Biện chứng và trị liệu bệnh ở kinh Thiếu dương. Điêu 263-264 (C276-C277)
Biện chứng và trị liệu bệnh ở kinh Thiếu dương. 263~264
[Khái thuyết]
Thiếu dương bệnh là chỉ về bệnh của hai kinh: Túc Thiếu dương Đảm và Thủ Thiếu dương Tam tiêu. Thiếu dương gọi là tiểu dương, vì lực đề kháng bệnh không bằng kinh Dương minh và kinh Thái dương, vì thế Thiếu dương bệnh lại không tốt là do dương nhập vào âm, liền phát Thái âm bệnh. Thái dương chủ biểu, Dương minh chủ lý, vị trí bệnh của Thiếu dương gọi là bán biểu bán lý. Tại sao gọi là bán biểu bán lý? Vì kinh mạch của Thiếu dương ở phần bên cạnh của cơ thể, giáp giới của hai kinh Thái dương và Dương minh và nối liền hai bên lại với nhau.
Lưng là dương, là Thái dương, phía trước mặt phần bụng là Dương minh, hai cạnh sườn là Thiếu dương.
Thiếu dương có tác dụng xuất nhập then chốt, bên ngoài theo Thái dương để mở, bên trong có thể theo Dương minh để đóng. {Tố vấn*Âm dương li hợp luận} viết: “Thiếu dương chủ xu”(少阳主枢) Thiếu dương chủ trục xoay, tam kinh dương có khai, hợp, xu (mở, đóng, trục xoay), vì khí của con người có thăng giáng xuất nhập (lên xuống ra vào), Thái dương chủ khai (mở), vì thế khí của Thái dương hướng ra ngoài, chủ biểu (chủ bên ngoài), chủ khai (chủ về mở); Khí của tràng vị đi xuống là thuận, vì thế khí của Dương minh chủ đóng (hạp); Kinh Thiếu dương ở giữa kinh Thái dương và kinh Dương minh, gọi là bán biểu bán lý (nửa ngoài nửa trong), dưới cạnh sườn, bên ngoài theo kinh Thái dương để mở (khai), bên trong theo Dương minh để đóng. Như một cái trục cửa, có tác dụng như một trục xoay then chốt, vì thế cổ nhân gọi nó là “Xu” (trục xoay). Thiếu dương là đảm, là biểu lý với Quyết âm can, có được quan hệ biểu lý là nhờ sự nối kết kinh mạch của can và đảm, trong quá trình phát bệnh của Thiếu dương, can và đảm có ảnh hưởng hỗ tương, bệnh của đảm cũng có thể ảnh hưởng đến can, nên các chứng trạng của đảm, có lúc cũng xuất hiện các chứng trạng của can.
Bệnh chứng của Thiếu dương có hai loại nguyên phát và kế phát. Thiếu dương bệnh nguyên phát “Huyết nhược khí tận, thấu lý khai, tà khí nhân nhập, dữ chính khí tương bác, kết vu hiếp hạ”(血弱气尽,腠理开,邪气因入,与正气相搏,结于胁下) Huyết yếu nhược khí hết, thớ thịt mở, tà khí thừa cơ xâm nhập, đấu tranh với chính khí, kết ở dưới cạnh sườn, gọi là trực trúng Thiếu dương. Kế phát thường là bệnh ở Thái dương không được giải, “thương hàn ngũ lục nhật trúng phong” (伤寒五六日中风), bệnh tà truyền vào kinh Thiếu dương, từ kinh khác truyền đến, gọi là kế phát.
Hội chứng của kinh Thiếu dương chia thành hai loại, một gọi là kinh chứng, một gọi là phủ chứng.
