Đông y với bệnh mạch vành
Đông y học gọi bệnh mạch vành tim là bệnh gì?
Bệnh mạch vành tim là tên gọi đơn giản của bệnh sơ vữa động mạch vành. Vì đông y không có nhận thức về bệnh mạch vành, và sách đông y cũng chưa luận thuật về bệnh biến của bệnh mạch vành, vì thế trong đông y học không có tên bệnh này. Nhưng y thư của đông y học qua các thời kỳ, đối với các chứng trạng biểu hiện tương tự tâm giảo thống bệnh mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đều được trình bày khá tường tận.
Trong những sách y học cổ truyền ghi lại hội chứng của các bệnh chứng như “Thốt tâm thống” (卒心痛) đột nhiên đau tim,”Cửu tâm thống” (久心痛) đau tim kéo dài,”Quyết tâm thống” (厥心痛) đau tim bị ngất,”Hung tý tâm thống” (胸痹心痛)đau ngực và tim, “Vị tâm thống” (胃心痛) đau tim và dạ dày, “Chân tâm thống” (真心痛) đau tim thực sự, hoàn toàn giống với các chứng trạng của chứng đau thắt ngực bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và hạ huyết áp gây ra do các bệnh nêu trên. Đông y hiện đại sử dụng tên bệnh chứng “Hung tý” (胸痹) đối với bệnh mạch vành để biện chứng luận trị.
Nhận thức của đông y đối với đặc điểm phát tác của chứng đau thắt ngực bệnh mạch vành như thế nào?
Khởi phát tâm giảo thống bệnh mạch vành chính là do động mạch vành cung cấp máu không đủ, cơ tim bị tạm thời thiếu máu đột ngột gây nên một loạt chứng trạng lâm sàng.
Đông y học nhận thức thế nào đối với sự phát tác của tâm giảo thống? Trong {Tố vấn. Tạng khí pháp thời luận} viết: “Tâm bệnh giả, hung trung thống, hiếp chi mãn, hiếp hạ thống, ưng bối kiên giáp gian thống, lưỡng tí nội thống” (心病者,胸中痛,胁支满,胁下痛,膺背肩胛间痛,两臂内痛。) (Tạm dịch : Bệnh tim, đau trong ngực, ngực trướng đầy, đau phía dưới sườn, đau ở ngực, lưng và giữa hai vai, đau phía trong hai cánh tay). Ngực là giữa hai vú, tức là đau phía dưới xương ức, có thể đau phóng xạ ra vai lưng phía trái. Trong lâm sàng rất ít khi gặp đau ở phía trong hai cánh tay, phần nhiều hướng về vai lưng trái và hai bên phía trong dọc theo hai đường kinh thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào phóng xạ đến ngón út và ngón vô danh. Là những đặc điểm vị trí được miêu tả khi phát tác bệnh tâm giảo thống (đau thắt ngực).
Chứng trạng đau khi bệnh tâm giảo thống phát tác được miêu tả như sau: Trong {Chư bệnh nguyên hậu luận} viết: “ Kỳ cửu tâm thống giả, thị tâm chi chi biệt lạc, vi lãnh phong sở thừa, thống dã, cố thành chẩn (bệnh). Bất tử, phát tác hữu thời, kinh cửu bất sái dã” (其久心痛者,是心之支别络,为冷风所乘,痛也,故成疹(病)。不死,发作有时,经久不瘥也) tạm dịch: Chứng đau tim lâu ngày, chính là những lạc mạch chi nhánh của tạng tâm, bị ảnh hưởng do lạnh (co thắt lại) gây đau, tạo thành bệnh. Không gây tử vong, có lúc phát tác, kéo dài không khỏi. Lại viết: “ Phu tâm thống, đa thị phong tà đàm ẩm, thừa tâm chi kinh lạc, tà khí bác vu chính khí giao kết nhi thống dã. Nhược thương tâm chi chi biệt lạc nhi thống giả, tắc xạ gian xạ thịnh, hưu tác hữu thời dã” (夫心痛, 多是风邪痰饮,乘心之经络,邪气搏于正气交结而痛也。若伤心之支别络而痛者,则乍间乍盛,休作有时也。) td: Đau tim, thường do phong tà đàm ẩm, ảnh hưởng kinh lạc của tạng tâm, tà khí và chính khí đấu tranh gây đau. Nếu đau do biệt lạc bị tổn thương thì cơn đau phát tác lúc nhẹ lúc nặng, lúc có lúc không) {Kim quỹ yếu lược . Hung tý tâm thống đoản khí bệnh mạch chứng trị thiên} viết: “Tâm hung triệt bối, bối thống triệt tâm” (心痛彻 背,背痛彻心). Đau từ ngực sang lưng, đau từ lưng sang ngực{Tế sinh tổng lục . Tâm thống tổng luận} viết: “Tâm thống chư hậu, hữu hàn khí thốt khách vu tạng phủ, phát thốt thống giả; Hữu dương hư âm quyết, thống dẫn hầu giả; Hữu tâm bối tương dẫn, thiện xiết ủ lâu giả; Hữu phúc trướng quy vu tâm, thống thậm giả; Hữu cấp thống như châm chuỳ sở thích giả, hữu kỳ sắc thương thương, chu nhật bất đắc thái tức giả; Hữu ngoạ tắc tòng tâm gian thống, động tác dũ thậm giả; Hữu phát tác tích tụ vãng lai, thượng hạ thống hữu hưu chỉ giả. Hoặc nhân vu ẩm thực, hoặc tòng vu ngoại cảm, trung tạng ký hư, tà khí khách chi, bĩ nhi bất tán, nghi thông nhi tắc, cố vi thống dã.” (心痛诸候,有寒气卒客于脏腑,发卒痛者;有阳虚阴厥,痛引喉者;有心背相引,善瘛伛偻者;有腹胀归于 心,痛甚者;有急痛如针锥所刺者,有其色苍苍,终日不得太息者;有卧则从心间痛,动作愈甚者;有发作积聚往来,上下痛有休止者。或因于饮食,或从于外感, 中脏既虚,邪气客之,痞而不散,宜通而塞,故为痛也。) tạm dịch: Hội chứng đau tim, khí lạnh đột nhiên xâm phạm tạng phủ, gây đau; Nếu dương hư âm quyết (ngược lên), đau đến cổ họng; Đau từ ngực sang lưng, lưng cong lại như bị gù; Bụng trướng gây đau tim, đau dữ dội; Cơn đau cấp bách như dùi đâm, sắc mặt màu xám, khó thở; Khi nằm cơn đau phát tác, khi hoạt động thì đau hơn; Cơn đau phát tác qua lại, có lúc đau nhiều lúc đau ít và có lúc ngưng. Hoặc do ăn uống, hoặc do ngoại cảm, tạng phủ hư tổn, bệnh tà ảnh hưởng, bế tắc không tan, cần thông sướng nhưng lại nghẹt tắc vì thế gây đau.
Nhận thức của đông y đối với bệnh mạch vành nhồi máu cơ tim cấp như thế nào?
Là do cơ tim thiếu máu nghiêm trọng kéo dài làm cho một bộ phận cơ tim thiếu máu bị hoại tử. Bệnh nhân phát sinh nhồi máu cơ tim, có thể có các bệnh chứng như ngực đau dữ dội, suy tim cấp, choáng có nguyên nhân từ tim, trở ngại ý thức, tâm luật thất thường nghiêm trọng.
Đông y học nhận thức thế nào về nhồi máu cơ tim cấp? {Linh khu . Quyết bệnh thiên} viết: “ Quyết tâm thống, thống như dĩ chuỳ thích kỳ tâm, tâm thống thậm giả, ….quyết tâm thống, phúc trướng hung mãn, tâm thống vưu thậm.” (厥心痛,痛 如以锥刺其心,心痛甚者,……厥心痛,腹胀胸满,心痛尤甚。) Tạm dịch: Ngất do đau tim, đau như dùi đâm vào tim, rất đau…ngất do đau tim, bụng trướng đầy, cơn đau càng mãnh liệt. Y gia Tôn Tư Mạc đời Đường viết trong Thiên kim phương “Luận viết: Hung tí chi bệnh, linh nhân tâm trung kiên mãn bĩ cấp thống, cơ trung nhược tí, giảo cấp như thích, bất đắc phủ ngưỡng,…..thời dục ẩu thổ, phiền muộn, tự hãn xuất, hoặc triệt dẫn bối thống, bất trị chi, số nhật sát nhân” (论曰:胸痹之病,令人心中坚满痞急痛,肌中若痹, 绞急如刺,不得俯仰,……时欲呕吐,烦闷,自汗出,或彻引背痛,不治之,数日杀人)td: Luận viết: Bệnh hung tý tạo thành cơn đau mãnh liệt dai dẳng kèm theo trướng đầy trong tim, nếu đau ở cơ tim, cơn đau quặn nhói, không thể cúi hoặc ngửa cơ thể, bn buồn nôn, phiền muộn, đổ mồ hôi, hoặc đau thông sang lưng, nếu không điều trị thích đáng ít ngày sau sẽ chết. Thiên Đồng Thư tâm phúc thống viết: “Tâm thống bạo giảo cấp tuyệt dục tử” (心痛暴绞急绝欲死) Cơn đau tim quặn thắt như chết được “ Tâm thống như chuỳ đao thích” (心痛如以锥刀刺) Đau như dùi dao đâm vào tim) đến “Tâm phúc giảo thống” (心 腹绞痛)Tim đau quặn thắt. Quan sát lâm sàng cho thấy, khi cơ tim nghẹt tắc cấp tính, mức độ tim đau quặn thắt khá mãnh liệt, cơn đau khá dài, thường kèm theo lợm giọng, nôn ói, xuất nhiều mồ hôi. Như thế cho thấy Y gia Tôn Tư Mạc đã có nhiều kinh nghiệm và nhận thức đối với bệnh này.
Nhận thức của Đông y đối với chứng nhồi máu cơ tim cấp tính đồng thời sốc choáng có nguồn gốc do tim như thế nào?
Nhồi máu cơ tim cấp tính phát sinh sốc có nguồn gốc tại tim chính là khi cơ tim nghẹt tắc làm cho công năng thu súc (công năng tâm thu) của tim suy giảm rất nhiều, lực bơm hút của cơ tim suy yếu, công năng bơm máu của tim hạ thấp rõ rệt mà gây ra sốc. Đông y học đã có những nhận thức như thế nào về trường hợp này? Trong Linh khu thiên quyết bệnh viết: “真心痛,手足青至节,心痛甚,旦发夕死,夕发旦死。.” (Đau tim (thực sự) tay chân xanh đến khớp, tim đau nhiều, sáng phát bệnh đến tối chết, tối phát bệnh đến sáng chết.) Hà Mộng Dao tiến thêm một bước viết trong Y thiên : “Tà thương kỳ tạng (tâm) nhi thống giả, vị chi chân tâm thống, kỳ chứng thốt nhiên đại thống, giảo nha cấm khẩu khí lãnh, hãn xuất bất hưu, diện hắc, thủ túc thanh quá tiết, lãnh như băng, đán phát tịch tử, tịch phát đán tử” (邪伤其脏(心)而痛者,谓之真心 痛。其症卒然大痛,咬牙噤口气冷,汗出不休,面黑,手足青过节,冷如冰,旦发夕死,夕发旦死。)(Bệnh gây tổn thương tạng (tâm) nên đau, gọi là chân tâm thống. Chứng này đột nhiên đau dữ dội, bn nghiến răng cấm khẩu, người lạnh, xuất mồ hôi không ngừng, sắc mặt đen, chân tay xanh, lạnh như nước, sáng phát bệnh đến tối chết, tối phát bệnh đến sáng chết.) Những miêu tả trên có nhiều điểm tương đồng với hội chứng lâm sàng của bệnh nhồi máu cơ tim kèm theo sốc (choáng). Đời Nguyên Y gia Nguy diệc Lâm viết trong Thế y đắc hiệu phương…Qua những ghi chép nêu trên đã chứng tỏ y gia các đời trước đã có nhận thức nhất định về tính nghiêm trọng của bệnh.
Vì đau dữ dội nên gọi “Tịch tử”, “Đán tử”, thường thuộc chết giả, đồng nghĩa với “thống tử” trong Tố vấn Cử thống luận : “Thốt nhiên thống tử bất tri nhân, khí phục phản tắc sinh hĩ” (卒然痛死不知人,气复返则生矣。). Vì là chết giả nên có đoạn : “khí phục phản tắc sinh” (气复返则生), đau tim chân tay lạnh lẽo, khí lạnh như nước, xuất mồ hôi không ngừng, sắc mặt đen, tương tự như biểu hiện lâm sàng của chứng hưu khắc (Sốc choáng) do tim. Gọi là “tâm thống thậm”, “Đại thống”, đều không thể là tâm giảo thống (đau thắt ngực) bình thường, thống thậm là rất đau mà sốc choáng như muốn chết, rất giống với nhồi máu cơ tim phát sinh sốc choáng do tim.
Nhận thức của Đông y đối với nguyên nhân và cơ chế bệnh mạch vành như thế nào?
Đông y cho rằng bệnh mạch vành là bệnh của tạng tâm và mạch lạc nuôi dưỡng tạng tâm, nguyên nhân phát bệnh gồm nhiều phương diện, lại có quan hệ mật thiết với những biến hoá của toàn bộ cơ thể. Phương diện chủ yếu là do suy yếu của tuổi già, chính khí hư nhược (năng lực kháng bệnh kém), công năng của tạng phủ bị tổn thương, âm dương khí huyết mất điều hoà, cộng thêm nội thương thất tình, ăn uống không tiết độ, lạnh nóng thất thường, làm việc nghỉ ngơi không điều độ, là những nhân tố ảnh hưởng, dẫn đến khí trệ huyết ứ, dương khí của lồng ngực suy yếu, đàm trọc nội sinh, làm tim mạch tắc nghẽn mà thành bệnh. Trong đó, công năng tạng phủ kinh lạc khí huyết mất điều hoà, tình trạng thăng bằng âm dương của cơ thể bị phá vỡ (âm bình dương bí: âm bình thuận, dương phòng thủ kiên cố), chính là nguyên nhân nội tại của bệnh. Nguyên nhân nội tại là cơ sở (phát bệnh), nguyên nhân bên ngoài là điều kiện (phát bệnh).
Từ tuổi 40 trở lên tạng khí của con người đã bắt đầu suy yếu, đặc biệt sự suy yếu ở tạng thận là rất rõ rệt. Như trong Tố vấn : “Nữ tử….Ngũ thất dương minh mạch suy, diện thuỷ tiêu, phát thuỷ đoạ…. Trượng phu …. Ngũ bát thận khí suy, phát đoạ xỉ cảo…..”女子……五七阳明脉衰,面始憔,发始堕……。丈夫……五 八肾气衰,发堕齿槁……。”Nữ tử ….năm lần bảy (35) mạch dương minh suy, sắc mặt bắt đầu tiều tuỵ, tóc bắt đầu rụng… Trượng phu người nam …ngũ bát (40) thận khí suy, tóc rụng răng hư. Mà công năng tạng phủ hư tổn dẫn đến phát sinh bản bệnh chủ yếu là dương hư. Như Kim quỹ viết: “Dương hư âm huyền, tức hung tí nhi thống, sở dĩ nhiên giả, trách kỳ cực hư dã” (阳微阴弦,即胸痹而痛,所以然者,责其极虚也。) Dương nhỏ bé âm huyền (căng), thì hung tý (ngực liệt) và đau là đương nhiên, là biểu hiện của hư tổn cực độ. Y môn pháp luật viết: “Hung tí tổng nhân dương hư tắc âm đắc thừa chi.” (胸痹总因阳虚故阴得乘之。) Chứng đau ngực là do dương hư âm lấn. Điều này cho thấy dương ở lồng ngực không đủ, âm tà xâm lấn vị trí của dương, cả hai hỗ tương giao tranh dẫn đến bệnh đau ngực (Hung tý).
