho rằng loại cổ văn 4 chữ một câu nguyên là lời thoại của Trương Trọng Cảnh, có nơi lại cho rằng của Vương Thúc Hoà biên tập, điều này vẫn còn tranh luận.
Như mọi người đều biết Trương Trọng Cảnh rất chú trọng đến việc bảo vệ dương khí, nhưng thật ra không tuyệt đối là như vậy, Trương Trọng Cảnh cũng rất coi trọng huyết dịch. Hãy xem trong tiết này, đối với việc coi trọng huyết dịch, đã nhắc nhở nhiều lần và nói về những nguy hại của nó “Hoả khí tuy vi, nội công hữu lực, tiêu cốt thương cân, huyết nan phục dã” Câu văn này rất hữu ích, do đó không được làm tổn thương âm, khi dùng thuốc không được gây tổn thương huyết dịch. Ý nghĩa này cần được phát huy, không chỉ có việc dùng ngải hoả gây tổn thương âm là vấn đề, dùng thuốc cũng như vậy, các vị thuốc táo nhiệt như Phụ tử, Can khương, Xuyên ô cũng có ý nghĩa có hoả, (khi sử dụng sai) cũng gây động huyết, tổn thương huyết dịch, chỉ khác là không thấy ra máu. Ba điều gồm có: Một là đại tiện hạ huyết, hai là khạc huyết, ba là huyết tiêu tán trong mạch. Loại thứ ba là loại tệ hại nhất, huyết tiêu tán trong mạch, là loại tổn thương huyết dịch cực kỳ nghiêm trọng.
116 脉浮,宜以汗解,用火灸之,邪无从出,因火而盛,病从腰以下必重而痹,名火逆也。C123
116 Mạch phù, nghi dĩ hãn giải, dụng hoả cứu chi, tà vô tòng xuất, nhân hoả nhi thịnh, bệnh tòng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí, danh hoả nghịch dã. C123
Điều này trình bày sự hình thành và biểu hiện lâm sàng của chứng hoả tí.
Mạch phù, là bệnh ở biểu. Bệnh ở biểu cần phải phát hãn để giải trừ biểu tà, “dụng hoả cứu chi”( 用火灸之) dùng lửa để cứu (hơ nóng), chính là điều trị sai lầm, “tà vô tòng xuất” (邪无从出)bệnh tà không theo xuất ra ngoài, vì cứu là hỗ trợ dương, vì thế tà không xuất ra được, chẳng những tà không xuất ra, mà dương khí càng mạnh hơn, “nhân hoả nhi thịnh” (因火而盛)vì hoả mạnh, nên biểu tà che phủ (uất bế) dương khí. Một là không xuất hãn, hai là biểu dương thịnh, dương thịnh sẽ không truyền xuống dưới, vì sao không thể hạ đạt (truyền xuống dưới), vì dương khí đều ở trên, bên trên là dương, bên dưới là âm. Dương quá nhiều che lấp ở trên (ủng thịnh), bên dưới không được dương khí sưởi ấm, như vậy “bệnh tòng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí” (病从腰以下必重而痹), là từ eo lưng trở xuống, tứ chi trầm trọng mà tí, tí nghĩa là tê liệt mất cảm giác.
Tiết này phù hợp với tiết C116, “cố kỳ hãn, tòng yêu dĩ hạ bất đắc hãn” (từ eo trở xuống không xuất hãn) vì sao tiểu tiện không tự chủ, tiểu tiện bất lợi, chân sợ gió, các chứng trạng này cần liên kết lại để xem xét, chính là chúng có ý nghĩa tương đồng. Dương khí ủng thịnh ở bên trên, không thể truyền xuống dưới, hình thành âm dương không thể cấu thông (nối liền) âm dương trên dưới không thể nối tiếp nhau, bên dưới không được dương khí ôn thông, sưởi ấm, vì thế nên “tất trọng nhi tí”(nặng nề tê liệt).