Kinh chứng thường là tai điếc, mắt đỏ, đau đầu, đau ở đầu giác (góc của đầu). Phủ chứng là đắng miệng, tâm phiền, hỉ ẩu (muốn nôn). Kinh chứng và phủ chứng của Thiếu dương, tại trị liệu khác với Thái dương và Dương minh. Kinh chứng và phủ chứng của Thái dương một là phát hãn, một là phát hãn lợi tiểu tiện. Kinh chứng và phủ chứng của Dương minh cũng có phát hãn, tả hạ, phân thành hai phương pháp trị liệu khác nhau. Thiếu dương kinh chứng, phủ chứng đều dùng thang Tiểu sài hồ, chứng phân thành kinh chứng và phủ chứng, trong trị liệu không như Thái dương bệnh, Dương minh bệnh có chia thành kinh chứng và phủ chứng, trị liệu Thiếu dương bệnh không chia ra kinh chứng và phủ chứng, chỉ dùng thang Tiểu sài hồ là có thể được.
Trị liệu Thiếu dương bệnh phải dùng phép hoà giải, đây là do vị trí bệnh bán biểu bán lý quyết định. Phát hãn, tả hạ, thổ pháp đều không thể giải quyết vấn đề của Thiếu dương, không những không giải quyết được vấn đề của Thiếu dương mà còn làm tổn thương chính khí, dẫn đến hậu quả không tốt. Vì thế Thiếu dương bệnh chính là cấm hãn, cấm thổ và cấm hạ.
Thiếu dương chủ xu (trụ xoay), nên “Tam dương hợp bệnh, trị tại Thiếu dương” (三阳合病,治在少阳) Ba kinh dương hợp bệnh, điều trị tại kinh Thiếu dương. Vì Thiếu dương chủ xu (trụ quay), vì thế nó có tác dụng như vậy, đã dùng thang Tiểu sài hồ để hoà giải Thiếu dương rồi thì Thái dương tốt và Dương minh cũng tốt. Đạo lý ở đâu? Vì Thiếu dương chủ xu, nó có thuận lợi là giống như cái cửa, có thể đóng mở, thì khí biểu lý sẽ hoà. Vì là bán biểu bán lý, vì thế khi trị liệu không thể dùng phép phát hãn, không thể tả hạ, chỉ dùng phép hoà giải Thiếu dương. Thiếu dương đảm với can là quan hệ biểu lý, khi bị bệnh là có chứng trạng của đảm mà cũng có chứng trạng của can. Thiếu dương bị bệnh tuy có chia thành kinh chứng và phủ chứng, nhưng trong trị liệu bệnh thì không chia, chỉ dùng thang Tiểu sài hồ. Dương minh, Thái dương ở kinh biểu còn có thể phát hãn, Thiếu dương không thể phát hãn, Thiếu dương cấm hãn. Vì thế chỉ dùng một thang phương là Tiểu sài hồ thì đã có thể trị kinh chứng, cũng có thể trị phủ chứng, không phân chia như hai kinh Thái dương và Dương minh.
Thiên Thiếu dương bệnh chỉ có 10 văn bản gốc, cần kết hợp nội dung của Thiếu dương với thiên Thái dương để học tập. Thiên Thái dương bệnh, Thái dương bệnh truyền kinh, khi biểu chứng của Thái dương bệnh hết, sẽ nói đến Thiếu dương bệnh, “Thương hàn ngũ lục nhật trúng phong, vãng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ muộn, tâm phiền hỉ ẩu”( 伤寒五六日中风,往来寒热,胸胁苦闷,心烦喜呕)Thương hàn 5,6 ngày trúng phong, hàn nhiệt qua lại, ngực sườn đau khổ phiền muộn, tâm phiền hay ẩu thổ, là bắt đầu nói về sài hồ thang chứng. Vì sao ở thiên Thái dương lại phải nói về Thiếu dương chứng? Không thể không nói, nếu như không nói, lục kinh sẽ như đã chết. Lục kinh có truyền biến, có quan hệ hỗ tương với nhau, có liên hệ nội tại, lục kinh là một chỉnh thể hữu cơ, các kinh không cô lập, tách rời, trong bạn có tôi, trong tôi có bạn, trong âm có dương, trong dương có âm, có kinh kia trong kinh này và có kinh này trong kinh kia.