Thận là căn bản của tiên thiên, thận dương suy yếu không thể cổ vũ dương khí của các tạng khác, như tỳ vị không được làm ấm nên không thể vận hoá, làm cho doanh huyết không đủ, mạch đạo thiếu thốn nên tim không được nuôi dưỡng đầy đủ. Tạng tâm chủ huyết mạch, là động lực vận hành khí huyết, tâm khí không đủ, lực cổ động kém nên xuất hiện khí trệ huyết ứ, xuất hiện lồng ngực phiền muộn, đau tim. Như Tố vấn Tý luận viết: “Tâm tý giả, mạch bất thông.” 心痹者,脉不通.) Đau tim là do mạch không thông.
Tạng tỳ là căn bản hậu thiên, chủ về vận hoá, nếu ăn quá nhiều cao lương mỹ vị, gây tổn thương tỳ vị, công năng vận hoá thất thường, biến thành đàm trọc chi dịch (mỡ), khí huyết vận hành bị trở ngại, làm cho khí kết huyết ngưng trệ mà phát sinh đau ngực. Phế chủ khí, chủ hô hấp, chủ túc giáng (trong trẻo, hạ giáng). Nếu phế khí suy yếu hoặc túc giáng thất thường, sẽ ảnh hưởng động lực của mạch trong việc nuôi dưỡng tạng tâm, khí cơ uất trệ dẫn đến huyết ứ nên phát sinh bản bệnh. Do giận dữ quá độ, công năng sơ tiết của tạng can bị ảnh hưởng, can khí uất trệ cũng có thể dụ phát bệnh đau thắt ngực (tâm giảo thống). Trên phương diện tinh thần, nội thương thất tình (cảm xúc) có thể làm cho khí cơ không thông suốt, vì khí là tướng soái của huyết, khí trệ nên huyết ứ, dẫn đến tâm huyết bị trở ngại. {Linh khu. Khẩu vấn thiên}: “Ưu tư tắc tâm hệ cấp, tâm hệ cấp tắc khí đạo ước, ước tắc bất lợi” (忧思则心系急,心系急则气道约,约则不利。) Ưu tư làm cho tạng tâm cấp bách, tâm cấp bách thì khí đạo co lại, co lại thì không thuận lợi. Phương diện khí hậu chủ yếu là ảnh hưởng của khí lạnh, như trong Tố vấn Cử thống luận viết : “Kinh mạch lưu hành bất chỉ, hoàn chu bất hưu. Hàn khí nhập xâm nhi kê trì, khấp nhi bất hành, khách vu mạch ngoại tắc huyết thiểu, khách vu mạch trung tắc khí bất thông, có thốt nhiên nhi thống.” (经脉流行不止,环周不 休。寒气入侵而稽迟,泣而不行,客于脉外则血少,客于脉中则气不通,故卒然而痛。)
Kinh mạch lưu hành không ngừng, thành vòng tròn không nghỉ. Khí lạnh xâm nhập gây trì trệ, xâm nhập ngoài mạch thì huyết thiểu (thiếu máu), xâm nhập vào trong mạch thì khí không thông, vì thế đột nhiên bị đau. Chư bệnh nguyên hậu luận lại viết: “Hàn khí khách vu ngũ tạng lục phủ, nhân hư nhi phát, thượng xung hung gian, tắc vi hung tí” (寒气客于五脏六腑,因虚而发,上冲胸间,则为胸 痹。) Khí lạnh xâm nhập ngũ tạng lục phủ, vì hư tổn mà phát bệnh, xung lên ngực thành chứng hung tý (ngực tê bại). Vì thế khi hàn tà ( khí lạnh)xâm phạm vị trí dương của lồng ngực thì tim bị đau. Nói tóm lại bệnh mạch vành chính là một chứng “Bản hư tiêu thực”(Bệnh thuộc thực chứng và có căn bản là hư yếu). Trong quá trình phát bệnh, hư tổn của ngũ tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận chính là căn bản của bệnh; Khí trệ, huyết ứ, đàm trọc, âm hàn chính là tiêu (ngọn) thực của bệnh. Tiêu thực bản hư chính là đặc điểm của bệnh mạch vành.
Các nguyên nhân dụ phát của bệnh mạch vành là gì?
Bệnh nhân bệnh mạch vành, bất kể lúc nào cũng đều có thể phát sinh tâm giảo thống hoặc nhồi máu cơ tim, mà sự phát sinh những hội chứng nguy cấp này, ngoại trừ bệnh biến của tạng tâm, tâm mạch ứ trệ, ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với việc phát sinh bệnh cũng có tác dụng nặng nhẹ khác nhau, đó là những nhân tố dụ phát bệnh.
1/ Ảnh hưởng của nhân tố cảm xúc : Các cảm xúc như : Vui, giận, lo, mong nhớ, buồn, hãi, sợ (Hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh) quá độ, đều có thể dẫn đến phát bệnh, nhưng chủ yếu chính là các cảm xúc giận dữ và ưu tư làm cho khí kết lại. Nội kinh viết: “Nộ tắc khí thượng, tư tắc khí kết” (怒则气上,思 则气结) Nộ (giận dữ) làm cho khí đi lên, ưu tư thì khí kết lại, khí và huyết có quan hệ hỗ tương sử dụng. Vì khí là tướng soái của huyết, huyết là mẹ khí, khí đi thì huyết đi (khí huyết lưu thông), khí trệ thì huyết ứ, nhất là đối với những bn tâm mạch đã bị ứ trệ, do giận dữ, khí cơ nghịch loạn, do ưu tư làm cho khí kết, khí cơ uất trệ, hình thành tình trạng tuần hoàn của khí huyết bị trở ngại. Nếu xuất hiện tâm mạch ứ trệ không thông, thì phát sinh cơn đau tim. Trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng sẽ phát sinh nhồi máu cơ tim, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, bệnh nhân bệnh mạch vành nên có tâm tình khoan hoà rộng rãi, gặp việc không giận dữ, giữ tâm tình vui vẻ phóng khoáng, rất hữu ích trong việc hồi phục sức khoẻ.
2/ Mệt mỏi gây tổn thương khí lực : Thiên Bách bệnh thuỷ sinh trong Tố vấn viết: “Lao tắc khí háo” (劳则气耗) Mệt mỏi thì háo khí, quá mỏi mệt làm cho tạng tâm quá tải, quá độ mỏi mệt thì nguyên khí bị tiêu hao, nguyên khí hư tổn thì tâm khí cũng hư tổn, tâm khí hư tổn nên không đủ lực để thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn, lâu ngày làm cho khí huyết bế tắc không thông, dẫn đến đau tim.
3/ Khí lạnh xâm phạm cơ thể: Con người sống trong trời đất, khí hậu tự nhiên và con người luôn luôn có sự tương quan với nhau, biến hoá của khí hậu bên ngoài tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Vì khí huyết tuần hoàn trong cơ thể khi nóng thì lưu thông dễ dàng, khi lạnh thì ngưng trệ, vì thế khi khí lạnh (xấu, tà) xâm nhập cơ thể, sẽ ảnh hưởng sự vận hành của kinh mạch khí huyết. Y gia Vương Thúc Hoà viết trong Mạch kinh: Đau tim là do khí lạnh xâm phạm tâm bào lạc (厥心痛者,乃寒气客于心包络也。Quyết tâm thống giả, nãi hàn khí khách vu tâm bào lạc dã). Vì lạnh làm cho kinh mạch co lại rất nhanh, khí huyết tuần hoàn bị trở ngại, kinh mạch nuôi dưỡng tim xuất hiện bệnh biến ứ trệ, vì thế phát sinh đau tim.
4/ Ẩm thực không điều độ : Nội kinh viết: Ăn uống quá nhiều tổn thương tràng vị (饮食自倍,肠胃乃伤.) Ẩm thực tự bội, tràng vị nãi thương). Vì thế ẩm thực đói no thất thường gây tổn thương khí của tỳ vị, tỳ khí hư ảnh hưởng khí của tạng mẹ, (Hoả sinh thổ) dẫn đến tâm khí hư, tâm khí hư nên huyết dịch tuần hoàn không thuận lợi, cũng có thể dụ phát bệnh. Bình nhân khí tượng luận trong Tố vấn viết: Đại lạc của bao tử có tên là hư lý, xuất ra phía dưới vú bên trái, cũng là mạch tông khí. (胃之大络名曰虚里,出于左乳之下,其动应衣脉宗气也。Vị chi đại lạc danh viết hư lý, xuất vu tả nhũ chi hạ, kỳ động ứng y mạch tông khí dã.) Vì thế khi vị khí bị tổn thương thì mạch tông khí cũng bị tổn hại. Cái gọi là mạch tông khí thực ra là chỉ về khí của tạng tâm, tâm khí không có lực để thúc đẩy huyết dịch vận hành, nhất là khi ảnh hưởng lạc mạch nuôi dưỡng tạng tâm bị ứ trệ không thông thì sẽ phát tác cơn đau tim. Theo đó, bệnh nhân bệnh mạch vành, nên chú ý tránh những nhân tố dụ phát bệnh, các biện pháp phòng ngừa bệnh chính là thượng sách.
Phương pháp biện chứng phân loại hình của bệnh mạch vành là gì?
Hiện nay đông y vẫn chưa thống nhất phương pháp biện chứng phân loại hình bệnh mạch vành, đại thể gồm một số loại sau:
(1) Phương pháp biện chứng phân loại hình theo âm dương: Như dương hư, âm hư, âm dương lưỡng hư.
(2) Phương pháp biện chứng phân loại hình theo tạng phủ âm dương: như tâm thận âm hư, tâm thận dương hư, tâm thận âm dương lưỡng hư.
(3) Phương pháp biện chứng phân loại hình theo cơn đau: Như thời kỳ đau, thời kỳ không đau.
(4) Phương pháp biện chứng phân loại hình theo tiêu bản: Như tiêu chứng : Khí trệ huyết ứ, hàn đàm huyết ứ, nhiệt đàm huyết ứ. Bản chứng: Dương khí hư nhược, âm huyết bất túc, tâm can thận âm hư, âm hư dương kháng.
Các phương pháp biện chứng phân hình nêu trên, tuy khác biệt, nhưng chính là những tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trên lâm sàng trong hàng ngàn năm, vì thế có thể dùng để tham khảo.
Tác giả cho rằng phương pháp phân biệt hội chứng cần dựa trên nội dung cơ bản của hội chứng. Nội dung cơ bản của phân biệt hội chứng cần bao gồm: Nguyên nhân, vị trí bệnh, bệnh cơ ( là quá trình phát sinh, phát triển, biến hoá và kết cục của bệnh), tính chất bệnh,… là nội dung không thể thiếu đối với mỗi hội chứng. Loại hội chứng này là cơ sở để chẩn đoán. Nếu loại hội chứng phân biệt không bao gồm 4 yếu tố cơ bản trên thì nó sẽ không đủ cơ sở để chẩn đoán, và nó sẽ không đủ bằng chứng để lập pháp, và điều trị sẽ không có mục đích. Tất nhiên, phương pháp như vậy là không đủ.
Biện chứng luận trị cụ thể một số loại hình bệnh mạch vành tim thường gặp là gì?
Biện chứng luận trị chính là đặc điểm trị liệu tật bệnh của đông y học, cũng chính là ưu thế tự thân của đông y. Bệnh biến chủ yếu của bệnh mạch vành chính là đường kinh chính và lạc mạch (đường kinh phụ) nuôi dưỡng tạng tâm phát sinh ứ trệ, làm cho khí huyết tuần hành không thông mà phát sinh các chứng trạng như đau ngực, tức ngực khó thở. Mà biến hoá bệnh lý và quá trình phát triển của chính kinh và chi biệt mạch lạc nuôi dưỡng tạng tâm phát sinh ứ trệ, lại có quan hệ trực tiếp với tình trạng mất điều hoà của công năng tạng phủ và khí huyết âm dương. Vì thế trên phương diện biểu hiện lâm sàng, ngoại trừ các chứng trạng phổ biến phát sinh khi tâm mạch ứ trệ như đau ngực hoặc lồng ngực phiền muộn, khó thở, còn có nhiều loại chứng trạng của công năng tạng phủ và khí huyết âm dương mất điều hoà. Căn cứ vào phương pháp biện chứng phân loại hình đã trình bày ở phần trên tiến hành biện chứng phân loại hình, chứng hình thường gặp chủ yếu gồm: Hung dương bất chấn (Dương của lồng ngực không mạnh mẽ phấn chấn), tâm mạch ứ trệ; Tâm khí âm hư, tâm mạch ứ trệ; Tâm khí dương hư, tâm mạch ứ trệ; Âm hư dương kháng, tâm mạch ứ trệ; Khí trệ huyết ứ, tâm mạch ứ trệ; Tỳ dương hư, tâm mạch ứ trệ; Vị khí thượng nghịch, tâm mạch ứ trệ; Tâm tỳ lưỡng hư, tâm mạch ứ trệ; Can uất khí trệ, tâm mạch ứ trệ.
Tiến hành biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình dương khí của ngực suy yếu, tâm mạch ứ trệ được tiến hành như thế nào?
Vị trí của tim ở trong lồng ngực, chủ dương khí, là dương trong thái dương. Dương của lồng ngực mạnh mẽ, lực cổ động của tim tốt thì huyết mạch lưu hành thông suốt; Dương của lồng ngực suy yếu, mạch tim ứ trệ nên lồng ngực phiền muộn, khí bị nghẹt tắc hoặc đau ngực, hoặc đau từ ngực lan sang lưng hay ngược lại, đau phóng xạ sang vai, cánh tay trái, lúc đau lúc không, chất lưỡi tím tái, rêu lưỡi mỏng có màu trắng nhầy, mạch huyền hoặc trầm hoãn. Đây là bệnh mạch vành loại hình dương của lồng ngực suy yếu, tâm huyết ứ trệ.
Lồng ngực chứa hai tạng tâm và phế, là nơi tụ hội của dương khí. Nếu đàm ứ gây trở ngại dương khí, làm cho dương khí của tạng tâm và tạng phế không tuyên giáng (tuyên= lan toả), tâm mạch ứ trệ không thông, thì sản sinh các chứng trạng như lồng ngực phiền muộn, khí bị nghẹt tắc hoặc đau ngực; Nếu tâm mạch sáp trệ không thông, khí huyết không đủ để nuôi dưỡng tâm, mà khi đó cơn đau theo kinh mạch phản ứng vào mạch bối du, thì xuất hiện cơn đau từ ngực sang lưng hoặc ngược lại; Nếu cơn đau theo kinh mạch phản ứng với Thủ thái dương tiểu tràng thì sẽ đau lan sang vai lưng và cánh tay bên trái, nếu cơn đau dọc theo kinh mạch của tạng tâm và tâm bào lạc thì sẽ đau theo phía trong cánh tay xuống đến ngón út và ngón vô danh, chất lưỡi tím tái là biểu hiện của ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhầy là biểu hiện của đàm trọc, mạch huyền chủ đau, chủ về đàm ẩm và sơ vữa động mạch.
[Trị pháp] :Tuyên tý thông dương, hoá ứ thông mạch
[Xử phương]: Ôn dương tuyên tý thang (Tự chế): Thành phần: Quế chi, Giới bạch, Qua lâu, Đan sâm, Xích thược, Uất kim, Ngũ linh chi, Hồng hoa, Xuyên khung, Mộc hương, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Trong phương có Quế chi, Giới bạch, Qua lâu ôn dương tuyên tý, Mộc hương, Uất kim thông ứ trệ, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Hồng hoa, Ngũ linh chi có tác dụng hoá ứ giảm đau, toàn phương có tác dụng tuyên thông ứ trệ, khí huyết lưu sướng, lồng ngực ngừng đau. Thực nghiệm chứng minh, Đan sâm và Qua lâu có tác dụng tăng lưu lượng máu ở mạch vành tim và tăng lực bơm hút của cơ tim, vì thế nên chú ý trọng dụng.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình âm hư dương kháng được tiến hành như thế nào?