Điều bên trên nói về huyết, điều này nói về khí, dương thuộc khí, dương khí ủng thịnh ở trên, cơ chế bệnh là không thể truyền xuống dưới. Chẳng những dụng hoả trị liệu dẫn đến như vậy mà dùng thuốc trợ dương cũng sẽ xuất hiện vấn đề này. Người viết có dịp thăm khám cho một bệnh nhân nam, bị bệnh liệt dương, thày thuốc trước đó cho rằng dương nuy là dương hư, vì thế trị liệu chủ yếu là trợ dương, dùng các vị thuốc như Phụ tử, Lưu hoàng, bệnh nhân càng uống càng liệt, đó là phép bổ không trị được bệnh liệt trong trường hợp này. Sau khi thăm khám, thực tế bệnh là chứng dương uất không phải dương hư, dương khí quá mạnh, không truyền xuống dưới. Dùng Long đảm tả can, Đại sài hồ, khai thông dương khí, mọi việc dần dần tốt đẹp. Tương tự như tiết này, “bệnh tòng yêu dĩ hạ tất trọng nhi tí” (Bệnh từ eo trở xuống nặng nề tê liệt), nguyên tắc là giống nhau. Chúng ta đã học qua 《Nội kinh》 “Nuy luận” (Liệt dương trong nội kinh) Trị chứng nuy cần phải làm gì? “诸痿皆因肺热生,阳明无病不能成”“Chư nuy giai nhân phế nhiệt sinh, dương minh vô bệnh bất năng thành”, (Mọi chứng liệt đều do phế nhiệt, dương minh không bệnh thì không thành chứng liệt) vì dương minh là bể chứa thuỷ cốc, bệnh ở dưới mà cầu ở trên. Vì thế chứng liệt dương, hạ chi ma tí bất nhân (tê liệt hạ chi) thường do nóng ở trên, doanh vệ khí huyết tân dịch không thể truyền xuống dưới, xuất hiện chứng hạ nuy (liệt phần dưới). vì thế không nên chỉ chú trọng vào chứng nuy ở dưới, mà cần chú ý bên trên (bệnh hạ cầu thượng), xem bên trên dương khí có ủng thịnh (tắc nghẽn), phế khí có truyền đạt xuống dưới, doanh vệ tân dịch có thể truyền xuống dưới hay không. Phải dựa theo những lý luận này để tiến hành phân tích, không nên chỉ thấy bên dưới mát lạnh, mà cho là chứng hư hàn để rồi nhanh chóng dùng Phụ tử, Can khương. Không nên coi điều này chỉ là vấn đề của hoả cứu, là vấn đề của hoả nghịch, trên thực tế, từ quan điểm bệnh lý, điều này có tính phổ quát rất cao.
116 欲自解者,必当先烦,乃有汗而解。何以知之?脉浮,故知汗出解也。C124
116 Dục tự giải giả, tất đương tiên phiền, nãi hữu hãn nhi giải. Hà dĩ tri chi? Mạch phù, cố tri hãn xuất giải dã. C124
Điều này tiếp nối điều trên trình bày cơ hội tự giải của bệnh.
Tật bệnh có cơ hội xoay chuyển tự giải trừ bệnh “Dục tự giải giả”, nhưng muốn giải trừ bệnh cần phải có điều kiện, có phản ảnh của mạch và chứng. Nếu hoả tà đang suy, chính khí có dấu hiệu khôi phục, có thể khiến tà khí xuất ra biểu, vì thế “tất đương tiên phiền” (必当先烦), trước tiên có cảm giác tim phiền nóng, sau đó là xuất hãn (mồ hôi), hãn xuất là bệnh được giải trừ. “何以知之?” “Hà dĩ tri chi”? Làm sao để biết người đó đã khỏi bệnh?, “Mạch phù, cố tri hãn xuất giải”, mạch lại phù, mạch phù là chủ về tà khí còn ở biểu, chính khí kháng cự bệnh tà ở biểu, đã xuất hãn để có cơ hội tự giải trừ bệnh. Tự mình xuất hãn, cũng có điểm giống như chiến hãn (rùng mình xuất hãn), nhưng không có cảm giác lạnh, đầu tiên là phiền nóng (nóng khó chịu), sau đó xuất hãn và tự giải trừ bệnh. Điều này nói về chứng hoả nghịch tuy thành chứng tí (tê liệt), nếu trong một thời gian tương đối dài, chính khí tự khôi phục, hoả tà tự giảm nhẹ, chính khí trục (xua đuổi) tà ở biểu, xuất hãn để giải trừ bệnh.
117 烧针令其汗,针处被寒,核起而赤者,必发奔豚。气从少腹上冲心者,灸其核上各一壮,与桂枝加桂汤,更加桂二两也。C125
117 Thiêu châm lệnh kỳ hãn, châm xử bị hàn, hạch khởi nhi xích giả, tất phát bôn đồn. Khí tòng thiểu phúc thượng xung tâm giả, cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng, dữ Quế chi gia Quế thang, canh gia Quế nhị lạng dã. C125
Phương thang Quế chi gia quế
Khí tòng tề nghịch hiệu bôn đồn
Thiêu châm lệnh hãn khải bệnh nguyên
Chỉ thủ Quế chi thang bản vị
Tái gia nhị lạng quế chi toàn
Trong thang Quế chi, gia Quế 2 lạng. cộng là 5 lạng, còn lại theo như phương pháp sắc uống của thang Quế chi.
Điều này trình bày chứng trạng và trị liệu chứng bôn đồn do phương pháp thiêu châm để xuất hãn gây ra.