263少阳之为病,口苦、咽干、目眩也。 C276
263 Thiếu dương chi vi bệnh, khẩu khổ, yết can, mục huyễn dã. C276
Điều văn này thảo luận về cương lĩnh của Thiếu dương bệnh. Các nhà chú thích qua các thời kỳ cũng có những ý kiến bất đồng, cho rằng không nên coi các chứng trạng miệng đắng, khô họng, hoa mắt là cương lĩnh của bệnh ở kinh Thiếu dương, vì các chứng trạng vừa nêu quá đơn điệu, không thể phản ảnh những phương diện chủ yếu của Thiếu dương bệnh, vì thế có những nhà chú giải như Vương Thúc Hoà có ý kiến như vậy. Người viết cho rằng, “Thiếu dương chi vi bệnh, khẩu khổ, yết can, mục huyễn” (少阳之为病,口苦,咽干,目眩) được đề xuất ở đây là rất quan trọng. Kết hợp các điều được đề cập ở trên với điều này, và hãy xem xét lại điều này trên cơ sở Thiếu dương chứng của thiên Thái dương. Tinh thần chủ yếu của điều này nói về bệnh gì? Chính là Thiếu dương bệnh, Thiếu dương bệnh là nhiệt chứng, vì ở biểu còn có sự phân biệt phong, hàn và ôn, hiện tại đã đến Thiếu dương, đã không còn ở biểu rồi, vì thế đã thành nhiệt chứng. Nếu như phân chia, cũng phân chia như: Thiếu dương bán biểu bán lý, bán biểu còn có một chút hàn, bán lý chứng là nói đảm—- túc thiếu dương nên coi là nhiệt chứng.
Đề cương của Thiếu dương bệnh chính là nói về nhiệt chứng của đảm phủ Thiếu dương, chứng trạng phản ảnh chính là ba chứng sau: “Khẩu khổ, yết can, mục huyễn dã” (miệng đắng, họng khô, hoa mắt). Nhiệt của Thiếu dương khác với nhiệt của Dương minh, như “Thiếu dương chi vi bệnh, khẩu khổ, yết can, mục huyễn”, dùng vị Thạch cao để thanh nhiệt của Thiếu dương có được không?, không được dùng Thạch cao, đừng cho rằng Thạch cao rất lạnh là có thể thanh nhiệt của Thiếu dương, vì nhiệt của mỗi kinh có nội dung cụ thể của nó, ở đây không thể lẫn lộn, nhiệt của mỗi kinh đều có đặc điểm sinh bệnh lý tạng phủ của chúng, vì thế không thể thay thế nhau. Nhiệt của Thiếu dương đều kèm theo uất (ưu uất), nhiệt của Dương minh thường kèm theo táo (khô). Nhiệt của Thiếu dương bệnh vì sao lại kèm theo uất? Vì Thiếu dương ở mùa xuân, chính là cơ chế sinh phát (sinh sôi phát triển), Thiếu dương chủ sinh hoá, lại là can đảm biểu lý, vì thế cổ nhân hình dung giống như cây cối mùa xuân, chúng có khí sinh phát, vui sướng tốt tươi, điều đạt phát triển, điều tiết, vươn lên, là những đặc điểm của Thiếu dương. Hiện tại Thiếu dương bị bệnh, sau khi bị bệnh thì phát nhiệt, là tà nhiệt. Sau khi thụ nhiệt, trước tiên tà khí khiến cho các cơ năng như sinh phát, bồng bột, khai phát, thăng lên, sơ tiết, điều đạt đều bị ngăn trở, vì thế khí sẽ bị uất lại. Tại sao Thiếu dương chi vi bệnh lại “mạc mạc bất dục ẩm thực” (默默不欲饮食) lặng lẽ không thiết ăn uống ? mạc mạc (默默)im lặng) chính là thần thái của ức uất, vì thế bệnh này có vấn đề về khí uất, đã có khí uất, mà Thiếu dương thuộc tướng hoả, vì nó có đặc điểm là hoả uất, như thế hoả uất thì phát chi (cho phát ra).