Bệnh mạch vành loại hình âm hư dương kháng (âm hư yếu nên dương mạnh), tâm mạch ứ trệ có các biểu hiện như những cơn đau ở ngực hoặc ở vùng trước tim, dạng đau nhói, muộn thống (đau và bế tắc), kèm theo phiền muộn dễ tức giận, nhức đầu, trướng đầu, ù tai, khô họng, eo gối đau ê ẩm, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngày nhẹ đêm nặng, chất lưỡi khá đỏ, rêu lưỡi vàng nhẹ, mạch huyền.
Tạng thận ở vùng eo, thận âm hư nên eo gối đau ê ẩm, âm hư sinh nội nhiệt, nhẹ thì tay chân nóng, trường hợp nặng thì âm không hàm chứa được dương nên sau buổi trưa bệnh tăng nặng. Đường kinh can đi lên đến đỉnh đầu, thận âm hư thuỷ không tẩm nhuận được mộc nên can dương thượng kháng (bốc lên), nhiễu loạn thanh khiếu nên đầu trướng đau, thận khai khiếu ở tai, thận âm hư can dương thượng xung nhĩ khiếu nên ù tai. Can chủ giận dữ, can dương quá mạnh, âm không liễm dương nên dễ tức giận, can hoả ảnh hưởng tạng tim gây phiền muộn, âm hư dương thịnh, tân dịch không đủ nên miệng họng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng đều là biểu hiện của âm hư dương cang (mạnh), mạch huyền chủ về chứng đau hoặc bệnh gan. Tạng tâm không được nuôi dưỡng, tâm mạch ứ trệ không thông nên đau ngực. Chứng này do can thận âm hư, can dương kháng thịnh (quá mạnh), gây háo tổn tân dịch, ảnh hưởng tâm mạch, mạch lạc không kiện vận (vận chuyển mạnh), nên ứ trọc nội sinh, tâm mạch không thông mà tạo thành bệnh.
[Trị pháp] Tư âm tiềm dương, hoạt huyết hoá ứ thông mạch
[Xử phương] Ích âm tiềm dương hoạt huyết thang (Phương tự chế)
Sinh địa, Huyền sâm, Thủ ô, Nữ trinh, Cúc hoa, Đan sâm, Xích thược, Hồng hoa, Uất kim, Xuyên khung, Mộc hương. Gia giảm theo chứng trạng: Phiền muộn dễ giận dữ gia Sơn chi, Hạ khô thảo, hoảng hốt mất ngủ gia sao Táo nhân, Bá tử nhân, Dạ giao đằng, đau trên đỉnh đầu gia Cao bản, đau ngực (tim) nhiều gia Huyền hồ hoặc Nhũ hương, Một dược, đau lưng gia Tục đoạn, Bổ cốt chỉ.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình tâm khí âm hư, tâm mạch ứ trệ được tiến hành như thế nào?
Bệnh tim lâu ngày, khí và âm bị tổn thương, tuần hoàn của máu không thông sướng nên tâm mạch bị ứ trệ. Xuất hiện đau ngực phiền muộn hoặc đau nhói, hoặc đau nhói ở ngực trái, hoặc đau âm ỉ. Cơn đau lúc có lúc không. Kèm theo hoảng hốt thở ngắn, cơn đau tăng lên khi vận động (?), hoặc tinh thần mệt mỏi, không có sức, tăng nặng khi vận động, hoặc đêm đang ngủ tỉnh giấc thấy khó thở, sau khi ngồi dậy hoặc vận động nhẹ thì các chứng trạng giảm nhẹ hoặc biến mất. Hai gối yếu mỏi hoặc lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng họng khô, chất lưỡi hơi đỏ hoặc có điểm ứ, rêu lưỡi trắng dầy ít tân dịch, mạch trầm tế nhuyễn hoặc trầm nhược.
[Trị pháp] Ích khí dưỡng âm, hoá ứ thông mạch.
[Xử phương] Ích khí âm thông huyết mạch thang (Tự chế)
Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sinh địa, Mạch đông, Ngũ vị tử, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Hồng hoa, Uất kim, Trần bì, Mộc hương. Sắc uống ngày một thang. Trong phương có Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sinh địa, Mạch đông, Ngũ vị ích tâm khí nuôi dưỡng tâm âm, với Xích thược, Xuyên khung, Đan sâm, Hồng hoa là các vị thuốc hoạt huyết hoá ứ, có khả năng thông sướng huyết mạch, Uất kim, Trần bì, Mộc hương điều chỉnh khí cơ, tiêu tán ứ huyết, trong đó Trần bì có khả năng tiêu trừ tác dụng phụ của Hoàng kỳ bổ khí gây đầy bụng. Uất kim, Đan sâm, Xuyên khung có tác dụng giảm nhẹ tình trạng sơ vữa động mạch.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình tâm dương hư, tâm mạch ứ trệ được tiến hành như thế nào?
Tâm dương hư, tâm mạch ứ trệ có thể do tâm âm hư, âm tổn cập dương chuyển hoá thành, cũng có thể do tố chất cơ thể dương hư, ảnh hưởng tạng tâm tạo thành bệnh. Có các chứng trạng như ngực phiền muộn, đau ngực, hoặc đau ngực trái (đau vùng tâm tiền khu (vùng trước tim)), lúc đau lúc không, kèm theo hoảng hốt hơi thở ngắn, mệt mỏi yếu sức, sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, tay chân lạnh, hoặc tay chân mát, hoặc khi gặp lạnh dễ phát tác, chất lưỡi ảm đạm hoặc có điểm ứ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc trầm trì.
Tâm chủ huyết mạch, dương chủ sưởi ấm. Tâm dương hư không có lực thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn toàn thân, nên toàn thân mỏi mệt yếu sức, dương hư không thể sưởi ấm tứ mạt (bàn tay và bàn chân), nên bn sợ lạnh chân tay lạnh, tâm dương hư không có lực thúc đẩy huyết dịch tuần hành trong tâm mạch, tâm huyết không đủ nên hoảng hốt thở ngắn. Chất lưỡi tím nhạt là biểu hiện của dương hư, ứ điểm là biểu hiện của chứng huyết ứ. Mạch trầm trì là dương khí không đầy đủ. Chứng này thường do khí hư lâu ngày phát triển thành tâm dương hư, chính là khi gặp lạnh dễ phát tác. “Dương hư sinh ngoại hàn” , khi lạnh kinh mạch co lại rất nhanh, tâm mạch khí huyết tuần hành không thông sướng, tâm không được nuôi dưỡng, xuất hiện lồng ngực phiền muộn, đau ngực.
[Trị pháp]: Ôn dương ích khí, hoá ứ thông mạch.
[Xử phương] : Thánh dũ thang gia giảm.
Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương quy, Mạch đông, Ngũ vị, Hồng hoa, Đan sâm. Xích thược, Xuyên khung, Phụ tử. Mạch trì gia Nhục quế, Sợ lạnh gia Can khương. Sắc uống ngày 1 thang.
Trong phương có Hoàng kỳ, Đảng sâm, Nhục quế, Phụ tử bổ khí ôn thông, khí huyết lưu sướng. Đương quy, Mạch đông, Ngũ vị dưỡng âm hoạt huyết, kết hợp với Hoàng kỳ, Đảng sâm, Quế Phụ làm cho dương được âm hỗ trợ tạo thành nguồn không cạn kiệt, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Đan sâm hoá ứ huyết, thông tâm mạch, hoạt huyết giảm đau. Như thế, tạng tâm dương khí vượng. âm huyết sung túc, ứ trệ hoá giải, cơn đau thắt ngực lập tức ngưng lại.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình khí trệ huyết ứ, tâm mạch ứ trệ được tiến hành như thế nào?
Bệnh mạch vành loại hình khí trệ huyết ứ, tâm mạch ứ trệ có các chứng trạng như: Đau nhói ở vùng tim hoặc đau phiền muộn( muộn thống), đau âm ỉ, điểm đau cố định, lúc đau lúc không, kèm theo ngực khó chịu thở ngắn, vội vã bất an, chất lưỡi tím tái ảm đạm có ứ điểm, rêu lưỡi dày, mạch huyền.
Chứng này thường do khí cơ uất trệ hoặc can khí uất trệ hoặc do tỳ khí uất kết, khí cơ không thuận lợi, ứ trọc nội sinh, bám vào thành mạch đạo, huyết mạch tuần hành sáp trệ không thuận lợi mà hình thành bệnh. Vì khí là tướng soái của huyết, huyết là mẹ của khí, khí trệ và huyết ứ luôn luôn có đối ứng nhân quả, do khí trệ dẫn đến huyết hành bị trở ngại mà ứ tích lại, huyết càng ứ, khí càng trệ. Khí trệ nên lồng ngực phiền muộc, huyết ứ nên ngực đau nhói, khí trệ huyết ứ tâm mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ nên thần trí bất an, bồn chồn không yên.
[Trị pháp] Lý khí hoạt huyết, hoá ứ thông mạch.
[Xử pương] Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
Thành phần gồm: Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Xích thược, Xuyên khung, Uất kim, Đan sâm, Tam thất, Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh, Cam thảo, đau nhiều gia Nhũ hương, Một dược. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Phương thang chủ trị huyết ứ trong ngực, huyết tuần hành không thư sướng gây đau ngực, đau tim, trong phương có Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hoá ứ, vị Ngưu tất thông huyết mạch, dẫn ứ huyết xuống dưới, Sài hồ sơ can giải uất, thăng đạt thanh dương, Cát cánh, Chỉ xác khai mở lồng ngực, thuận khí, làm cho khí hành để huyết hành, Sinh địa lương huyết tư âm (mát máu bổ âm), phối Đương quy bổ máu nhuận táo (trừ khô ráo), trừ ứ trệ mà không gây tổn thương chính khí, đau nhiều gia Nhũ hương, Một dược có tác dụng hoạt huyết giảm đau, như vậy, khí đã hành, huyết ứ được hoá thông, tâm mạch được nuôi dưỡng, mọi chứng trạng tự trừ.
Bệnh mạch vành loại hình vị khí thượng nghịch. Tâm mạch ứ trở được tiến hành biện chứng như thế nào?
Loại hình có các chứng trạng như: Đau dữ dội ở ngực , hoặc ngực bên trái (tâm tiền khu) hoặc đau ở vị quản, lồng ngực phiền muộn thở gấp, cơn đau kéo dài và nặng, có thể đạt tới 1,2 giờ hoặc nhiều giờ, uống Tiêu toan cam du phiến hoặc Quan tâm tô hiệp hương hoàn đều vô hiệu. Kèm theo lợm giọng ẩu thổ, ức bụng trướng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi bình thường, nếu kéo dài một số ngày không giảm, rêu lưỡi sẽ dày lên, chất lưỡi chuyển hồng, mạch thường trầm tế hoặc tế sác.
Trên lâm sàng loại hình này thường gặp ở bệnh mạch vành nghiêm trọng hoặc nghẹt tắc cơ tim, thường do các loại chứng hình khác đột nhiên đau đớn tăng nặng, phát tác liên tục, cơn đau kéo dài gây ra, nhưng cũng có khi vừa phát bệnh đã tăng nặng mà xuất hiện loại hình này.
Bệnh này chuyển biến từ cấp trọng chứng, do cơn đau ngực phản phục phát tác, huyết lưu trong tạng tâm chậm. cung cấp máu không đủ, dần dần tâm mạch vì ứ trệ mà biến thành ứ trở không thông, nên đau kịch liệt ở giữa ngực hoặc ngực trái không giảm. Uống các loại thuốc Phương hương ôn thông mà không giảm, là biểu hiện của tâm mạch bị ứ trở nghiêm trọng, rất nhiều khả năng phát sinh nghẹt tắc cơ tim cấp tính, cần phải cảnh giác cao độ. Tâm hung đau kịch liệt không đỡ, khí cơ của vị tràng rối loạn, vị khí thượng nghịch nên xuất hiện lợm giọng nôn ói, ức bụng trướng muộn, mạch tế sác là biểu hiện của thống thậm (đau kịch liệt) tổn thương khí gây ra. Rêu lưỡi chuyển dày, chất lưỡi biến thành màu hồng, thường là dự báo khả năng nghẹt tắc cơ tim cấp tính.
[Trị pháp]: Hoà vị giáng nghịch, hoá ứ thông mạch.
[Xử phương] : Ôn đảm thang gia phương hương hoá ứ dược.
Dùng Trần bì, Trúc nhự, Phục linh, Hồng hoa, Xuyên khung, Pháp bán hạ, Xích thược, Đại giả thạch, Công Đinh hương, Đàn hương, Tam thất phấn (uống riêng), Ngô du, Cam thảo, sắc uống ngày 1 thang.
Vì đây là chứng nguy cấp, trước tiên cần giảm đau trị ẩu thổ, đồng thời có thể châm các huyệt như: Nội quan, Chiên trung, Tâm du, Thần môn, dùng tả pháp, nếu cần nên xử lý theo phương pháp trị liệu nghẹt tắc cơ tim của y học hiện đại, không nên chậm trễ.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình can khí uất trệ, tâm mạch uất trệ được tiến hành như thế nào?
Tạng can chủ sơ tiết, trong đó có một phương diện trọng yếu là điều tiết khí cơ, khi công năng sơ tiết của tạng can bình thường, thì khí cơ của cơ thể thuận sướng, công năng hoạt động của các tạng phủ bình thường. Nếu công năng sơ tiết của tạng can thất thường, có thể xuất hiện can khí uất kết, can uất khí trệ, huyết hành bị trở ngại, lâu ngày hình thành huyết ứ hoặc thũng khối, tạng can và tạng tâm có quan hệ tương sinh (Mộc sinh hoả), nên quan hệ giữa hai tạng vô cùng mật thiết, tâm mạch uất trệ, luôn luôn có thể do can khí uất trệ gây nên. Biểu hiện trong lâm sàng là: Đau nhói ở ngực trái, hoặc muộn thống, lúc đau lúc không, ngực, cạnh sườn trướng đầy, thích thở dài, dễ tức giận, chất lưỡi tối hoặc có ứ điểm, mạch thường huyền.
Can thuộc mộc, tâm thuộc hoả, là quan hệ mẫu tử, khí cơ của tạng can sơ tiết tốt, có lợi cho huyết mạch của tâm lưu thông, ngược lại sẽ xuất hiện tâm mạch bị uất trệ, khi mạch lạc của tâm phát sinh ứ trệ khí huyết không lưu thông sẽ xuất hiện đau ở ngực trái. Vị trí của gan ở hạ sườn phải, khi can khí uất trệ, cạnh sườn phải trướng đầy, ảnh hưởng lên ngực nên ngực và cạnh sườn đau trướng, dễ tức giận, hay thở dài. Chất lưỡi tối có ứ điểm là biểu hiện của huyết ứ, mạch huyền chủ bệnh tại tạng can hoặc chứng đau.
[Trị pháp]: Sơ can lý khí, hoá ứ thông mạch
[Xử phương]: Sài hồ sơ can tán hợp Đan sâm ẩm gia giảm. Sài hồ, Hương phụ, Chỉ xác, Sinh đí, Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Đàn hương, Cam thảo, trong phương có Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ sơ can giải uất, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm hoạt huyết hoá ứ, sơ thông mạch lạc của tim, Đương quy, Sinh địa, Ngưu tất dưỡng huyết hành huyết, hợp dụng toàn phương, làm cho can khí sướng đạt, tâm mạch lưu thông, tâm mạch thông, nên cơn đau có thể hoãn giải.
Biện chứng luận trị bệnh mạch vành loại hình tâm tỳ lưỡng hư được tiến hành như thế nào?
“Tâm chủ huyết mạch” (心主血脉), huyết dịch tuần hành trong mạch, đều nhờ lực thúc đẩy của tạng tâm. “Tạng tỳ chủ vận hoá” (脾主运化), là nguồn sinh hoá của khí huyết, sự sinh thành và vận hành của huyết dịch tương quan mật thiết với hai tạng tâm và tỳ nêu trên. Nếu tâm khí không đủ, không có lực thúc đẩy huyết dịch, tạng kỳ kiện vận không tốt, huyết dịch sinh thành giảm, lâu ngày hình thành tạng tâm và tạng tỳ cùng hư yếu, khí huyết suy, tâm mạch ứ trệ. Có các chứng trạng như: Ngực đau tức hoặc đau ở ngực trái, lúc đau lúc không, hoảng hốt thở ngắn, mất ngủ hay mơ, chân tay mỏi mệt hoặc ăn uống khó tiêu, hoặc ăn vào đầy bụng, rêu lưỡi trắng mỏng, đầu lưỡi có ứ điểm, mạch trầm hoãn hoặc trầm tế.