Thiêu châm là đốt kim, đốt cho kim đỏ lên rồi sau đó châm vào người, chỉ để khiến người đó đổ mồ hôi. Phần sau có một tiết, thái dương thương hàn gia ôn châm, ôn châm cũng là một loại, cả hai đều làm người ta sợ hãi. Tôi không biết bạn đã bao giờ điều trị bằng phương pháp đốt kim chưa. Tôi đã từng trải qua, thật là đáng sợ, châm kim hơi sợ, nhất là đối với trẻ em. Kim đốt đỏ và châm vào huyệt. Người lớn cũng sợ nhưng thực sự là không đau. Tôi bị châm hai kim, thời gian ở nông thôn, lúc đó đùi tôi bị mụn nhọt, thiêu châm hai kim bây giờ vẫn còn dấu vết, tôi nghĩ cũng đau, thực ra không quá đau nhưng tôi rất hoảng sợ. Thời cổ đại phương pháp trị liệu này được sử dụng rất phổ biến, Trương Trọng Cảnh cũng mô tả việc này trong “Thương Hàn Luận”, không phải là vấn đề ngẫu nhiên mà là thấy khá nhiều lần.
“Thiêu châm lệnh kỳ hãn, châm xử bị hàn, hạch khởi nhi xích giả”, ở điểm thiêu châm, có cảm giác rất nóng, sau khi châm lại cảm thụ một chút hàn tà, như vậy lỗ châm kim nổi lên một hạch mầu đỏ. Quá trình này cần phải nắm vững, thày thuốc dùng thiêu châm, mục đích là để bệnh nhân xuất hãn, đây cũng có thể là thương hàn hay ngoại cảm, sau khi thiêu châm, nơi châm lại bị lạnh, làm sao biết là bị lạnh, bởi vì “hạch khởi nhi xích” lỗ kim có hạch đỏ nổi lên.. Như vậy sẽ phát chứng bôn đồn. Bôn đồn là tên một chứng của thời cổ đại, đó là, “khí tòng thiểu phúc thượng xung tâm”,khí từ bụng dưới xông lên đến tâm. Từ đầu, người bệnh không có bệnh này, từ khi thiêu châm nổi hạch đỏ thì phát chứng bôn đồn, xuất hiện “khí tòng thiểu phúc thượng xung tâm” (气从少腹上冲心)Khí từ bụng dưới xung lên tim. Điều trị chứng này như thế nào? “Cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng”, dùng lá ngải hơ nóng trên hạch đỏ, hơ nóng mỗi hạch một tráng, tại sao lại là mỗi hạch một tráng? Vì khi châm không phải chỉ châm một chỗ, cũng có thể châm 3 kim hoặc nhiều hơn, không phải chỉ có một lỗ kim, mỗi lỗ kim đều cần được cứu (hơ nóng), mỗi hạch cứu 1 tráng, thế nào gọi là một tráng, thời gian cứu là bao lâu? Thời gian hơ nóng là một tráng, một tráng là một lần, khi cứu bệnh nhân có cảm giác rất đau, khi có cảm giác đau tệ hại là được, cứu hết một điếu lá ngải là có thể được. Sau đó cần phải uống thuốc, dùng thang quế chi gia quế, trên cơ sở thang Quế chi gia thêm Quế chi 2 lạng.
Bây giờ nói về Bôn đồn là gì, tại sao sau khi thiêu châm lại phát sinh chứng bôn đồn? Phát sinh hội chứng bôn đồn có hai phương diện. Một là như trong 《Kim quỹ yếu lược》: “bệnh hữu bôn đồn ……tòng kinh phát đắc chi” (病有奔豚……从惊发得之), một là gặp sợ hãi dễ bị bệnh bôn đồn. Khi thiêu châm để xuất hãn, người bị châm rất dễ hoảng sợ, khi sợ hãi, khí không đầy đủ, khí sẽ loạn, “Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn” (怒则气上,喜则气缓,悲则气诮,恐则气下,惊则气乱)Giận thì khí thượng(lên) , vui thì khí hoà hoãn (chậm) buồn thì khí tiêu tán, sợ thì khí hạ, hãi thì khí loạn, ưu tư thì khí kết, loạn là tán loạn, vì thế khi con người sợ hãi tâm khí sẽ tán loạn. Vì tâm thuộc hoả, trấn giữ ở bên trên, khi tán loạn thì lục thần vô chủ, khí lạnh ở hạ tiêu, chính là khí bôn đồn, cũng chính là khí của thận, thừa dịp hư tổn mà xông lên trên, bệnh này từ dưới đáy hướng lên trên. Phương diện thứ hai là dựa trên những chứng trạng cụ thể, nổi hạch đỏ, lỗ châm kim bị lạnh, với các chứng trạng hiện tại, có thể có cảm nhiễm nhẹ. Tà khí đã theo lỗ châm kim xâm nhập, khiến cho thận khí phát động. Người xưa cho rằng, lỗ châm kim thụ hàn, hàn là hàn tà, hàn khí này cấu kết với hàn của cơ thể chính là âm hàn ở hạ tiêu. Cho nên chúng phát động khí bôn đồn thượng xung. Nơi châm bị lạnh kết hợp với sợ hãi, nên đã đủ để phát sinh bệnh cơ bôn đồn.