Đã có khí uất, vì Thiếu dương thuộc tướng hoả, có đặc điểm hoả uất, hoả uất thì nên phát ra, vì thế trị Thiếu dương bệnh phải dùng vị Sài hồ. Sài hồ có tác dụng sơ tiết can, có tác dụng phát đạt, vì thế chỉ dùng vị thuốc Thạch cao mát lạnh là không được, hoả của Thiếu dương có kèm theo uất, gọi là hoả uất, uất có nghĩa là uất kết lại, là hoả mạnh mẽ. Hoả của Thiếu dương là loại hoả không thể xem thường. Lục khí bên ngoài phong hàn thử thấp táo hoả, Thiếu dương là chủ hoả khí, cho nên nhiệt khí luôn bốc lên trên. Nhiệt của đảm phủ bốc lên, chứng trạng thứ nhất là miệng đắng, trong ba chứng trạng thì chứng trạng miệng đắng ở vị trí thứ nhất, và “Thái dương chi vi bệnh, mạch phù” có địa vị tương đồng. Tại sao miệng đắng?, đảm phủ có nhiệt, cổ nhân nói rất đơn giản, “đảm hữu tinh trấp tam hợp” (胆有精汁三合)nước tinh vi, gọi là tinh trấp, có tam hợp, vị rất đắng, vì thế đảm có nhiệt, nhiệt khí bốc lên, cũng có người cho rằng nước mật cũng lên. Ở đây có hai quan điểm, có người nói là đảm khí, có người nói là đảm dịch, vì thế nên miệng đắng, là nước mật lên hay nhiệt khí của đảm bốc lên, chúng ta không có bất cứ khảo cứu nào.
Người viết có kinh nghiệm lâm sàng, chứng trạng miệng đắng của Thiếu dương chứng và của bệnh gan là một chứng trạng rất có ý nghĩa. Thí dụ như hiện tại chúng ta khám bệnh viêm gan, viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, viêm gan dai dẳng. như chuyển an môi cao (transaminase) men chuyển hoá cao, chính khi bệnh phát tác, hỏi các bệnh nhân, trong 10 người thì có đến 7 hoặc 8 người có chứng trạng đắng miệng. Chứng trạng đắng miệng không bình thường, thực sự là trong miệng có vị đắng, vì thế danh y Kha Vận Bá cho rằng miệng đắng, họng khô hoa mắt là chứng trạng bệnh nhân tự cảm thấy, không hỏi (vấn chẩn) thì không thể thấy. Vị của hoả là đắng, năm vị chua ngọt đắng cay mặn, vị đắng không thuộc vị của hoả sao? Tâm hoả, vị hoả, phế hoả, thận hoả đều không có vị đắng điển hình, chỉ có hoả của can đảm mới gây vị đắng trong miệng và có ý nghĩa đại biểu. Vì thế hội chứng miệng đắng này nên được coi là triệu chứng chính trên lâm sàng. Vì sao gọi là hội chứng chủ yếu? Là nó phản ảnh đảm phủ của Thiếu dương có nhiệt, chỉ cần có chứng trạng miệng đắng là biết Thiếu dương Đảm có nhiệt, không nhiệt thì miệng có thể đắng không? Bên dưới có chứng trạng cổ họng bị khô, hoa mắt, đây là miệng đắng vì có nhiệt, có nhiệt thì họng khô, cuống họng cũng khô, có nhiệt có gây tổn thương thể dịch không? Hoa mắt (mục huyễn) vì hoả của can đảm chính là tướng hoả, lại chính là phong mộc, vì thế trước mắt tối đen, hoa mắt, mục huyễn có ý nghĩa như huyễn vựng (hoa mắt vựng đầu). Ba chứng trạng này, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, với chứng trạng miệng đắng là đại biểu của đảm phủ có nhiệt, phản ảnh phủ nhiệt chứng của Thiếu dương.