Căn cứ theo biện chứng, tâm khí hư nên hoảng hốt thở ngắn, tỳ kiện vận kém nên tứ chi yếu mỏi hoặc ăn ít tiêu hoá kém, tạng tỳ hoá sinh khí huyết không bình thường nên biến sinh ra thấp trọc đàm ẩm, bám vào mạch đạo, tâm mạch ứ trệ, khí huyết khó thông nên xuất hiện chứng đau ngực hoặc đau ngực trái, lưỡi có ứ điểm là biểu hiện của huyết ứ, mạch trầm hoãn chủ tỳ hư, mạch tế chủ khí huyết không đầy đủ.
[Trị pháp]: Kiện tỳ dưỡng tâm, hoá ứ thông mạch.
[Xử phương] : Quy tỳ thang gia giảm
Đảng sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân, Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đan sâm, Viễn chí, Mộc hương, Cam thảo, trong phương có Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Phục linh kiện tỳ ích khí, Đương quy, Táo nhân, Viễn trí dưỡng tâm an thần, Mộc hương hành khí hoá trệ, phối với Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, Đan sâm hoá ứ thông mạch, chính là bổ cả hai tạng tâm tỳ, khí huyết lưu sướng, chứng đau tim có thể khỏi. (Chứng này thường gặp ở những phụ nữ bị lưu thai . Kinh nghiệm của người dịch)
Bệnh mạch vành loại hình tỳ vị hư hàn, tâm mạch ứ trệ được tiến hành biện chứng như thế nào?
Tỳ vị ở trung tiêu là trụ cột của ngũ tạng, chủ vận hoá và là căn bản của hậu thiên, tỳ chủ thăng thanh, vị chủ giáng trọc, công năng tỳ vị bình thường thì thăng giáng có thứ tự, nạp vận bình thường. Nếu no đói vô độ, lao quyện gây tổn thương tạng tỳ, lâu ngày khí của tỳ vị bị hư tổn, hàn tà xâm nhập, tạo thành chứng tỳ vị hư hàn, vì thế thổ không sinh kim, mộc không sinh hoả nên tâm dương hư suy, tâm mạch ứ trệ. Xuất hiện chứng trạng ngực bị nghẹt tắc và đau, đau lan xuống vị quản, thích xoa nắn ấm áp, khi đói bệnh dễ phát tác, sau khi ăn giảm nhẹ, bệnh nhân hồi hộp, hơi thở ngắn, chân tay mỏi mệt, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi tím nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng nhờn, mạch nhu nhược.
Bệnh do trung tiêu hư hàn gây ra, thăng giáng không đúng, trung tiêu kiện vận thất thường, tông khí ở lồng ngực không hỗ trợ, nên khó có thể “Quán tâm mạch, hành hô hấp” (Thông suốt tâm mạch, giúp hô hấp). Trị pháp: Kiện trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp, dùng Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm. Thành phần gồm Chích Hoàng kỳ, Tửu sao Bạch thược, Quế chi, Đương quy, Đan sâm, Di đường, Cam thảo, Đại táo, Sinh khương. Trong phương có Bạch thược toan khổ (chua đắng), tiết can hoà doanh, hợp Di đường hoãn cấp bổ trung, bồi bổ kiện vận trung châu, thêm sinh khương, Quế chi cay ấm để thông dương, hiệp hoà doanh vệ, Cam thảo, Đại táo cam ôn bổ hư, điều hoà các vị thuốc, trọng dụng chích Hoàng kỳ ôn bổ tỳ vị để nuôi dưỡng tông khí trong ngực, dùng Đương quy, Đan sâm, Xuyên khung hoạt huyết thông mạch, toàn phương có tác dụng bổ dưỡng và ấm áp trung châu, hư tổn và ứ trệ được thông hoá nên cơn đau được hoá giải.
Tam thất
Tác dụng của Tam thất đối với bệnh mạch vành như thế nào?
Công hiệu chủ yếu của Tam thất là hoá ứ và cầm máu, hoạt huyết giảm đau, thường dùng cho các loại xuất huyết và ứ huyết bên trong và bên ngoài cơ thể. Tam thất có đặc điểm là cầm máu mà không lưu ứ, hoạt huyết nhưng không gây xuất huyết. Trên lâm sàng việc sử dụng Tam thất điều trị bệnh mạch vành có khá nhiều ưu điểm. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Các saponin trong Tam thất và glycoside flavonoid có trong Tam thất có thể làm giãn nở đáng kể các động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành, giảm tiêu thụ oxy của cơ tim và tăng cường khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của cơ tim.
Tam thất có tác dụng tích cực đối với cơn đau thắt ngực, tác dụng kéo dài, không có tác dụng phụ của thuốc giãn mạch nói chung, có tác dụng điều hòa nhịp tim hai chiều, đối với bệnh nhân nhịp tim nhanh, sau khi sử dụng, nhịp tim có thể giảm xuống mức tương đối bình thường, và có thể tăng dần nhịp tim thông qua quá trình điều trị lâu dài cho những bệnh nhân mắc chứng nhịp tim chậm.
Trường hợp nhồi máu cơ tim diện rộng kết hợp với sốc tim thì dùng thuốc tân dược là chính thận (giáp thận thượng tuyến tố?), phó thận (Adrenaline?), luân phiên sử dụng isoproterenol, nếu ngừng thuốc mà huyết áp tụt, sốc thì chuyển sang dùng bột Tam thất 3 gam, dùng Sinh mạch tán sắc nước uống bột Tam thất, mỗi ngày một liều, có khi chỉ cần dùng hai ba liều là có thể loại bỏ các loại thuốc kể trên, huyết áp ổn định.
Do quá trình lâu dài của bệnh mạch vành tim, xơ vữa động mạch liên quan đến các tổn thương rộng rãi của thành mạch, và do đó lòng mạch có các mức độ hẹp khác nhau. Thực tế lâm sàng đã chứng minh rằng để làm giảm và làm sạch hàm lượng cholesterol và lipoprotein trong máu, không nhất thiết phải là một hành động ngắn hạn mà nó quyết định tính chất lâu dài và liên tục của thuốc. Theo quan sát lâm sàng, phương pháp điều trị chính bằng Tam thất có thể làm giảm đáng kể chất béo trung tính trong vòng 3 tháng, và có thể cải thiện đoạn ST-T của điện tâm đồ sau nửa năm. Tác giả cho rằng nên dùng Tam thất để điều trị bệnh mạch vành tim với lượng nhỏ trong thời gian dài và thời gian tốt nhất là không dưới nửa năm, liều lượng 3 gam mỗi lần là lý tưởng nhất cho người bệnh với hội chứng hư yếu thì nên đồng thời bổ sung bột nhân sâm Hoa Kỳ sẽ có tác dụng tốt hơn.
Tại sao trị liệu chứng đau tim lại không nên lạm dụng phương pháp hoạt huyết hoá ứ?
“Tâm thống”( 心痛) Đau tim trong y học Trung Quốc thuộc phạm trù bệnh mạch vành và đau thắt ngực trong y học hiện đại. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng “bất thông tắc thống”(不通则痛),không thông thì đau và đau tim là do tim mạch bị ứ trệ gây ra, vì vậy, việc trên lâm sàng sử dụng các đơn thuốc hoạt huyết hoá ứ là rất phổ biến. Tuy nhiên, trên lâm sàng thường có xu hướng bỏ qua biện chứng luận trị, lạm dụng khuynh hướng hoạt huyết hoá ứ. Cần lưu ý rằng bệnh mạch vành có hư và thực, dù là thực chứng cũng có liên hệ là bản hư tiêu thực (trên căn bản là tạng phủ cơ thể suy yếu), thực chứng nên dùng phép hoá ứ tuyên thông, hư chứng thì tăng cường phù chính, bồi bổ; Nếu không phân biệt được hư và thực, mà chỉ chú trọng tiêu tán ứ huyết một cách mù quáng, là điều không nên làm.
Bệnh mạch vành tuy ở tim nhưng lại liên quan mật thiết đến các cơ quan khác. Phải nhìn tổng thể một cách biện chứng thì mới có thể kê đơn thuốc phù hợp với cơ chế bệnh. Từ lâu “Nội kinh” đã đề cập đến “Thận tâm bệnh” (肾心病), “Vị tâm bệnh” (胃心病), “Tỳ tâm bệnh ” (脾心病), “Can tâm bệnh” (肝心病), “Phế tâm bệnh” (肺心病), điều này cho thấy ngũ tạng đình trệ đều có thể gây ra chứng đau tim. Về việc chẩn đoán và điều trị bệnh đau tim, “Nan kinh” chỉ ra rằng: “Tổn kỳ tâm giả, điều kỳ doanh vệ” (损其心者,调其营卫)Tạng tâm bị tổn hại thì nên điều hoà doanh và vệ. Tiết Bảo Điền tiên sinh, một danh y thời nhà Thanh, viết trong {Bắc Hành Nhật Ký}: Lý thuyết “Vinh vệ vi huyết mạch chi sở sinh, tâm vi sở chủ; Nhiên vinh vệ khởi vu trung châu, can phế tỳ thận thực trợ kỳ dưỡng, dưỡng kỳ tứ tạng tất tâm tự an dã”. (荣卫为血脉之所生,心为之主;然荣卫起于中州,肝肺脾肾实助其养,养其四脏则心自安也)td: Vinh vệ là nơi sinh ra huyết mạch, là nơi tâm làm chủ; Mà vinh vệ khởi từ trung châu, can phế tỳ thận hỗ trợ nuôi dưỡng, nên nuôi dưỡng tứ tạng thì tạng tâm tự an. Điều này cực kỳ chính xác, hơn nữa đây là những điều người xưa chưa phát hiện, có thể dùng làm chỉ nam trên lâm sàng. Như bệnh mạch vành kèm theo tâm khí bất túc, xuất hiện chứng trạng lồng ngực phiền muộn thở ngắn, tim đau âm ỉ, rất hồi hộp, thấp thỏm bất an, miệng khô ít tân dịch, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác, trị bệnh tạng tâm tất phải kiêm bổ trung, Lạc mạch lớn của dạ dày gọi là hư lý (vị trí ở bên ngực trái chỗ đỉnh tim đập), tim rất hồi hộp, là tông khí tiết ra. Chứng này rất kỵ dùng phép hoạt huyết hoá ứ, nên dùng Sinh mạch tán hợp thang Tứ quân gia Ngọc trúc, Quế chi, Bá tử nhân để ích tâm khí, dưỡng tâm doanh, thông tâm mạch kiêm phù trợ trung khí, thu được hiệu quả khá tốt.
Làm thế nào để giữ vững nguyên tắc tiêu bản hoãn cấp trong điều trị bệnh mạch vành?
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh mạch vành tim là: Bệnh khẩn cấp thì điều trị tiêu (ngọn), bệnh hoà hoãn thì điều trị bản (gốc). Nói cách khác, khi bắt đầu xuất hiện những cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, bệnh nhân bị bệnh mạch vành phải được cấp cứu khẩn cấp, và việc điều trị chủ yếu là làm thuyên giảm hoặc loại bỏ tình trạng nguy kịch của bệnh nhân càng sớm càng tốt. Trong trường hợp chưa bị bệnh hoặc đang trong tình trạng bệnh không nặng thì điều trị căn bản là chủ yếu, điều chỉnh âm dương nội tạng thiên thịnh thiên suy để đạt được mục đích cường tráng thân thể, giảm số lần phát tác hoặc giảm nhẹ mức độ phát tác của bệnh. Tuy nhiên việc này không đơn lẻ và tách rời mà là hỗ tương liên quan và chiếu cố nhau. “Nhân nhân nhi nghi. Cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản” (因人而宜。急则治标,缓则治本) Cần chú trọng xử lý theo nguyên tắc điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ. Điều trị dựa trên phân biệt hội chứng phù hợp với từng cá nhân. Trong giai đoạn phát tác của bệnh nên chủ yếu điều trị tiêu kèm theo điều trị căn bản, chú tâm vào cục bộ, lại cũng chú ý điều chỉnh tổng thể. Chú trọng cục bộ chính là cải thiện bệnh biến ứ trệ của các kinh mạch chính và các chi biệt mạch lạc nuôi dưỡng tạng tâm. Cũng chính là cải thiện được trạng thái ứ trệ của mạch vành, từ đó biến “Bất thông tắc thống” thành “Thông tắc bất thống” (“不通则痛”为“通则不痛) biến không thông thì đau thành thông thì không đau. Điều chỉnh chỉnh thể, chính là điều tiết sửa chữa kinh mạch tạng phủ, công năng khí huyết với tình trạng thiên thịnh thiên suy của tạng phủ, khiến không tái sản sinh ứ trọc và thấp trọc, để khống chế sự phát triển của bệnh này, diệt trừ căn nguyên của bệnh.
Cơ chế điều trị bệnh mạch vành bằng cách khai thông mạch tim và giảm đau của Trung y là gì?
Khi bị bệnh mạch vành tim, dù là hội chứng nào đi chăng nữa thì tức ngực và đau tim cũng là triệu chứng chính và việc điều trị là dùng phương pháp khai thông mạch để đạt được hiệu quả giảm đau, cơ chế khai thông tâm mạch để giảm đau là gì? Ai cũng biết tim mạch bao gồm các kinh mạch chính và các nhánh nuôi dưỡng tim, là kênh mà khí và máu lưu thông qua tim, là cơ sở vật chất để tim liên tục thu được khí và máu. dinh dưỡng để duy trì các hoạt động sinh lý bình thường. Khi sự ứ trệ của các kinh mạch của tim dinh dưỡng đến một mức độ nhất định, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau tức ngực, tức ngực, tắc khí, khó thở. Lúc này, mạch của tim bị ứ trệ phần lớn là do khí uất trệ không thuận lợi, thuốc điều hòa khí (lý khí dược) có thể khai thông khí, khí cơ thông suốt sẽ tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông. Thuốc hoạt huyết hoá ứ có thể cải thiện hoặc tiêu trừ trạng thái ứ trệ của huyết dịch trong mạch lạc nuôi tim, mà sự giảm nhẹ hoặc tiêu trừ ứ trệ trong kinh mạch thì có lợi cho huyết dịch tuần hoàn được thông suốt, đồng thời cũng có lợi cho quá trình mạch đạo bị sơ vữa hồi phục bình thường, vì thế thuốc lý khí hoạt huyết có tác dụng khai thông mạch lạc nuôi tim và mạch lạc trên toàn thân, từ đó khiến cho tuần hoàn trong mạch lạc nuôi tim được cải thiện thông suốt, từ đó chứng đau thắt ngực được hoãn giải. Người ta thường nói: “Khí hành tắc huyết hành, khí trệ tắc huyết ứ.” (气行则 血行,气滞则血瘀。) Khí tuần hành thì huyết tuần hành, khí trệ thì huyết bị ứ. Được nuôi dưỡng liên tục thì tâm khí không suy, chính là đạo lý này.
Các phương pháp phổ biến của Y học để điều trị bệnh mạch vành là gì?
Việc điều trị bệnh mạch vành trong y học cổ truyền căn cứ hội chứng khác nhau trên lâm sàng, có nhiều phương pháp điều trị, hiện nay các phương pháp điều trị như hoạt huyết (thúc đẩy tuần hoàn máu), hoá ứ (loại bỏ huyết ứ), phương hương ôn thông, bổ dương, dưỡng âm, tư âm tiềm dương, Ích khí dưỡng âm là những phương pháp phổ biến. Được trình bày như sau:
1/Phép hoạt huyết hoá ứ: Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân bệnh mạch vành thuộc tâm huyết ứ trở, thường thấy các chứng trạng như tức ngực, đau tim, điểm đau cố định, đau như dùi đâm, chất lưỡi tím sẫm, hoặc có chấm xuất huyết dưới lưỡi, và mạch trầm huyền hoặc trầm sáp, sử dụng phương pháp điều trị này, có thể khai thông mạch tim, tiêu tán ứ trệ, chấm dứt cơn đau tim.