Bôn đồn có ý nghĩa như thế nào? Căn cứ theo Sào Nguyên Phương trong 《Chư bệnh nguyên hậu luận》 “Bôn đồn giả, thị khí hạ thượng du tẩu, như bồn chi bôn, cố viết đôn bồn.”( 奔豚者,是气下上游走,如豚之奔,故曰奔豚。) Bệnh bôn đồn, khí từ dưới đáy đi lên rồi lại xuống, như con lợn chạy, giống một con lợn nhỏ, đồn là con lợn nhỏ, chạy như con lợn nhỏ là chạy rất nhanh.
Bệnh biểu hiện trên lâm sàng, và không phải là một bệnh quá hiếm. Khí này đi qua đâu thì nơi đó khó chịu, phàm khí đó đi tới đâu thì nơi đó không thoải mái, nhưng khi đến bụng thì nơi này chịu được, có cảm giác vấn đề không lớn lắm, một khi khí đến tâm khẩu thì mệt mỏi và khó thở. Xung lên ngực, xung lên tim, đến khi xung lên ngực, ngực đầy trướng, thở ngắn, hoảng hốt, khó thở, đến khi xung lên họng thì cổ họng như bị bít kín, lúc này bệnh nhân có cảm giác “ngã hoàn liểu”, “ngã tử liễu” (我完了‛,‚我死了)tôi hết rồi, tôi chết mất, một cảm giác khủng bố sát kề với cái chết.
Người viết đã chứng kiến một trường hợp bệnh hãn hữu, lúc đang thực tập với các bạn đồng học ở y học Đông Trực môn, có một phụ nữ họ Thôi, người phụ nữ này cảm thấy có một luồng khí từ phía trong hai đùi xông lên trên, xung lên bụng gây trướng bụng, khi lên đến lồng ngực, làm tức ngực khó thở, khi luồng khí lên đến cổ họng thì có cảm giác như cổ họng bị bít lại. Sau đó, cô vô tình uống một loại thuốc tây có tên là viên giảm đau, sau khi uống thì thấy đỡ đau nên trong túi của cô có nhiều viên giảm đau, khi bệnh phát tác thì uống thuốc giảm đau sẽ tốt hơn.
Bắt đầu từ bên trong mắt cá của bàn chân và đi lên trên, không có tài liệu nào ghi chép điều này, tôi đã tìm thấy một trường hợp như vậy trong thực tế lâm sàng. Các bạn cùng lớp hỏi đây có được coi là bôn đồn không, tôi nói có. Theo sự thật, dù sao nó cũng phải coi như bôn đồn, nó từ dưới lên trên.
Trương Trọng Cảnh nói là từ bụng xung lên tâm, tại sao ở người phụ nữ này lại từ chân xung lên? Theo ý người viết thì chân cũng thuộc kinh mạch của Thiếu âm, bên cạnh và bên cạnh phía trong cũng thuộc kinh Thiếu âm, trường hợp này chúng ta cũng điều trị theo chứng bôn đồn.
Người viết dùng thang Quế chi gia Quế, lại cho cô uống 1,2 tiền Hắc tích đan, sau đó là 3 thang thuốc. Sau 1 tuần lễ, người nhà bệnh nhân báo cho biết uống thuốc có hiệu quả tốt. Tại sao cho bệnh nhân uống Hắc tích đan? Có hai mục đích, một là Hắc tích đan có thể nạp khí ở trên, nạp khí quy nguyên; Hai là người bệnh có rất nhiều huyết trắng, lại có điểm giống nước trắng, Hắc tích đan trị chứng huyết trắng do thận khí không kiên cố, gọi là bạch ẩm, bạch trọc.