Đây chính là phủ chứng, không phải là kinh chứng, nó có ý nghĩa trên lâm sàng, có thể phản ảnh vấn đề Thiếu dương có nhiệt, vì thế, dựa trên bằng chứng này, chúng ta có thể quyết định dứt khoát, đây là bệnh của kinh Thiếu dương không? Đương nhiên là có thể, nhưng trên phản ảnh khách quan thì không thể chỉ với một vấn đề miệng đắng, có không ngực sườn trướng đầy? Có khó chịu và buồn nôn? Mạch có còn huyền? Những hội chứng này cần bổ sung với nhau, quá lắm chỉ là thấy một dạng, hai dạng, tất cả đều có thể xuất hiện. Vì thế, trong thiên Thái dương không nổi lên vấn đề miệng đắng, vấn đề họng khô, mục huyễn, hiện tại đã bổ sung ở điều này, chủ chứng của Thiếu dương bệnh gọi là đề cương, có vấn đề miệng đắng, vấn đề họng khô, vấn đề hoa mắt, ba vấn đề này phản ảnh kinh Thiếu dương có nhiệt, nhiệt này là nhiệt gì? Chính là uất nhiệt, Thiếu dương khí uất mà có nhiệt, tướng hoả bị uất kết. Căn cứ theo quan điểm của Kha Vận Bá, ông ta có khả năng quan sát rất tốt, ông ta thắc mắc miệng , mắt và họng đều là không khiếu (khiếu rỗng), miệng là bán biểu bán lý, mắt cũng là bán biểu bán lý, họng cũng là bán biểu bán lý, tại sao bệnh ở Thiếu dương lại đắng miệng, họng khô và hoa mắt, đây chính là phản thực tế của nhiệt bán biểu bán lý của kinh Thiếu dương. Lý thuyết của ông ta rất có ý nghĩa. Điều thứ nhất trong thiên Thiếu dương là cương lĩnh của Thiếu dương bệnh, nhưng không toàn bị (đầy đủ), nên kết hợp với Thiếu dương bệnh của thiên Thái dương bệnh. Nó phản ảnh hội chứng chủ yếu của đảm có nhiệt.
264 少阳中风,两耳无所闻,目赤,胸中满而烦者,不可吐下,吐下则悸而惊。 C277
264 Thiếu dương trúng phong, lưỡng nhĩ vô sở văn, mục xích, hung trung mãn nhi phiền giả, bất khả thổ hạ, thổ hạ tắc quý nhi kinh. C277
Điều văn này thảo luận về những biến chứng khi điều trị sai lầm và những cấm kỵ trong trị liệu kinh chứng của Thiếu dương bệnh.
Thiếu dương có kinh chứng, có phủ chứng. Đường đi của kinh Thiếu dương từ khoé mắt ngoài đến phía sau tai, khi vào tai lại phân thành các nhánh, có nhánh xuống ngực rồi sang bên cạnh sườn, nên có một số biểu hiện kinh chứng bất hoà như tai điếc, mắt đỏ, tức ngực.
“Kinh mạch giả, hành khí huyết nhi doanh âm dương giả dã” (经脉者,行血气而营阴阳者也)kinh mạch lưu hành khí huyết nuôi dưỡng âm dương, kinh mạch có tác dụng như vậy.
Kinh mạch thụ bệnh, khí huyết bất lợi, kinh khí của Thiếu dương bất lợi, sẽ xuất hiện một số chứng trạng. Điếc tai, mắt đỏ, tức ngực đều có liên quan đến bộ vị tuần hành của kinh Thiếu dương và chúng ta gọi đó là kinh chứng. “lưỡng nhĩ vô sở văn”( 两耳无所闻) hai tai không nghe thấy gì, có ý nói về chứng điếc, chứng điếc này là điếc nặng. Vì Thiếu dương bệnh là bệnh mới mắc, là một loại bệnh thương hàn, truyền kinh cũng được, không truyền kinh cũng được, đây là bệnh do nhiệt nên tai bị điếc đột ngột, là chứng điếc phát sinh do Thiếu dương kinh khí bất lợi gây ra. Không phải chứng điếc do tuổi cao suy yếu, cũng không phải người này bị bệnh điếc, bị điếc qua nhiều năm tháng, nên loại trừ tất cả điều này, người này bị điếc đột ngột, điếc từ khi bị bệnh, điều này có quan hệ với Thiếu dương kinh khí bất lợi. “Mục xích” là mắt đỏ, vì can khai khiếu ra mắt, túc thiếu dương đảm cũng đi qua khoé mắt, vì thế khi trong kinh mạch có nhiệt thì mắt sẽ bị đỏ. Lồng ngực đầy cũng là kết quả của kinh khí bất lợi, vì kinh mạch Thiếu dương xuống ngực đi đến cạnh sườn, đi vào phần bên cạnh của cơ thể, nếu như kinh khí bị uất trệ, khí mộc hoả bị uất, trong tâm sẽ phát phiền, các y gia hậu thế nói rằng người này còn bị chứng đau đầu.