2/ Phương hương ôn thông pháp: Một số bệnh nhân kinh lạc bị ứ trệ do nhiễm lạnh dẫn đến dương khí ở lồng ngực không đủ, tâm dương không lan toả (bất tuyên), mạch tim bị nghẹt tắc, khởi phát đau tim, có thể dùng phương pháp trị liệu Phương hương ôn thông, tức là “hàn tắc ngưng ôn tắc hành” (寒则凝,温则行)lạnh gây ngưng trệ, ấm nóng thì tuần hành. Thuốc phương hương ôn thông là những vị thuốc có hương thơm và ấm áp, ôn dương khứ hàn, khai thông huyết mạch.
3/ Phương pháp Thông dương tuyên tí: Ngực là “Thanh dương chi phủ”(清阳之府)là nơi ở của thanh dương (thanh dương là dương ở trong âm), nơi dương khí bốc lên, khí thông suốt khi tâm dương dồi dào, nhưng khi hàn từ bên ngoài xâm phạm vào hoặc bên trong có âm hàn đàm thấp, thì dương của lồng ngực bị ảnh hưởng, khí cơ không thông suốt dẫn đến lồng ngực phiền muộn, đau tim, trên lâm sàng thường sử dụng trị pháp ôn thông tâm dương để khai thông mạch lạc.
4/ Phương pháp bổ âm tiềm dương (Bổ âm để điều trị chứng dương quá mạnh), phương pháp này thích hợp với chứng tâm thận âm hư của bệnh mạch vành, các triệu chứng tức ngực và đau, hồi hộp, đổ mồ hôi đêm, buồn bực mất ngủ, chóng mặt ù tai, eo gối mềm yếu, mạch tế sác hoặc tế sáp. Phương pháp này bồi bổ âm của tâm thận bệnh nhân có tác dụng điều chỉnh phần gốc của bệnh, lại có thể đè nén dương thượng phù là điều chỉnh phần ngọn của bệnh, từ đó âm dương được hài hoà cân đối, tiêu trừ được chứng đau ngực.
5/ Phương pháp bổ khí, dưỡng âm: Phù hợp với chứng khí âm lưỡng hư của bệnh mạch vành, triệu chứng gồm: Tức ngực, đau âm ỉ, lúc đau lúc không, hồi hộp thở ngắn, mệt mỏi ngại nói, khi mỏi mệt chứng trạng tăng nặng, mạch tế nhược vô lực hoặc kết đại. Phép điều trị này dùng cho loại hình hư chứng, không dùng cho thực chứng, nếu không đơn thuần là hư chứng thì không được sử dụng.
Làm thế nào để điều trị bệnh mạch tim có hai loại hình hội chứng hỗ tương nhau?
Trong điều trị lâm sàng bệnh mạch vành của y học cổ truyền , đôi khi có thể thấy cả hai loại hình hội chứng hỗ tương nhau, lúc này phương pháp điều trị và đơn thuốc cũng nên thay đổi theo diễn biến của bệnh. Trước hết, chúng ta nên cân nhắc xem loại hội chứng nào là chính, loại nào là phụ. Ví dụ, những người bị dương ở lồng ngực không phấn chấn, tâm mạch bị ứ nghẽn lại kèm theo khí âm hư, có các chứng trạng như : Ngực bị đau, phiền muộn, đau từ ngực sang lưng, đau từ lưng sang ngực, lại thêm mỏi mệt yếu sức, miệng họng khô, mạch trầm huyền v.v…Nhưng không có chứng trạng hơi thở ngắn, hoảng hốt. Dùng Trị pháp: Tuyên tí thông dương, hoá ứ thông tâm mạch, kèm theo ích khí. Dùng phương Tuyên tí thông mạch thang gia Đảng sâm, Mạch đông để điều trị, là đồng thời có thể thu hiệu quả. Ngược lại, nếu tâm khí âm hư, tâm mạch ứ trệ là chính, kèm theo hung dương không phấn chấn (là phụ), bệnh nhân có các chứng trạng như ngực đau nhói, lúc đau lúc không, dễ phát tác lúc mỏi mệt, kèm theo ngực phiền muộn, nghẹt thở, thở ngắn hoảng hốt, mệt mỏi không có lực, khi hoạt động bệnh tăng nặng, miệng họng khô, chất lưỡi tối, đầu lưỡi hồng, mạch trầm hoãn vô lực. Điều trị nên dùng phương pháp Ích khí âm, mạnh tâm lực, hoá ứ thông mạch, kèm theo tuyên tí thông dương, dùng phương Ích khí thông mạch thang gia Qua lâu, Giới bạch để điều trị cả hai hội chứng nêu trên, là điều trị đúng tình trạng của bệnh.
Đông y đối với chứng hung tí tiến hành dị bệnh đồng trị như thế nào?
Hung tí là tên một loại bệnh lý được Đông y chẩn đoán với chứng trạng chủ yếu là đau ở lồng ngực, nó có thể xuất hiện trong các loại bệnh tật ở hệ thống tâm huyết quản của tây y. {Phổ Tế Phương} ở chương bệnh tạng tâm viết: “Phàm tâm bệnh giả, hung trung thống……..”( 凡心病者,胸中 痛……)khi tạng tâm bị bệnh, đau trong lồng ngực. Các bệnh theo y học hiện đại như bệnh mạch vành đau thắt ngực, phong tâm bệnh, viêm cơ tim, viêm chủ động mạch, tâm tạng thần kinh quan năng chứng đều có thể xuất hiện hội chứng đau ngực nêu trên. Căn cứ nguyên tắc dị bệnh đồng trị (bệnh khác nhau mà điều trị giống nhau), tuy bệnh tật khác nhau, chỉ cần hội chứng lâm sàng biểu hiện loại hình chứng tương đồng, là có thể căn cứ theo chứng để lập pháp, theo pháp để tuyển chọn phương, tuỳ chứng để dụng dược, thì có thể thu được hiệu quả trị liệu tương đồng. Theo chẩn đoán của tây y là bệnh khác nhau, nhưng theo quan điểm biện chứng luận trị của trung y, chỉ cần xuất hiện loại hình chứng tương đồng là có thể tuyển dụng phương dược thích ứng với chứng đó để tiến hành trị liệu. Điều này có thể gọi là “Đối chứng trị liệu” (对证治疗). Nhưng khác với “Đối chứng trị liệu”(对症治疗) vì “chứng”(证) là thông qua biểu hiện của hội chứng, thể trưng* và các tư liệu thu được qua các kiểm tra khác trên lâm sàng, tiến hành phân tích tìm ra nguyên nhân bệnh, vị trí bệnh, cơ chế bệnh, tính chất bệnh, sau đó có được cách hiểu hợp lý một cách toàn diện, được gọi là hội chứng tương tự. Hội chứng này chính là biện chứng chẩn đoán, mà “Chứng (症) là chứng trạng, “đối chứng trị liệu ” (对症治疗) chỉ là chọn thuốc có thể hoãn giải một hoặc một vài triệu chứng tiến hành trị liệu. Nói chung là không đầy đủ nhận thức hợp lý, không thể tóm tắt nội dung của “hội chứng”. Do đó, trung y đối với trị liệu hội chứng tắc nghẽn lồng ngực (hung tý) bất luận là loại bệnh tật nào của hệ thống tâm huyết quản của tây y, chỉ cần có biểu hiện loại hình hội chứng tương đồng, thì sẽ dùng trị pháp và phương dược tương đồng, mà có thể thu được hiệu quả trị liệu giống nhau, đó chính là dị bệnh đồng trị (bệnh khác nhau mà điều trị giống nhau).
Cách điều trị đúng cách cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành phức tạp và cơn đau thắt ngực như thế nào?
Đối với những bệnh nhân bị bệnh mạch vành và đau thắt ngực, dù dùng thuốc Đông y hay Tây y, chỉ cần dùng một loại phương, một loại thuốc là có thể đạt được hiệu quả, đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh phức tạp thì có khi dùng nhiều đơn thuốc, nhiều loại thuốc cũng khó thu được hiệu quả. Đúng là có thể nói : “Thiên phương dị đắc, nhất hiệu nan cầu.” (千方易 得,一效难求。)Ngàn phương thuốc thì dễ, mà để thu được hiệu quả thì khó tìm. Lúc này, chúng ta nên phân tích kỹ nguyên nhân bệnh, nỗ lực điều trị một cách chính xác. Nhìn chung bệnh thường nặng vào mùa đông xuân hoặc khi khí hậu lạnh đột ngột thì bệnh dễ phát tác hoặc tăng nặng, tuy nhiên nếu bệnh nặng hơn vào mùa nắng nóng thì những trị pháp thông thường không dễ thu hiệu quả, lúc này nên chú ý đến khí hậu theo mùa để cân nhắc phương pháp trị bệnh, trên lâm sàng, chúng ta dùng thang Thanh thử ích khí gia Xuyên khung, Xích thược là thu được hiệu quả, điều này cho thấy phải chú ý đến ảnh hưởng rất quan trọng của khí hậu theo mùa.
Đối với việc điều trị chứng tâm giảo thống (đau thắt ngực) ngoan cố, có người dùng phương pháp tiêm thuốc hoạt huyết vào huyệt, thu được hiệu quả khá tốt. Huyệt vị thường dùng như Tâm du, Quyết âm du, Nội quan, Gian sử, Túc tam lý, thường dùng thuốc tiêm như Phục phương Đan sâm, thuốc tiêm Đan sâm, thuốc tiêm Đương quy.
Đối với tâm giảo thống nặng (đau thắt ngực nặng) có thể áp dụng phương pháp điều trị toàn diện, tức là dùng biện chứng luận trị sắc thuốc thang để uống, lại tiêm thuốc Đan sâm vào huyệt, hoặc tiêm tĩnh mạch Xuyên khung tần (ligustrazine), tái kết hợp với nhai và uống Tô hợp hương hoàn, hoặc dùng Nhân công Xạ hương hàm phiến là thuốc có hiệu quả cấp tốc dùng cho chứng đau thắt ngực, dùng khi phát bệnh hay sắp phát bệnh, có thể uống dự phòng trước.
Đối với việc lựa chọn các phương pháp điều trị cơn đau thắt ngực nhanh chóng, phương pháp có tác dụng chữa bệnh tốt nhất thường được lựa chọn sau khi dùng thử.
Đông y điều trị bệnh mạch vành dựa trên biện (phân biệt) bệnh như thế nào?
Điều trị phân biệt bệnh là dùng một đơn thuốc cố định hoặc một loại thuốc riêng lẻ để quan sát hiệu quả lâm sàng. Việc điều trị dựa trên phân biệt bệnh cũng được điều trị bằng các đơn thuốc cố định, tuy nhiên một số đơn thuốc này nhằm vào một số triệu chứng nhất định và gia thêm thuốc tùy theo hội chứng. Hơn 20 năm nay, nhiều cơ sở y tế trên cả nước đã áp dụng phương pháp biện bệnh để quan sát tác dụng lâm sàng của cơn đau thắt ngực bệnh mạch vành, nhiều đơn thuốc, đơn vị thuốc đã đạt hiệu quả tốt. Chúng tôi cũng đã thử nghiệm một số phương pháp điều trị và chúng thực sự có hiệu quả. Theo các đơn thuốc khác nhau hoặc các vị thuốc đơn lẻ, chúng tôi sử dụng lý thuyết của y học cổ truyền để phân loại chúng thành một số loại phương pháp điều trị khác nhau, được sử dụng trong các loại hội chứng khác nhau. Các phương pháp điều trị đó là các phương pháp như: Ích khí hoạt huyết, hoạt huyết hoá ứ, tư bổ gan thận, sơ (khai) thông mạch lạc, bổ thận dưỡng tâm, tuyên tí thông dương hóa đàm, phép dưỡng âm thanh tâm, phép phương hương ôn thông, bình can thanh nhiệt thông lạc, tuyên tí thông dương hoạt huyết, hoá đàm khứ ứ thông lạc.v.v… Từ đó nâng cao được hiệu quả chữa bệnh.
Sử dụng phương pháp hoạt huyết, điều trị bệnh mạch vành dựa vào biện bệnh được tiến hành như thế nào?
Dùng phương pháp hoạt huyết hoá ứ để chữa bệnh mạch vành là chủ yếu, chủ yếu dùng cho bệnh nhân khí trệ và hội chứng huyết ứ khá rõ ràng như tức ngực và đau nhói ngực, chất lưỡi tím sẫm, có ứ ban. ứ điểm xuất huyết đặc trưng. Dưới đây là một số loại đơn thuốc:
1/ Quan tâm (mạch vành) 2 (Bắc Kinh)
Đơn thuốc: Đan sâm 30g, xuyên khung, Xích thược, Hồng hoa, Giáng hương đều 15g, sắc với nước, ngày uống 1 thang. Một đợt điều trị uống từ 1 đến 3 tháng, có thể uống trong nửa năm hoặc hơn một năm. Theo quan sát hiệu quả chữa bệnh của 200 bệnh nhân cắt cơn đau thắt ngực, tổng tỷ lệ hiệu quả là 83%, và tổng tỷ lệ hiệu quả khoảng 38% đến 52% đối với việc nâng cao hiệu quả điều trị của điện tâm đồ. Nếu thêm nhũ hương và một dược mỗi thứ 6-10g có thể nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đã chứng minh rằng Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Hồng hoa đều có tác dụng ức chế huyết khối, trong đó Xích thược có tác dụng mạnh nhất và vị Giáng hương có tác dụng yếu nhất. Bài thuốc này còn có tác dụng ức chế sự tích tụ của tiểu cầu trong tiểu huyết quản của cơ tim, do đó người ta cho rằng hoạt huyết, loại bỏ huyết ứ có thể làm suy yếu sự hình thành huyết khối và mảng xơ vữa động mạch, từ đó ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, tăng lưu lượng máu cơ tim và có tác dụng mở rộng động mạch vành.
2/ Sâm Tam thất: Dùng Sâm Tam thất tán mịn, mỗi lần uống 0,5g, ngày 3 lần. Uống với nước. Với liệu trình 1 tháng, có thể uống từ 1~3 tháng hoặc lâu hơn. Người viết quan sát 120 trường hợp tâm giảo thống, hiệu quả rõ rệt đạt 36%, tổng tần suất hữu hiệu là 89%. Thuốc có tác dụng cầm máu đối với các trường hợp mất máu, lại có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, tiêu sưng giảm đau. Điều trị đau thắt ngực bệnh mạch vành nên dùng lượng nhỏ, dùng trong thời gian dài, bệnh thiên về tâm khí hư có hiệu quả trị liệu khá tốt. Qua các thí nghiệm dược lý trên động vật có tác dụng làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, giảm sức cản của mạch vành, tăng cường sức co bóp của cơ tim, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim.
3/ Hợp chất Đan sâm: Đơn thuốc gồm Đan sâm và Giáng hương. Chuẩn bị thuốc tiêm Đan sâm dạng hợp chất, mỗi loại 2mL, chia làm hai dạng: tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. (Không giới thiệu tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp).
Truyền tĩnh mạch mỗi lần 4 ~ 8mL thêm glucose 5% vào 500mL lỏng hoặc dextran phân tử thấp 500mL lỏng tiêm tĩnh mạch, ngày 1 lần. Nói chung là hai tuần là một đợt điều trị, cũng có thể là một đợt điều trị trong 10 ngày, nếu hiệu quả tốt hơn thì có thể dừng lại 5 ngày rồi điều trị tiếp đợt hai. Tác giả đã quan sát 200 bệnh nhân bị bệnh mạch vành và cơn đau thắt ngực, tỷ lệ hiệu quả đối với cơn đau thắt ngực là 26%, tổng tỷ lệ hiệu quả là 87% và tổng tỷ lệ hiệu quả đối với ECG bất thường là 51%.