Tại sao thang thuốc lại gọi là thang Quế chi gia Quế? Thang Quế chi như mọi người đều biết, thang Quế chi có tác dụng bên ngoài điều hoà doanh vệ, giải cơ khứ phong, bên trong điều hoà khí huyết, điều hoà khí huyết cũng chính là điều hoà tỳ vị, điều hoà tỳ vị là điều hoà âm dương. Việc gia thêm Quế chi có hai ý kiến, Phương Hữu Chấp trong 《Thương hàn luận điều biện》viết: gia Quế thị, “phi chi dã” (非枝也) gia quế là đúng, không phải gia Quế chi. Người viết cho rằng ý kiến này không đúng, vì đề pháp (thay thế sự vật) trình bày rất đúng mực, “cứu kỳ hạch thượng các nhất tráng, dữ Quế chi gia quế thang cánh gia Quế nhị lạng dã” Nếu như đúng là gia Nhục quế, thì sẽ viết là gia Quế, gia Quế nhị lạng, phải không? Cho nên chính là, “cánh gia Quế nhị lạng”, dựa theo câu này “cánh gia quế nhị lạng” là bắt nguồn từ quế chi gia thêm 2 lạng. Nhưng trên lâm sàng khi gia quế chi có hiệu quả, gia Nhục quế cũng có hiệu quả, điều này cũng nên nói ra. Xét theo nguyên văn chính là gia quế chi, ba lạng quế chi gia thêm hai lạng, thành 5 lạng quế chi, không phải là gia Nhục quế. Bệnh này tại sao nên gia Quế chi? Tại sao Quế chi có thể trị chứng khí bôn đồn? Vì thế hy vọng mọi người xem qua 《Thần nông bản thảo kinh》, vị Quế chi có thể trị 3 khí, một là thượng khái nghịch, phàm những gì hướng lên trên, như khái nghịch, hồi hộp, tim đập nhanh, chỉ cần là khí từ dưới đi lên, như thượng khí khái nghịch, quế chi đều có tác dụng hạ khí. Căn cứ theo ý kiến của Trần Tu Viên, Trương Lệnh Thiều, quế chi có thể sơ tiết can, Linh quế truật cam thang, Hậu khương bán can sâm thang, Quế chi cam thảo thang, còn có Ma hạnh cam cao thang, còn có Can khương phụ tử thang, kỳ thực chính là ngũ tạng biện chứng, tạng can có vấn đề thì tâm tỳ thận cũng đều có, vậy tạng can là gì? Linh quế truật cam thang, làm sao biết can khí thượng nghịch?, thuỷ tà thượng xung, thuỷ tà không lên trên được vì tính của thuỷ là nhuận hạ (thấm nhuần ở dưới), tính của hoả là viêm thượng (nóng bốc lên), đây là đặc tính của ngũ hành, vì thế thuỷ có thể đi lên, là phải có gì kích phát nó, vậy kích phát nó là gì? Thường là có quan hệ với tạng can. Trần Tu Viên chú giải “Thương Hàn Luận”, ông ta giải thích là do can, vì thế quế chi có tác dụng sơ tiết can và hạ khí. Chúng tôi cho rằng Trần Thận Ngô Trần lão sư đã dùng Tiêu dao tán, khứ Bạc hà gia Quế chi là căn cứ theo lý luận này. Quế chi có thể hạ khí, điều trị chứng khí thượng xung. Khí thượng xung dùng Quế chi. Một số nhà y học Nhật bản đã sử dụng điều này, khí thượng xung dùng Quế chi, “Thái dương bệnh, hạ chi hậu, kỳ khí thượng xung giả dữ Quế chi thang” (太阳病,下之后,其气上冲者与桂枝汤) hiểu là khí thượng xung (tràn lên) là khí vãng thượng xung (đã tràn lên), kết hợp với điều văn này cho thấy Quế chi có tác dụng hạ khí, phàm khí của hạ tiêu đã lên đến đỉnh đầu, đã thượng nghịch thì đều dùng Quế chi. Điều này là một bằng chứng rất xác thực, rất đáng tin tưởng không nghi ngờ. Thứ hai là Quế chi có thể khai mở khí kết, khí kết hầu tí (họng bị viêm đỏ đau hoặc ngứa hoặc như có dị vật), kết là ngưng kết, khí đã ngưng kết lại, tại sao trong thang Đào hạch thừa khí có Quế chi, vì Quế chi có thể thông dương khai kết. Nó đủ khả năng khai mở khí đã kết, đủ khả năng hạ khí khi khí đã ở trên, đây chính là khí thứ hai. Thứ ba là Quế chi còn có tác dụng bổ trung ích khí.
Thang quế chi có tác dụng cường kiện tỳ vị, thang Quế chi Cam thảo trị chứng tim hoảng hốt, đều chính là tác dụng ích khí, ích tâm khí của Quế chi, đây là ba tác dụng về khí, vì thế khi âm khí của hạ tiêu thượng nghịch, thượng xung, âm xâm phạm dương, dùng vị thuốc Quế chi có ý nghĩa rất lớn. Một vị thuốc khả năng bổ tâm dương. Thang Quế chi Cam thảo có thể bổ tâm dương, lần này liều lượng đã được tăng lên, 3 lạng thành 5 lạng, gần như tăng gấp đôi so với vị Thược dược, vì thế có tác dụng hạ khí, tác dụng bổ tâm vượt trội, những vị thuốc này còn điều hoà tỳ vị, điều hoà âm dương, nhấn mạnh tác dụng hạ khí, tác dụng thông dương, tác dụng bổ tâm nổi bật của vị Quế chi, vì thế nó có thể điều trị bệnh này. Cho nên, lần trước khi đề cập đến chứng Mai hạch khí. Cổ họng như bị tắc nghẽn, nôn không ra, nuốt không xuống, như có vật gì nghẹn trong cổ họng, ngăn cách mà không thể hạ xuống, ngay cả khi dùng các vị thuốc như Tử tô, Hậu phác, Bán hạ, Phục linh, uống vào cũng không có tác dụng, sau khi gia thêm Quế chi, Linh quế truật cam, uống xong liền hạ, Vì sao như vậy? Vì Quế chi có thể hạ khí, còn có thể khai kết khí, trị chứng kết khí hầu tí.