Không phải hiện nay Tây y đã chẩn đoán là chứng đau thần kinh tam thoa hay sao? Có lúc đau đến răng, đau đến mắt, đau rất tệ hại, có lúc đau không chịu nổi. Đối với bệnh này, chúng ta thường dùng thang Sài hồ gia giảm. Có một lần, người viết dùng thang Tiểu sài hồ gia Thạch cao, vì bệnh nhân kèm theo Dương minh, gia một con Ngô công để hoạt huyết, bỏ vị Đại táo và Đảng sâm, uống thuốc vào bệnh liền hoãn giải, cơn đau giảm nhẹ. Vì sao phải điều trị Thiếu dương? Tại sao phải dùng thang Sài hồ? Vì các điểm đau thuộc về kinh Thiếu dương.
Kinh mạch phụ thuộc vào một cái gì đó (ở đây là địa điểm) chính là đặc điểm của Trung y. Thoa bóp, châm cứu, ngoại khoa được thực hành ở những vị trí thuộc kinh mạch nào chủ quản? Cũng phải được trình bày về kinh mạch đó, nếu không sẽ là thiếu sót. Cho nên chứng mắt đỏ, hai tai không thể nghe, đều là do kinh Thiếu dương bất lợi, kinh Thiếu dương có tà nhiệt. Điều trị bệnh này được dùng phép thanh giải Thiếu dương, hoà giải Thiếu dương, “bất khả thổ hạ”(不可吐下). (Không được dùng phép thổ phép hạ). Vì Thiếu dương là bán biểu bán lý, kinh mạch ở phần bên cạnh của cơ thể, nên các y sinh được cảnh báo là không được dùng phép thổ, cũng không được dùng phép hạ, không nên vì chứng tức ngực mà dùng phép thổ, vì chứng phiền muộn, mắt đỏ có nhiệt mà dùng phép tả hạ. Nếu như dùng nhầm phép thổ, phép hạ, không những không giải quyết được bệnh, mà các chứng trạng như hai tai không nghe được, mắt đỏ, hung trung mãn mà phiền (đầy tức ngực) cũng không giải quyết được, mà còn làm cho bệnh nhân hồi hộp, kinh sợ. Hồi hộp là tim đập nhanh sợ hãi bất an. Tại sao? Vì thổ và hạ đều tổn thương chính khí, cũng tổn thương khí của Thiếu dương đảm kinh.
Thiếu dương bệnh khi thổ và hạ, kinh Thiếu dương trước đó đã cảm thụ bệnh tà, phải tích cực đấu tranh với tà khí, kinh Thiếu dương còn gọi là Tiểu dương, lực đề kháng của Thiếu dương không mạnh mẽ như kinh Thái dương và Dương minh, lực kháng bệnh tà chỉ là miễn cưỡng, sau khi thổ và hạ, Thiếu dương đã bị tổn thương, vì thế xuất hiện hồi hộp kinh sợ là biểu hiện của chính khí không đầy đủ, đảm khí hư yếu. Kinh chứng không được dùng phép thổ phép hạ, thổ hạ sẽ tổn thương chính khí, sẽ phát sinh sợ hãi bất an, chính khí không đầy đủ. Kinh chứng ngoại trừ hai tai không nghe, mắt đỏ, ngực đầy tức và phiền, nên kết hợp với thiên Thái dương, kinh chứng còn phải liên hệ với chứng hàn nhiệt vãng lai, kết hợp với kinh chứng để toàn diện hơn.
Trường Xuân