Hợp chất Đan sâm được thêm vào chất lỏng dextran trọng lượng phân tử thấp tiêm tĩnh mạch có thể cải thiện hiệu quả chữa bệnh. Theo các thí nghiệm trên động vật có liên quan, thuốc tiêm Đan sâm hợp chất có thể cải thiện đáng kể khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của tim và tăng lưu lượng máu của động mạch vành.
4/ Xuyên khung tần (Ligustrazine): Sản phẩm này là một trong những thành phần chiết xuất của Xuyên khung . Mỗi ml chứa 40mg ligustrazine. Cách dùng: Thêm 40 – 80 mg ligustrazin tiêm vào 500 mL glucose 5%, nhỏ giọt tĩnh mạch, ngày 1 lần, 10 lần như một đợt điều trị. Tốc độ nhỏ giọt tốt nhất là khoảng 40 giọt mỗi phút. Thường là 1 đến 3 đợt điều trị. Sau mỗi đợt điều trị nên nghỉ ngơi từ 2 đến 3 ngày rồi mới sử dụng. Nói chung là từ 3 đến 7 ngày để có hiệu lực, nhanh nhất là 24 giờ. Tỷ lệ hiệu quả có thể đạt khoảng 90%, có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện điện tâm đồ. Thuốc này phù hợp hơn với những cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành nặng hoặc nhồi máu cơ tim cấp, đặc biệt là những người buồn nôn và nôn không thể dùng thuốc uống, thì càng thích hợp
Sử dụng phương pháp khai thông mạch lạc để điều trị chứng đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim chủ yếu tiến hành biện bệnh như thế nào?
Phương pháp này chủ yếu thích hợp với chứng đau thắt ngực do khí trệ huyết ứ gây nghẹt tắc tâm mạch. Dưới đây sẽ giới thiệu hai loại dược vật:
1/ Cát căn phiến : Mỗi viên nén chứa 10 mg flavonoid toàn phần, tương đương với 15 g thuốc thô, mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần. Tổng lượng hàng ngày là 90mg. Quan sát so sánh lâm sàng về cỡ liều cho thấy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất là 90 mg / ngày. Trong 4 tuần điều trị và dài nhất là 20 tuần, 109 trường hợp đau thắt ngực đã được điều trị, và tổng tỷ lệ hiệu quả là 63% và tổng tỷ lệ hiệu quả đối với điện tâm đồ bất thường là 47%.
Cát căn, có vị ngọt và tính chất bình, đi vào kinh Dương Minh, tăng cường sinh lực cho dạ dày, làm giải cơ và hạ sốt, đồng thời có thể chữa đau cổ và lưng. Để điều trị các cơn đau thắt ngực do bệnh tim mạch vành, nó là sự mở rộng phạm vi ứng dụng và là bước phát triển mới về tác dụng dược lý của Cát căn. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đã chỉ ra rằng Cát căn có tác dụng giãn nở động mạch vành, có thể tăng lưu lượng máu mạch vành, giảm sức cản mạch vành, cải thiện cung cấp oxy máu cơ tim, giảm đau thắt ngực và mở rộng động mạch não.
2/ Dịch tiêm Thuỵ hương: Sản phẩm này là dung dịch nước vô trùng của Thuỵ hương Trường bạch được sản xuất ở dãy núi Trường Bạch của tỉnh Cát Lâm, được tinh chế bằng 95% ethanol, mỗi 2mL. Tiêm bắp hàng ngày từ 2 đến 4 mL, một tháng là một đợt điều trị, thường là 2 đến 3 đợt điều trị. Theo quan sát lâm sàng trên 82 bệnh nhân bệnh tim mạch vành và cơn đau thắt ngực, tổng tỷ lệ hiệu quả là 88%, trong đó tỷ lệ hiệu quả rõ rệt là 41%, và tổng tỷ lệ hiệu quả trên điện tâm đồ là 56%. Đối với bệnh nhồi máu cơ tim đã lâu và các loại tâm luật thất thường thì hiệu quả thu được không tốt.
Theo các thí nghiệm dược lý có liên quan, tiêm Ruixiang có thể làm tăng lưu lượng máu mạch vành, cải thiện chuyển hóa cơ tim và làm giãn động mạch vành.
Sử dụng phương pháp Tuyên tí thông dương hoá đàm để điều trị chứng đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim dựa vào biện bệnh tiến hành như thế nào?
Phương pháp tuyên tí thông dương hoá đàm thích hợp với đàm trọc gây trở ngại lạc mạch, ngăn trở tê liệt tâm dương của bệnh mạch vành tim, với chứng trạng chủ yếu như khó chịu trong ngực, khó thở, đau ngực, đau từ ngực sang lưng, đau từ lưng sang ngực. Phương tễ theo Trương Trọng Cảnh trong {Kim Quỹ Yếu Lược} là thang Qua lâu Giới bạch Bán hạ, thang Quất bì Chỉ thực Sinh khương gia giảm hợp lại tạo thành. Thành phần gồm: Toàn Qua lâu 30g, Giớ bạch, Chỉ thực đều 15g, Khương Bán hạ , Quất bì, Uất kim, Sinh khương, Mộc hương đều 10g, sắc uống, ngày 1 thang. ; Khó thở, thở ngắn gia Phục linh, Chỉ xác, Cam thảo; Khí hư yếu sức hoặc dạ dày trướng muộn gia thang Nhân sâm (Nhân sâm, Bạch truật, Can khương, Cam thảo); Tim đau nhiều gia Huyền hồ, Uất kim. Uống liên tục liệu trình 1 tháng., thường uống từ 1¬3 liệu trình.
Căn cứ vào quá trình quan sát đối với 83 trường hợp đau thắt ngực bệnh mạch vành tim trên lâm sàng, tần suất hữu hiệu của đau thắt ngực là 86%, với điện tâm đồ dị thường là 51%. Người viết thường chú ý đến, trên lâm sàng nếu kèm theo đàm ứ hỗn hợp gây trở ngại hoặc khí trệ huyết ứ thì dùng phương này gia thêm thuốc hoạt huyết lý khí để trị liệu, có thể nâng cao hiệu quả trị liệu lên đến 92%
Sử dụng phương pháp Phương hương ôn thông để điều trị chứng đau thắt ngực do bệnh mạch vành tim dựa vào biện bệnh tiến hành như thế nào?
Phép Phương hương ôn thông chủ yếu thích hợp với chứng đau thắt ngực bệnh mạch vành tim do hàn lãnh ngưng trệ ở mạch máu, mạch của tim bị tê liệt nghẹt tắc.
{Tố vấn . Cử thống luận} viết: “Kinh mạch lưu hành bất chỉ, hoàn chu bất hưu, hàn khí nhập kinh nhi kê trì, khấp (đồng sáp) nhi bất hành, khách vu mạch ngoại tắc huyết thiểu, khách vu mạch trung tắc khí bất thông, cố thốt nhiên nhi thống.” (经脉流行不止,环周不休,寒气入经而稽迟,泣(同涩)而不 行,客于脉外则血少,客于脉中则气不通,故卒然而痛。) Kinh mạch tuần hành không ngừng, vòng tròn không nghỉ, khí lạnh xâm nhập mà chậm lại, sáp rít lại mà không tuần hành, ở bên ngoài mạch thì ít huyết, ở trong mạch thì khí không thông, nên đột nhiên đau. Điều này nói về nguyên nhân bệnh đột nhiên đau tim là do khí lạnh ngưng trệ trong tâm mạch gây ra, trong khi đó khí huyết của cơ thể lưu hành trong kinh mạch, gặp lạnh thì ngưng trệ, gặp nóng thì lưu thông, thang dược phương hương ôn thông có thể làm ấm kinh mạch tán hàn, phương hương (hương thơm) thông khiếu, vì thế nhanh chóng có tác dụng ấm áp trừ hàn giảm đau. Phương dược đại biểu là Tô hợp hương hoàn. Thuốc này thích hợp với các loại hình đau thắt ngực, đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim cấp cũng có thể hoãn giải. Phương này là thuốc phương hương khai khiếu làm ấm mạch tim để giảm đau, có hiệu quả khá tốt đối với chứng hàn ngưng huyết ứ, nhưng trên lâm sàng cũng đã ứng dụng rộng rãi vào nhiều loại chứng hình đau thắt ngực, tần suất hữu hiệu có thể đạt được trên dưới 90%. Trên lâm sàng cũng có người dùng phương này chế thành viên nén hoặc thuốc tiêm, nhưng hiệu quả rất kém, nguyên nhân vì mật ong có thể giữ được khí vị nồng hậu của thuốc, khi chậm rãi nhai nuốt có mùi hương thơm và vị đắng mát của thuốc, sau khi vừa nhai vừa nuốt từ từ vài phút thì ngực đột ngột giãn ra, đỡ đau nhức, về cách sử dụng thuốc thì uống thuốc không bằng vừa nhai vừa nuốt.
Một loại thuốc khác là Tô băng trích hoàn, thích hợp với các loại chứng hình đau thắt ngực, có hiệu quả rất nhanh chóng, mỗi lần uống từ 3~5 viên, ngậm rồi từ từ nuốt xuống. Trong vài phút người bệnh sẽ cảm thấy mát ở ngực, lồng ngực thư sướng và cơn đau được hoãn giải, nếu trong vòng 15 phút mà không có cảm giác giảm nhẹ cơn đau thì có thể uống lại. Nếu bệnh nhân dễ phát bệnh về ban đêm, thường do chứng âm thịnh hàn ngưng tâm mạch ứ trệ, những trường hợp này trước khi ngủ nên ngậm thuốc để tránh phát bệnh hoặc giảm nhẹ khi bệnh phát tác.
Sử dụng phương pháp Thanh nhiệt bình can thông lạc đối với bệnh mạch vành tim dựa vào biện bệnh tiến hành như thế nào?
Phương pháp thanh nhiệt bình can thông lạc thích hợp với đau thắt ngực bệnh mạch vành tim thuộc loại hình can dương thiên kháng, tâm mạch ứ trệ. Có các chứng trạng như đầu vựng trướng đau, bực bội dễ tức giận, đau ngực hoặc đau lan sang vai lưng, chất lưỡi hồng, mạch huyền hoãn. Dùng phương Cúc hoa ẩm. Dược như Cúc hoa 30~60g, sắc uống, mỗi thang sắc 2 lần, uống 2 lần sáng và chiều. Liệu trình 2 tháng, căn cứ quab sát 172 bệnh nhân, đối với đau thắt ngực có hiệu suất 88%, hiệu suất rõ rệt là 46%, điện tâm đồ biến chuyển tốt là 48%, đối cao huyết áp có hiệu quả nhất định.
Bạch cúc hoa vị ngọt đắng, tính hơi lạnh, nhập hai kinh can và phế, chủ chư phong đầu huyễn, có tác dụng dưỡng huyết tức phong, có công hiệu dưỡng can sáng mắt. {Bản Thảo Cương Mục}viết: “Lợi huyết mạch”, chính là tác dụng dược lý quan trọng của trị liệu chứng đau thắt ngực. Thực nghiệm động vật có liên quan cho thấy, có khả năng giãn mạch vành tim rõ rệt, tăng lưu lượng máu của mạch vành tim, công dụng của Bạch cúc hoa trong điều trị bệnh mạch vành và các cơn đau thắt ngực là mở rộng phạm vi điều trị của bài thuốc này, ngoài tác dụng dưỡng huyết, còn có khả năng “Lợi huyết mạch ”, đại khái chính là tác dụng hoạt huyết khứ ứ thông lạc. Tác dụng chính xác như thế nào thì cần nghiên cứu thêm.
Kim hoè quan tâm phiến: Thành phần gồm Kim quy liên, Xuyên long thự vu, Hoè mễ mỗi lần uống từ 3~5 viên nén, ngày 3 lần, dùng thuốc một thời gian dài có thể nâng cao hiệu quả. Trên lâm sàng điều trị 188 trường hợp đau thắt ngực bệnh mạch vành tim có tổng hiệu suấy 86%, hiệu quả rõ rệt là 33%, đối với điện tâm đồ dị thường cho hiệu suất là 49%. Phương này ngoài tác dụng thanh nhiệt bình can thông lạc, còn có khả năng hạ thấp đảm cố ninh (cholesterol) và Cam du tam chi (chất béo trung tính trong huyết thanh) nhất là đối với bệnh nhân mỡ máu cao, hiệu quả hạ thấp mỡ càng rõ rệt.
Dùng phép tư bổ gan thận đối với bệnh mạch vành tim dựa vào biện bệnh tiến hành như thế nào?
Phép tư bổ gan thận thích hợp với bệnh mạch vành tim thuộc can thận bị hư tổn. Có các chứng trạng như ngực đau âm ỉ, váng đầu hoa mắt, eo gối đau mỏi, mạch trầm tế. Giới thiệu một số phương dược sau:
1/ Ngân nhĩ mật hoàn khuẩn phiến: Thành phần gồm Ngân nhĩ và Mật hoàn khuẩn gia công thành dạng viên bọc đường, mỗi lần uống 5~6 viên, ngày 3 lần, liệu trình từ 7~10 tuần lễ. Thông qua quan sát 98 trường hợp đau thắt ngực bệnh mạch vành, tổng hữu hiệu là 86%, đối với điện tâm đồ dị thường có tổng hiệu suất là 59%. Ngân nhĩ có tác dụng ích khí hoạt huyết, cường tâm bổ não và bổ thận cường thân. Mật hoàn khuẩn có công dụng tư âm tiềm dương, bình can tức phong, hoạt huyết cường cân. Vì cả hai đều có tác dụng hoạt huyết, nên được dùng vào chứng tâm mạch bị ứ trệ của loại hình can thận hư tổn. Thực nghiệm liên quan cho thấy, Ngân nhĩ có thể tăng đáng kể công năng thực bào của đại thực bào, tăng cường cơ năng miễn dịch của cơ thể, có đủ tác dụng kích phát miễn dịch đối với bệnh nhân viêm cơ tim, Hoàn mật khuẩn có tác dụng mở rộng nhất định đối với động mạch vành, não và ngoại chu huyết quản, có thể khiến lưu lượng máu của tâm huyết quản tăng lên, hạ thấp lực cản của mạch máu, có tác dụng trần tĩnh đối với thần kinh trung khu.
2/ Rượu Linh chi: Dùng Linh chi , với rượu 65 độ chế thành, hàm lượng 20%, mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, tốt nhất là uống liền 6 tháng trở lên. Trên lâm sàng quan sát 88 trường hợp, tổng hiệu suất là 87%,Linh chi có hai loại thiên nhiên và nhân công, với loại thiên nhiên cho hiệu quả tốt hơn. Thường dùng trị hội chứng can thận hư tổn hoặc tâm thận bất giao, như đầu óc hôn ám, mất ngủ, eo gối đau mỏi, di tinh, xuất tinh sớm…
Đối với cao huyết áp can thận âm hư, ho do phế thận âm hư, can thận lưỡng hư của cam viêm, công năng gan dị thường, đều có hiệu quả nhất định. Đối với bệnh vành tim kèm theo mất ngủ, xuất tinh sớm, mệt mỏi, trong phương gia Xuyên khung, Hồng hoa cũng có hiệu quả khá tốt.
3/ Lục vị địa hoàng thang: Thích hợp với bệnh mạch vành tim đồng thời váng đầu hoa mắt, eo đùi đau mỏi, rụng tóc bạc tóc sớm là những hội chứng tạng thận hư tổn. Xử phương Lục vị địa hoàng gia giảm: Sinh địa, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả. Ti qua lạc, Qua lâu, Giới bạch, Toả dương… sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 1 tháng trở lên.
Phương này dùng củng cố căn bản, lúc bình thường hoặc bệnh nhẹ có thể uống lâu dài, cũng có thể làm thành viên để uống, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, hiệu quả càng tốt.
Dùng phép dưỡng âm thanh tâm đối với bệnh mạch vành tiến hành biện bệnh trị liệu như thế nào?