Bệnh nhân tạng tâm trên lâm sàng, tim bị loạn nhịp, đột nhiên bị nghẹn cổ họng, vị quế chi chính là thuốc đặc hiệu.
Tại sao phải cứu trên mỗi hạch một tráng? Không phải đã nói đây là hoả nghịch sao?
Chứng hoả nghịch không được tái dùng lửa, nay tiếp tục dùng lửa, không phải là mâu thuẫn sao? Chúng ta biết cứu là một phương pháp trị bệnh, bản thân phương pháp cứu không có vấn đề, mấu chốt là việc bạn sử dụng có đúng hay không. Hiện tại điểm châm kim bị lạnh, hạch đỏ nổi lên, Người xưa cho rằng đây chính là do ngoại cảm thụ hàn tà dụ phát hàn khí bên trong, hàn khí ở hạ tiêu thượng xung, bệnh này gọi là bệnh bôn đồn, dùng phép cứu để tán hàn tà ở lỗ kim châm, khiến lỗ kim không bị hàn tà quấy nhiễu, bên trong uống thang Quế chi gia quế. Thời cổ đại có phương pháp đại cứu, yêu cầu phải cứu đến bỏng da mới ngừng, cứu 5, 60 tráng để điều trị âm hàn, âm độc, cứu các vị trí huyệt như Đan điền, khí hải, Quan nguyên. Chỉ cần cứu một tráng nhẹ nhàng là được. Hiện nay chúng ta đã có một số thuốc tiêu viêm giải độc có tác dụng dự phòng.
118 火逆,下之,因烧针烦躁者,桂枝甘草龙骨牡蛎汤主之。C126
118 Hoả nghịch, hạ chi, nhân thiêu châm phiền táo giả, Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang chủ chi. C126
Phương thang Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ
Nhất Quế nhị Cam bất lôi đồng
Long Mẫu quân hành nhị lạng thông
Hoả nghịch hạ chi phiền táo khởi
Giao thông thượng hạ thủ chi trung
Quế chi 1 lạng Can thảo 2 lạng Mẫu lệ 2 lạng nấu Long cốt 2 lạng
Tất cả tán nhỏ, dùng 5 thăng nước, sắc còn 2,5 thăng, bỏ bã, uống ấm 8 hợp, ngày uống 3 lần.
Điều này trình bày chứng trạng và phép trị liệu chứng tâm dương hư phiền táo do chứng hoả nghịch gây ra.
“Hoả nghịch, hạ chi”, “hạ chi” hai chữ này không dễ lý giải, có nhà chú giải cho rằng đây là hai chữ thừa, có thể cắt bỏ. Có nhà chú giải lại cho rằng đây là hai chữ hãn chi viết nhầm thành hạ chi, vì thế đổi hai chữ này thành chữ “hãn”.
“Nhân thiêu châm phiền táo giả”, thiêu châm chính là hoả nghịch, phiền táo (bực bội khó chịu) là giai đoạn nhẹ của kinh cuồng (sợ hãi, cuồng dại). “Y dĩ hoả bách kiếp chi, vong dương, tất kinh cuồng”(医以火迫劫之,亡阳,必惊狂) thày thuốc dùng hoả để bức bách áp đặt, vong dương, tất gây sợ hãi, ở tiết này không đạt đến mức độ kinh cuồng, vì tâm dương bị tổn thương, tà nhiễu tâm thần, vì thế phiền táo bất an. Cũng chính là sau khi tâm dương thương vong, tâm thần không tiềm liễm (ẩn giấu thu liễm), vì thế mà phiền táo, chứng trạng nhẹ, không đến mức kinh cuồng, dùng thang Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ để điều trị. Quế chi Cam thảo bổ tâm dương, Long cốt Mẫu lệ tiềm liễm thần khí, trấn tĩnh an thần để trị chứng phiền táo.
Đây chính là chứng nhẹ của thang Quế chi khứ Thược dược gia Thục tất Long cốt Mẫu lệ cứu nghịch. Căn cứ đạo lý này, trên lâm sàng trị liệu một số bệnh tâm dương hư mà thấy chứng trạng phiền táo, thì có thể điều trị bằng thang Quế chi Cam thảo Long cốt Mẫu lệ.
119太阳伤寒者,加温针,必惊也。C127
119 Thái dương thương hàn giả, gia ôn châm, tất kinh dã. C127
Điều này trình bày bệnh thái dương thương hàn dùng thiêu châm để xuất hãn, dẫn đến chứng kinh hãi hoảng sợ.
Ôn châm cũng chính là thiêu châm, thuộc vào một loại thiêu châm.