Phép dưỡng âm thanh tâm thích hợp với bệnh mạch vành tim thuộc tâm thận âm hư. Có các chứng trạng như ngực khó chịu, đau ngực, hồi hộp lo lắng, xuất mồ hôi, ít ngủ, bực bội dễ tức giận, eo gối đau mỏi, miệng khô lưỡi hồng mạch tế sác. Giới thiệu một số thuốc sau:
1/ Mạch đông thang: Mỗi ngày dùng Mạch đông 45g, sắc ba lần chia 3 lần uống, mỗi liệu trình từ 2~3 tháng, thường là từ 2~3 liệu trình. Tổng cộng điều trị 56 trường hợp đau thắt ngực, tổng hữu hiệu suất là 72%, đối với điện tâm đồ dị thường có tần suất hữu hiệu là 46%. Sau khi dùng thuốc sắc, một số bệnh nhân có các triệu chứng như đầy bụng, thất khí (trung tiện), đại tiện tăng lên, các chứng trạng này thường tự biến mất, nguyên nhân chủ yếu là do dùng lượng Mạch đông nhiều có tác dụng dưỡng âm, làm ẩm ruột. Việc sử dụng thuốc này trong điều trị bệnh tim mạch vành và cơn đau thắt ngực là việc mở rộng việc sử dụng thuốc này. Ngoài ra, theo các thí nghiệm trên động vật có liên quan, Mạch đông có thể cải thiện đáng kể khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy trong điều kiện thiếu oxy áp suất thấp.
Dùng phương pháp tuyên tí thông dương đối với bệnh mạch vành tim tiến hành biện bệnh trị liệu như thế nào?
Phép tuyên tí thông dương hoạt huyết thích hợp với chứng đau thắt ngực bệnh mạch vành tim loại hình dương lồng ngực bị nghẹt tắc, mạch tim bị ứ trệ. Có các chứng trạng như ngực khó chịu, đau ngực, hoặc đau từ ngực sang lưng, đau từ lưng sang ngực, lúc đau lúc không, chất lưỡi hơi sậm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Có thể tuyển chọn các phương:
1/ Qua lâu giới bạch thang gia vị: Qua lâu 20~30g, Giới bạch 10~15g, Hồng hoa, Xuyên khung đều 15g, Tất bát, Tế tân đều 3g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống, liệu trình một tháng, có thể uống từ 1~3 liệu trình. Trên lâm sàng tổng cộng điều trị 169 trường hợp, đối với chứng đau thắt ngực có hiệu suất là 88%, điện tâm đồ dị thường cótổng hiệu suất là 46%.
2/ Thang Qua lâu ký sinh: Toàn qua lâu 30g, Tang ký sinh 30g, sắc uống, ngày 1 thang, uống liệu trình 1 tháng, nên uống từ 1 ~3 liệu trình. Quan sát trên lâm sàng 60 trường hợp đau thắt ngực có tổng hiệu suất là 82%. Điện tâm đồ dị thường có tổng hiệu suất là 54%, phương dược này có tác dụng hạ mỡ máu, hai vị thuốc dùng chung có công dụng hoạt huyết, trị chứng đau ngực, thông mạch tim, dùng để trị chứng nghẹt tắc đau tim, chính là những phát triển mới trong quá trình sử dụng dược truyền thống. Việc dùng Tang ký sinh dùng để trị chứng đau thắt ngực đã mở ra một hướng đi mới, các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đã chứng minh rằng Tang ký sinh có tác dụng làm giãn nở động mạch vành và tăng lưu lượng máu mạch vành, còn vị Qua lâu có thể làm tăng lưu lượng máu mạch vành và tăng cường sức co bóp của cơ tim. Đây cũng là cơ sở lý thuyết của phương này trong điều trị cơn đau thắt ngực.
Sử dụng phương pháp Ích khí hoạt huyết đối với bệnh mạch vành tim tiến hành biện bệnh trị liệu như thế nào?
Phép Ích khí hoạt huyết thích hợp chứng đau thắt ngực bệnh mạch vành tim thuộc loại hình khí hư huyết ứ, có các chứng trạng như lồng ngực đau khó chịu hoặc đau nhói, lúc đau lúc không, tinh thần mỏi mệt, hơi thở ngắn, ngại nói năng, chất lưỡi tím nhạt có vết răng hoặc ứ điểm, mạch trầm hoãn vô lực. Dùng phương thang Ích khí thông mạch: Hoàng kỳ, Qua lâu, Đan sâm đều 30g, Đảng sâm, Bạch truật đều 15g, Đương quy, Xích thược đều 24g, Uất kim 15g, Cát cánh, chích Cam thảo đều 6g, Trần bì 3g. Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần sáng và chiều, 1 tháng là 1 liệu trình, có thể uống liên tiếp 2~3 liệu trình. Trong phương có Hoàng kỳ bổ khí, Qua lâu làm cho lồng ngực dễ chịu rộng mở, Đan sâm hoạt huyết, ba vị này được dùng với lượng lớn và có sức mạnh được dùng làm chủ dược, Đảng sâm, Bạch truật bồi bổ trung châu ích khí, Xích thược, Uất kim hoạt huyết hoá ứ thông ứ trệ ở tâm mạch, Cát cánh đưa thuốc lên trên, đến thẳng hai tạng Tâm và Phế, dùng một lượng nhỏ Trần bì để đề phòng Hoàng kỳ gây trướng bụng. Toàn phương có tác dụng Ích khí, hoạt huyết, hoá ứ thông mạch, khi khí vượng, huyết hoạt, mạch thông, ngừng đau nên chứng ngực nghẹt tắc có thể tự hết. Trên lâm sàng qua quan sát 78 trường hợp đau thắt ngực bệnh mạch vành tim có tổng hiệu suất là 91%, đối với điện tâm đồ dị thường có hiệu suất là 66%.
Sử dụng phương pháp hoá đàm khứ ứ thông lạc đối với bệnh mạch vành tim tiến hành biện bệnh trị liệu như thế nào?
Phép hoá đàm khứ ứ thông lạc thích hợp với bệnh mạch vành tim thuộc chứng đàm và ứ kết hợp gây trở ngại cho tâm mạch. Xuất hiện đau khó chịu ở vùng ngực trước tim, lồng ngực phiền muộn, dạ dày bĩ tắc, lợm giọng ẩu thổ, bệnh nhân thừa cân, chất lưỡi nhạt và mềm, rêu lưỡi trắng dầy nhầy, mạch trầm huyền hoạt hoặc trầm hoãn.
Chứng này thường gặp ở người thừa cân, thích thực phẩm béo ngọt, hoặc ở người gầy, no đói thất thường, tỳ vị bị tổn thương, vận hoá thất thường, thuỷ thấp không hoá, tụ thấp thành đàm, ngấm vào kinh mạch, mạch lạc của tạng tậm bị tổn hại, là đàm và ứ kết hợp gây trở ngại, ứ trệ trong tâm mạch, khí huyết không lưu thông được mà đột nhiên phát chứng đau tim. Điều trị nên hoá đàm khứ ứ, hoạt huyết giảm đau, dùng phương Ôn đảm thang gia giảm: Khương Bán hạ, Cát cánh, Trần bì, Bạch truật, Phục linh, Trúc nhự đều 10g, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ thực đều 15g, Qua lâu, Đan sâm đều 30g, Quất lạc, Cam thảo đều 6g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liệu trình 1 tháng, thường uống từ 2~3 liệu trình, sau đó tán thành bột làm hoàn để uống củng cố, cố gắng trừ tận gốc bệnh biến do đàm ứ gây ra. Nếu tâm khí hư suy, có thể gia Tây dương sâm 6g nấu nước uống chung với thuốc, bổ sung cho nhau. Hiệu quả tốt hơn. . Không có chứng trạng tâm khí suy hư thì không thể dùng Tây dương sâm, nếu dùng sai sẽ dẫn đến đàm ứ kết lại với nhau rất khó giải trừ, khiến cho tâm mạch càng ứ trệ khó thông.
Đối với bệnh mạch vành tim tiến hành châm thích trị liệu như thế nào?
Châm cứu chữa bệnh mạch vành là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Nó có thể đạt được mục đích làm giảm cơn đau thắt ngực bằng cách điều trị các triệu chứng trong trường hợp khẩn cấp và điều chỉnh chức năng của cơ thể bằng cách điều trị nguyên nhân gốc rễ nếu nó diễn ra chậm. Liệu pháp châm cứu phù hợp với toàn bộ quá trình bệnh tim mạch vành.
Chủ huyệt: Nội quan, Chiên trung, Tâm du, Quyết âm du, Thần môn
Phối huyệt: Gian sử, Khích môn, Nhũ căn, Khúc trì, Thái xung, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý
Trị pháp với mỗi ngày chọn 2 chủ huyệt, tuyển phối với 2,3 huyệt. Các huyệt chính được chọn luân phiên cách ngày. Sau khi châm cứu xong, kim được lưu lại từ 20 đến 30 phút, mười lần là một quá trình điều trị, và dừng châm trong khoảng 3 ngày ở giữa, và sau đó tiếp tục đợt điều trị thứ hai.
Thủ pháp: Khi phát tác, dùng phép tả, khi không phát tác thì dùng phép bình bổ bình tả, thân thể hư nhược, khí hư dùng phép bổ. Thông thường sau hai liệu trình vi tuần hoàn của bn cải thiện rõ rệt, công năng tim được nâng cao, niêm độ của máu hạ thấp, với những bn thân thể hư nhược, thể lực được cải thiện ở các mức độ khác nhau.
Bệnh nhân bệnh mạch vành tim đau ngực khó thở, qua điều trị thượng tiêu không đạt hiệu quả, nên dùng phương pháp gì để điều trị?
Bệnh nhân bệnh mạch vành tim, bất luận thuộc loại chứng hình nào, thường đều có chứng trạng đau ngực khó thở, có thể gọi đó là chủ chứng, lâm sàng trị liệu thường kinh qua biện chứng chọn dùng các trị pháp như hoạt huyết hoá ứ, tuyên tí thông dương, ích khí dưỡng âm. Những trị pháp này, đều lập luận theo tâm mạch, với trung tâm là điều trị thượng tiêu, nếu qua trị liệu không thu được hiệu quả, sẽ dùng trị pháp nào để điều trị bệnh? Tác giả cho rằng: Chứng trạng đau ngực khó thở tuy vị trí bệnh ở trên, là do tâm mạch ứ trở gây ra, mà thuộc khí cơ uất trệ cũng không ít, khí huyết cùng tuần hành, khí là tướng soái của huyết, cho dù huyết mạch ứ trở, cũng tất có sự tồn tại sự uất trệ của khí. Trung tiêu là trục xoay thăng giáng của khí, trục xoay không thuận lợi nên tam tiêu không thông, đau ngực khó thở tuy là chứng trạng xuất hiện ở thượng tiêu, nhưng nó cũng có liên hệ rất mật thiết của khí cơ ở trung tiêu có trơn tru thuận lợi hay không. Trung tiêu của bệnh nhân bệnh mạch vành nghẽn tắc không thông là chứng trạng thường gặp. Vì thế trung tiêu thông lợi thực sự là một phương cách quan trọng để trị liệu bệnh mạch vành tim.
Trung tiêu nghẽn tắc có nhiều loại nguyên nhân như tỳ hư không kiện vận, đàm trọc, thấp trở (ngại), thực trệ (thực phẩm đình trệ), táo bón, trị liệu nên phân biệt tình huống, thẩm tra nguyên nhân để lập trị pháp. Thông thường có thể dùng Hoắc hương, Sa nhân, Kê nội kim, Binh lang, sao Lai bặc tử…tiến hành lập phương, lấy ý vị cay thơm hành khí nhanh chóng để tiêu đạo thông giáng. Thông giáng chính là thuận ứng với xu thế sinh lý “Lục phủ truyền hoá vật mà không tàng trữ” (六腑传化物而不藏)Lục phủ truyền hoá vật mà không giữ lại. Đại tiện thông sướng điều hoà nên dùng làm chỉ tiêu quan sát trên lâm sàng, nếu phân khô hoặc đại tiện khó khăn, cần chú ý dẫn khí xuống dưới, nếu cần thì gia Xuyên quân (Đại hoàng) để thúc đẩy, phàm những vị thuốc hương thơm hành khí, có thể cân nhắc tuyển dụng. Nếu như thấp nhiệt gây trở ngại, rêu lưỡi vàng nhầy, có thể gia tiêu Sơn chi, Trúc nhự, Dĩ mễ, Bích ngọc tán để thanh nhiệt thấu hoá; Nếu thuộc đàm nhiệt tích tụ tắc nghẽn, có thể dùng thang Tiểu hãn hung tân khai khổ giáng; Nếu thuộc tỳ hư trướng bụng, có thể tương ngẫu với Chỉ Truật để điều chỉnh; Bệnh mạch vành tim đau ngực khó thở có thể có do tắc nghẽn ở trung tiêu, mạch của tim ứ trệ cũng có thể làm cho trung tiêu tắc nghẽn, nếu nguyên nhân bệnh ở trung tiêu, dùng phép này để điều trị căn nguyên, đó là biện pháp chính đáng; Nếu bệnh có liên quan đến trung tiêu, dùng phép này để khai thông cũng có tác dụng bổ ích, làm cho khí trung tiêu thuận lợi, thượng tiêu thông suốt, cơn đau ngực khó thở được trừ khứ. Nếu thuộc nguyên nhân khác gây ra, thì nên thay đổi phương pháp, điều trị theo nguyên nhân thì mới có hiệu quả.
Tác dụng và hiệu quả của vị thuốc Mao đông thanh đối với bệnh mạch vành tim như thế nào?
Sinh trưởng ở các tỉnh miền Nam nước ta, cây thục quỳ là rễ và lá khô của cây thục quỳ (), thành phần hoạt chất của nó là flavonoid glycosid, hiện được dùng trong điều trị bệnh mạch vành ở nước ta.
Các thí nghiệm dược lý đã chỉ ra rằng Mao đông thanh có thể làm tăng lưu lượng mạch vành của chuột lang, tim thỏ và tim chó lưu lượng mạch vành tim từ 30% đến 40% và tác dụng có thể duy trì trong hơn 2 đến 3 giờ. Nó cũng có tác dụng làm giãn nở các mạch máu ngoại vi, có thể làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, nhưng ít ảnh hưởng đến nhịp tim. Mao đông thanh có thể giải trừ trạng thái thiếu máu thiếu dưỡng khí của cơ tim khi bị bệnh mạch vành tim, giảm nhẹ hoặc hoãn giải cơn đau ngực phát tác, cải thiện công năng tạng tâm, có tác dụng điều trị khá tốt đối với bệnh mạch vành.
Mao đông thanh điều trị bệnh mạch vành, qua quan sát lâm sàng 200 trường hợp, tổng hiệu suất là 92%, hoãn giải cơn đau thắt ngực rõ rệt có hiệu suất là 48%, khoảng 60% bệnh nhân trở lên sau khi uống thuốc giảm nhẹ các chứng trạng như tê bì chân tay đau đầu, vựng đầu, số lần phát tác cơn đau thắt ngực giảm, lượng chịu đựng khi vận động tăng, thực nghiệm dược lý và lâm sàng thực tiễn chứng minh, Mao đông thanh là vị thuốc điều trị bệnh mạch vành tim có hiệu quả. Sử dụng cụ thể: Uống viên nén Mao đông thanh, mỗi lần 5,6 viên, ngày 3 lần. Xi rô Mao đông thanh, mỗi lần 20ml, ngày 3 lần. Dịch tiêm Mao đông thanh, mỗi lần 2ml, tiêm bắp, ngày 2 lần, thuốc này rất ít tác dụng phụ ngoài ý muốn, cá biệt có bệnh nhân nữ sau khi dùng thuốc có hiện tượng kinh nguyệt bị kéo dài, lượng kinh nhiều hơn. Nếu có khuynh hướng xuất huyết thì nên thận trọng khi sử dụng.
Đông y tiến hành biện chứng luận trị như thế nào đối với chứng đau thắt ngực của bệnh mạch vành tim?
Bệnh mạch vành tim thuộc phạm vi “Đau ngực” (胸痹), cơ chế bệnh lý chủ yếu là chứng bản hư tiêu thực* Trên lâm sàng có biểu hiện tà thực là chính, như khí trệ, huyết ứ, đàm thấp, hàn ngưng trệ…, có biểu hiện bản hư là chính như thận dương không đầy đủ, khí âm cùng hư…. Có biểu hiện là hư và thực cùng xuất hiện, chỉ là thiên nhiều về một bên nào mà thôi. Trên lâm sàng thường chia thành các loại chứng hình sau:
1/ Loại hình lạnh ngưng trệ trong ngực, trong tim: Mỗi khi bị lạnh hoặc thời tiết lạnh đột ngột thì ngực đau kịch liệt, ngực như bị vật gì đè nặng, thậm chí đau lan sang vai lưng, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch huyền. Điều trị dùng phép Ôn dương tán hàn, tuyên tí khai kết. Dùng phương Qua lâu Giới bạch Quế chi thang gia giảm, thường dùng các vị thuốc như Qua lâu, Giới bạch, Quế chi, pháp Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực Can khương…Chất lưỡi tím tối có thể gia Đan sâm, Uất kim, Xích thược để hoạt huyết hoá ứ.
2/ Loại hình đàm thấp trung trở (Đàm thấp trở ngại trung tiêu): Biểu hiện lâm sàng là ngực đau khó thở, bụng trướng đầy, tứ chi nặng nề, miệng nhạt vô vị, rêu lưỡi trắng dày và nhầy, mạch huyền hoạt, điều trị nên khứ đàm hoá thấp, hành khí kiện tỳ. Dùng phương Bình vị tán hợp Ôn đảm thang gia giảm, thành phần gồm các vị thuốc như Thương truật, Hậu phác, Bán hạ, Phục linh, Xương bồ, Chỉ thực, Sa nhân, Bạch truật, có thể gia thêm các vị thuốc hoạt huyết như Đan sâm, Xích thược, Tam thất có lợi cho tâm mạch tuần hành.
3/ Loại hình tâm mạch ứ trệ: Xuất hiện đau ngực, đau như dùi đâm, cố định không di động, kèm theo phiền muộn hơi thở ngắn, ngực sườn trướng đầy khó chịu, chất lưỡi tím tối hoặc có ứ ban, mạch huyền sáp. Điều trị nên hoạt huyết hoá ứ, hành khí giảm đau. Dùng phương Huyết phủ trục ứ thang hợp Đan sâm ẩm gia giảm, các vị thuốc như Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Đàn hương, Giáng hương, Tam thất, Chỉ xác, Hậu phác, Qua lâu, Cát cánh, Ngưu tất…
4/ Loại hình thận dương hư suy: Đau ở vùng ngực trái trước tim, hoảng hốt hồi hộp, tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh tay chân lạnh, eo gối đau mỏi, nước tiểu trong và nhiều, mạch trầm trì vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Điều trị dùng Ôn dương bổ thận, với phương Kim quỹ thận khí hoàn hoặc Hữu quy ẩm gia giảm, thường dùng thục Phụ phiến, Nhục quế, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù du, Tiên mao, Kỷ tử, Thố ti tử, Lộc giác giao, Đương quy. Loại hình này thường gặp ở bệnh nhân bệnh lâu ngày, Đông y có thuyết “Cửu bệnh tất hư”, “Cửu bệnh tất ứ” “久病必虚”“久病必 瘀” Bệnh lâu ngày tất sẽ hư tổn, bệnh lâu ngày tất ứ trệ, vì thế đồng thời với ôn dương bổ thận, có thể gia thêm các vị thuốc hoạt huyết hoá ứ thích đáng như Xuyên khung, Hồng hoa, Tam thất, Ích mẫu thảo…
5/ Loại hình khí âm lưỡng hư: Chứng trạng chủ yếu gồm đau tim đau ngực, lúc đau lúc không, hoảng hốt thở ngắn, tự hãn yếu sức, ngũ tâm phiền nóng, hay mơ hay sợ, lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng ít tân dịch, mạch trầm huyền tế hoặc kết đại. Trị pháp: Ích khí dưỡng âm, dùng thang Chích Cam thảo, Sinh mạch ẩm gia giảm để trị liệu. Thường dùng Sinh địa, Mạch đông, Đảng sâm, Chích Cam thảo, Ngũ vị tử, Ngọc trúc, Uất kim, A giao, Đan sâm, Quế chi. Tâm phiền mất ngủ gia Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần, đầu vựng ù tai gia Trân châu mẫu, Câu đằng để thanh can tiềm dương.
6/ Loại hình dương khí dục (muốn) thoát: Loại hình này là loại hình hư chứng nghiêm trọng. Mặt bệnh nhân có sắc trắng như tro bếp, đau tim, hơi thở ngắn, bồn chồn bất an, tứ chi lạnh giá, đổ nhiều mồ hôi; Trường hợp nặng thì thần trí không tốt, chất lưỡi nhạt thân lưỡi to, rêu lưỡi trắng mạch trầm trì, trầm tế hoặc tế sáp kết đại. Dùng phương Sâm phụ long mẫu thang, Sinh mạch tán gia giảm. Dùng các vị thuốc như Nhân sâm, Thục Phụ tử, Mạch đông, Ngũ vị tử, Nhục quế, Can khương, Mẫu lệ nung, chích Cam thảo…
Đông y điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính như thế nào?
Nhồi máu cơ tim cấp tính là một loại bệnh chứng nguy cấp, bệnh cơ chủ yếu là tâm mạch bị ứ trở, tâm khí suy bại, là chứng bản hư tiêu thực. Bản hư chủ yếu là tâm khí hư, tâm khí hư thêm một bậc là phát triển thành tâm dương hư, nếu bệnh nghiêm trọng thì xuất hiện dương thoát hoặc vong dương, thậm chí âm dương đều suy kiệt. Cũng có khi xuất hiện khí và âm cùng hư tổn. Tiêu thực chủ yếu là huyết ứ, có thể kèm theo hàn ngưng, đàm trở, khí trệ, khí hư huyết ứ là bệnh lý cơ bản của bệnh. Vì thế, Ích khí hoạt huyết chính là trị pháp chủ yếu của bệnh, sau đó tùy theo các hội chứng ở lưỡi và mạch của các giai đoạn phát triển tình trạng bệnh khác nhau mà đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung trong tình huống thông thường, Đông y điều trị nhồi máu cơ tim cấp theo ba giai đoạn.
1/ Giai đoạn khí hư huyết ứ: Thường trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát, cũng có những người đã chuyển sang giai đoạn hai từ 24 giờ sau khi khởi phát. Các triệu chứng bao gồm tức ngực, khó thở, đau ngực xuyên thấu sau lưng, đau như gai đâm vào lưng, cố định và không di động, tự ra mồ hôi, chân tay lạnh, mệt mỏi và ngại nói, điều trị dùng pp Ích khí hoạt huyết, dùng thang Thánh dũ hợp Đào hồng Tứ vật gồm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Xích thược, Mạch đông, Ngũ vị tử, Xuyên khung, Tam thất…
2/ Giai đoạn đàm thấp trung trở (đàm thấp gây trở ngại trung tiêu): Thường sau khi phát bệnh khoảng 2 tuần. có các triệu chứng như đau ngực, khó chịu, trướng bụng, miệng nhờn, chán ăn, tứ chi mỏi mệt, phân lỏng, mạch huyền hoạt hoặc nhu hoạt, rêu lưỡi từ trắng nhầy chuyển thành nhầy và dầy lên, sau 1 tuần rêu lưỡi chuyển sang màu vàng nhầy, trị liệu chủ yếu là táo thấp khứ đàm, phương hương hoá trọc, dùng thang Ôn đảm hợp thang Qua lâu Giới bạch Bán hạ gia thêm các vị thuốc ích khí hoạt huyết. Dùng Qua lâu, Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Chỉ thực, Trúc nhự, Hoắc hương, Sa nhân, Hoàng kỳ, Đương quy, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa…
3/ Giai đoạn khí âm suy yếu: Bệnh sau 2 tuần lễ, rêu lưỡi từ dày nhờn dần chuyển trắng mỏng và sạch, một thiểu số bệnh rêu lưỡi bị lột ra hoặc không có rêu lưỡi, có các chứng trạng như ngực đau âm ỉ, phiền muộn mất ngủ, vựng đầu hồi hộp, khát thích uống, thở ngắn tự đổ mồ hôi, mệt mỏi ngại nói, mạch thường tế sác hoặc huyền tế, trị liệu dùng phép Ích khí dưỡng âm, hoạt huyết thông mạch, dùng phương Bổ trung ích khí thang hợp Sinh mạch ẩm gia giảm. Thành phần gồm Hoàng kỳ, Nhân sâm, Mạch đông, Ngũ vị, Bạch truật, Đương quy, Xích thược, Đan sâm, Uất kim…
Điều trị bệnh mạch vành tim bằng liệu pháp xoa bóp như thế nào?
Bệnh mạch vành trừ việc điều trị bằng thuốc, châm cứu thì xoa bóp cũng là một phương cách điều trị hiệu quả, y sinh hoặc người nhà bệnh nhân thực hiện chính xác các thao tác ấn, nắn, xoa, đẩy, nắm… thì cũng có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Các phương pháp xoa bóp và ấn huyệt hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành tim được giới thiệu như sau:
1/ Bấm huyệt Nội quan. Nội quan là huyệt hợp của Thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ quyết âm tâm bào bắt đầu từ trong ngực, nối với tam tiêu, mà kinh mạch tuần hành bên cạnh vú, lên trên cánh tay phía trong cánh tay, đi xuống đốt cuối của ngón tay giữa. Đông y cho rằng, đường kinh tim là đường kinh căn bản, đường kinh tâm bào lạc liên hệ hỗ tương với tâm kinh, tạng tâm thụ tà thì tâm bào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nếu tạng tâm có bệnh, có thể phản ảnh ở đường kinh tâm bào lạc. Nội quan chính là hợp huyệt trọng yếu của đường kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, vì thế có thể trị bệnh mạch vành của tạng tâm. Khi đau thắt ngực, tâm luật thất thường, dùng lực không ngừng ấn vào huyệt Nội quan, mỗi lần 3 phút, nghỉ 1 phút, có thể nhanh chóng giảm đau hoặc điều chỉnh nhịp tim.
Huyệt Nội quan
2/ Huyệt Linh đạo, huyệt Linh đạo là kinh huyệt của Thủ thiếu âm tâm kinh, nằm phía trên khớp cổ tay ở mặt trong của ngón tay út 1 thốn (ám chỉ môn châm cứu toàn thân trong y học). Người ta nhận thấy rằng khoảng 91% bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim có biểu hiện ấn đau rõ rệt ở huyệt Linh đạo bên trái. Khi bị bệnh mạch vành, có thể dùng ngón tay cái xoa nhẹ huyệt Linh đạo trong 1 phút, sau đó day ấn và xoa bóp trong 2 phút, cuối cùng xoa nhẹ trong vòng 1 phút, mỗi ngày một lần vào buổi sáng và buổi chiều, 10 ngày như vậy là một đợt điều trị, với khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tiến hành đợt điều trị tiếp theo. Sau khi quan sát, các triệu chứng đau thắt ngực thuyên giảm rõ rệt sau liệu pháp xoa bóp, điện tâm đồ cũng được cải thiện. Huyệt Linh đạo
3/ Chọn huyệt Chiên trung hoặc hai bên lưng các huyệt Phế du, Tâm du, Quyết âm du của kinh bàng quang, dùng ngón tay cái ấn day (án nhu pháp), đẩy bằng cổ tay (uyển thôi pháp), dùng ngón tay ấn huyệt, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 lần, 15 lần là 1 liệu trình, ngừng uống thuốc cường và các thuốc khác. Sau một đợt điều trị, 30 bệnh nhân bị bệnh mạch vành và suy thất trái được theo dõi và quan sát, kết quả là các cơn đau tức ngực, hồi hộp, khó thở, mệt mỏi và khó thở kịch phát được cải thiện ở các mức độ khác nhau.
Huyệt Chiên trung
Huyệt Phế du
Huyệt Tâm du
Huyệt Quyết âm du
Đông y cho rằng: Các kinh mạch của cơ thể con người được kết nối với các cơ quan bên trong và bên ngoài với các chi. Bệnh nhân bệnh mạch vành tim các huyệt vị của kinh Thủ thiếu âm tâm, thủ quyết âm tâm bào, huyệt Chiên trung ở phía trước ngực, huyệt Tâm du ở lưng đều có điểm ấn đau mẫn cảm, ấn vào các vị trí huyệt này, có tác dụng khai thông khí huyết, có hiệu quả giúp tim mạnh khoẻ và giảm đau. Đặc biệt khí ấn mạnh vào huyệt Nội quan có ý nghĩa rất lớn trong việc làm thuyên giảm tình trạng nguy kịch của bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ điều trị kịp thời cho người bệnh.
Thành dược phòng trị bệnh mạch vành tim có những loại nào?
Hiện nay, có hơn 10 loại thuốc Đông y được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh mạch vành, nhưng những loại được sử dụng phổ biến nhất như sau:
1/ Tốc hiệu cứu tâm hoàn: Là thuốc hoạt huyết lý khí, có thể hoãn giải cơn đau thắt ngực của bệnh mạch vành, dùng trị chứng lồng ngực khó chịu, khó thở, đau vùng trước tim, mỗi ngày ngậm 3 lần, mỗi lần từ 3~6 viên, phát tác cấp có thể uống từ 10~15 viên, trong khoảng 5 phút cơn đau thắt ngực có thể hoãn giải.
2/ Tô hợp hương hoàn: Là loại thuốc quý truyền thống, công năng phương hương khai khiếu, lý khí giảm đau, mỗi lần uống 1 hoàn, uống với nước.
3/ Quan tâm tô hợp hoàn: Cải chế từ Tô hợp hương hoàn. Với thành phần gồm Tô hợp hương, Nhũ hương, Đàn hương, Thanh mộc hương, Băng phiến, Chu sa, Bạch mật, chế thành viên mật nhỏ. Dùng cho đau thắt ngực, ngực khó chịu, nghẹt thở, đau ở tâm tiền khu… 1 lần 1 hoàn, ngày 3 lần, ngậm tan dần trong miệng hoặc nhai nuốt.
4/ Tô băng tích hoàn: Thuộc phương hương khai khiếu lý khí dược, thành phần gồm dầu Tô hợp hương và Băng phiến, ngậm trong miệng hoặc nuốt, mối lầ từ 2~4 viên, có thể hoãn giải cơn đau thắt ngực khá nhanh chóng, trị liệu lồng ngực phiền muộn thở ngắn.
5/ Quan tâm nhị hiệu phiến: Thành phaafngoofm: Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương, công dụng lý khí hoạt huyết giảm đau, có tác dụng mạnh tạng tâm và giãn huyết quản. Mỗi lần uống 5 phiến, ngày 2 lần, có thể uống trong thời gian dài, thường không có tác dụng phụ, không thuộc loại thuốc có hiệu quả nhanh.
6/ Phục phương Đan sâm chú xạ dịch (1ml chứa Đan sâm, Giáng hương đều 1g)có tác dụng giãn mạch vành giảm chậm tâm suất, tăng nhẹ lực co bóp của tim, rất ít tác dụng phụ. Thuốc uống phục phương Đan sâm phiến và Đan sâm tích hoàn. Có thể ứng dụng thời gian khá dài, thuốc này cũng không có hiệu quả nhanh.
** Thể trưng, một thuật ngữ trong sinh lý học và y học, đề cập đến một sự thay đổi bất thường mà thày thuốc phát hiện ra khi kiểm tra bệnh nhân. Khác với “triệu chứng”, “triệu chứng” là những biểu hiện đau do bệnh nhân thuật lại với thày thuốc (hoặc do người khác bày tỏ), còn “Thể trưng” là những dấu hiệu có ý nghĩa chẩn đoán do thày thuốc phát hiện khi khám bệnh cho bệnh nhân. Chẳng hạn như các dấu hiệu sinh tồn, bao gồm nhiệt độ cơ thể, mạch, hô hấp, huyết áp, v.v.
Lương y Trxuan
11/7/2023
`
`