Bệnh thái dương thương hàn, không phát hãn giải biểu, lại dùng ôn châm để thủ hãn (để lấy mồ hôi), bệnh nhân nhất định sẽ hoảng sợ. Tại sao như vậy? Vì loại trị liệu bằng thiêu châm sẽ khiến người bệnh sợ hãi. Đồng thời thiêu châm không sử dụng kim nhỏ, thiêu châm dùng kim khá dài. Khi trị liệu, đốt cho đỏ kim, châm vào thân thể bệnh nhân, bệnh nhân nhất định sẽ sợ hãi, “tất kinh dã” (必惊也), ở đây “kinh” (惊) chưa hẳn là một chứng trạng, mà đúng là bệnh nhân khiếp sợ, khiếp sợ thì tâm khí bất túc; Kinh sợ thì khí loạn, doanh vệ khí huyết đều loạn, tâm sợ hãi sẽ dễ phát sinh một số bệnh, rất nhiều tật bệnh xuất hiện trong thời điểm này.
Một người Nhật tên là Sơn Điền Chính Chân có ý kiến nên để tiết này lên trên cùng để làm cương lĩnh (nguyên tắc chỉ đạo), bên dưới thì nói về chứng bôn đồn, tất kinh cuồng, tất phiền táo gì gì đó chẳng hạn. Anh ta có ý kiến như vậy, và người viết nghĩ rằng ý kiến này cũng có thể tham khảo.
Mười hai tiết liên quan đến phương pháp trị liệu chứng hoả nghịch đã được giới thiệu đầy đủ. Hoả liệu là một liệu pháp vật lý cổ đại, bản thân liệu pháp này cũng không phải là vô nghĩa, nó có đủ khả năng trừ khứ hàn tí (chứng tê liệt có tính lạnh), có thể trị một số chứng đau đớn. Vấn đề là bệnh ở đâu? Và còn tuỳ theo bệnh, việc dùng hoả liệu chữa các bệnh trong 12 tiết vừa nêu là ngộ trị (điều trị sai). Vì thế Trương Trọng Cảnh tổng kết các bài học về vấn đề này, bộ sách “Thương Hàn Luận” có mặt tích cực và mặt tiêu cực, vấn đề của hai phương diện đó đều hiện hữu. Chúng ta học 12 tiết này, không nên học một cách tiêu cực, hãy suy nghĩ ra ngoài các câu chữ, mở rộng nó, rút ra các suy luận và mở rộng các nguyên tắc, đây chính là ý nghĩa căn bản của 12 tiết chúng ta học tập hôm nay.
120 太阳病,当恶寒发热,今自汗出,不恶寒发热,关上脉细数者,以医吐之过也。一二日吐之者,腹中饥,口不能食;三四日吐之者,不喜糜粥,欲食冷食,朝食暮吐,以医吐之所致也,此为小逆。C128
120 Thái dương bệnh, đương ố hàn phát nhiệt, kim tự hãn xuất, bất ố hàn phát nhiệt, quan thượng mạch tế sác giả, dĩ y thổ chi quá dã. Nhất nhị nhật thổ chi giả, phúc trung cơ, khẩu bất năng thực; Tam tứ nhật thổ chi giả, bất hỉ mi chúc, dục thực lãnh thực, triêu thực mộ thổ, dĩ y thổ chi trí dã, thử vi tiểu nghịch. C128
Điều này trình bày hội chứng của vị khí hư hàn vì ngộ thổ (dùng phép thổ sai lầm)
Thái dương bệnh, là phải sợ lạnh phát sốt, hiện tại đã tự xuất hãn, cũng không sợ lạnh, phát sốt, biểu chứng không còn. Vì biểu chứng đã hết, cho nên có mồ hôi, biểu tà đã giải trừ nên không sợ lạnh phát sốt. Nhưng quan thượng mạch tế sác, nên hiểu câu này một cách linh động, không nên quá cứng nhắc. Người này dạ dày (vị) có vấn đề, bộ quan là bộ vị mạch để xem về tỳ vị, mạch quan bộ tế sác, sác mà vô lực, sác chủ về có nhiệt, mạch tế sác là thuộc hư nhiệt, không phải là nhiệt chân chính, thực tế là vấn đề của vị khí hư. “Dĩ y giả thổ chi quá dã” (以医吐之过也), chính là thày thuốc dùng thổ pháp quá sai, thế nào là quá sai? Vì bệnh nhân mạch bộ quan tế sác, mạch bộ quan tế sác là biểu hiện của vị khí thụ thương.
“Nhất nhị nhật thổ chi giả, phúc trung cơ, khẩu bất năng thực, tam tứ nhật thổ chi giả, bất hỉ mi chúc, dục thực lãnh thực, triêu thực mộ thổ” (一二日吐之者,腹中饥,口不能食,三四日吐之者,不喜糜粥,欲食冷食,朝食暮吐), không đếm ngày một cách máy móc một hai ngày hay ba bốn ngày. Làm sao để hiểu? Có nghĩa là sau khi ngộ thổ (dùng phép thổ nhầm) tình trạng bệnh có nhẹ có nặng, một hai ngày là bệnh nhẹ, bụng đói mà không thể ăn, ba bốn ngày là bệnh nặng hơn một chút, không thích ăn cháo nhừ, thích ăn đồ lạnh, sáng ăn chiểu thổ. “Dĩ y thổ chi quá dã” (以医吐之过也)quá là quá sai, chính là sai lầm. Sai lầm có thể tạo thành chứng hậu gì? Rất nhỏ, rất nhanh nói là mạch tế sác, tế sác là bệnh mạch, không phải là mạch bình thường; Mạch đập rất nhanh và không có lực, chính là vị khí hư. “Nhất nhị nhật thổ chi giả” (ẩu thổ 1,2 ngày), vị bị tổn thương tương đối nhẹ, vì thế bệnh nhân còn cảm giác đói, (phúc trung cơ, đỗ tử lý nga) đều có nghĩa là có cảm giác đói bụng, nhưng miệng không thể ăn, không thể nuốt, không muốn ăn. Đây là biểu hiện của sau khi ngộ thổ vị khí bị tổn thương, tổn thương của vị khí tương đối nhẹ, nên bụng còn cảm giác đói, nhưng miệng không thể ăn. Loại mạch tế sác này sẽ còn đề cập đến ở phần sau, “sác vi khách nhiệt bất năng tiêu cốc” (数为客热不能消谷)mạch sác ở đây là khách nhiệt nên không có khả năng tiêu hoá ngũ cốc, phần sau sẽ tổng kết. Vì thế loại mạch sác này không phải là vị nhiệt thực sự, chính là hư tính hưng phấn của vị khí sau khi bị tổn thương, cho nên Trương Trọng Cảnh gọi đây là khách nhiệt, trên thực tế chính là dương khí hư. Loại sác mà tế, sác mà vô lực “sác” là giả tượng, hàm ý là vị khí đã hư tổn, vì thế không thể ăn. Tóm lại. Trong bụng còn biết đói, cho nên vị khí tuy đã thụ thương, nhưng tổn thương không quá nặng.
“Tam tứ nhật thổ chi giả” (Ẩu thổ 3,4 ngày), bệnh đã nặng hơn rồi, bệnh nhân này sẽ không thích cháo nhừ. Cháo nhừ chính là cháo nóng, ngay cả cháo lỏng mà nóng cũng không muốn uống, anh ta bị khô? “dục thực lãnh thực” (muốn ăn thực phẩm lạnh), có ý muốn một chút gì mát lạnh. ăn thực phẩm lạnh rồi, có ý vui và muốn ăn thêm, sáng ăn thì chiều thổ ra, thực phẩm chưa tiêu hoá nhiều. Tại sao bệnh nhân không thích cháo nhừ lại thích thực phẩm lạnh? Vì vị hư nhiệt nên thích ăn thực phẩm mát lạnh, nhưng sau khi ăn dương khí thực sự của anh ta, dương của vị quản là hư, không thể tiêu hoá, vì thế cuối cùng lại thổ ra, buổi sáng ăn buổi tối thổ. Sáng ăn tối thổ là biểu hiện của hàn, ăn vào thổ ngay là biểu hiện của nhiệt. Trên thực tế, phần trước giảng về vị (dạ dày) hư hàn, phần này nặng hơn so với phần trước. ở phần trước bụng biết đói mà miệng không thể ăn, không thổ, trường hợp này tuy thích ăn một chút thực phẩm mát lạnh nhưng sáng ăn chiều lại nôn ra, còn ăn vào và còn thổ ra, “dĩ y thổ chi sở trí dã” (以医吐之所致也) Do thày thuốc thổ nhầm mà thành bệnh, trường hợp này là do thày thuốc dùng nhầm phép thổ gây tổn thương vị khí, chính khí của vị đã tổn thương và chính là nguyên nhân hình thành bệnh. Đây là điều trị ngược, là điều trị sai lầm.
Tại sao lại gọi là tiểu nghịch, trường hợp này gọi là tiểu nghịch không gọi là đại nghịch, gọi là tiểu nghịch, hoả nghịch sao không thêm chữ tiểu? Vì tính chất tốt của phép thổ, tính chất của khí là hướng thượng, hướng ra ngoài, vì thế nó có tác dụng giải biểu. Tại sao thổ lại có thể giải biểu? Vì khi bệnh nhân thổ, là vị khí hướng lên trên, hướng ra ngoài mà thổ, khi thổ bệnh nhân cũng rất tự nhiên mà xuất một chút hãn, đây chính là biểu hiện hướng ra ngoài của khí, vì vậy nó (thổ pháp) đã giải được biểu tà (do xuất hãn). Nhưng bên trong đã thụ thương, chính là biểu (bên ngoài) đã hoà mà lý (bên trong) chưa hoà, biểu tuy đã giải, nhưng vị mạch tế sác, quan thượng mạch tế sác, trong bụng đói mà không muốn ăn, sáng ăn chiều thổ, ở đây khí của vị khí bất hoà, gọi là tiểu nghịch. Trên thực tế đây là chứng trạng của vị hư hàn, sau khi ngộ thổ vị khí hư hàn rồi, đừng xét đến mạch sác của nó, mạch sác cũng chính là hư hàn.